Tùy vào mức độ tự động hóa và phức tạp của thị trường mà các giao dịch có thể được thực hiện qua sàn hoặc qua hệ thống giao dịch điện tử. Nhìn chung hiện nay đa phần sử dụng hệ thống giao dịch điện tử.
Hệ thống bù trừ (Central counterparty –CCP ) đóng vai trò là người mua đối với mọi người bán và người bán đối với mọi người mua. Do CCP phải gánh chịu rủi ro đối tác từ tất cả các phía tham gia giao dịch nên CCP cần có cơ chế tự bảo vệ để bảo đảm thực hiện được các nghĩa vụ thanh toán. Nhờ có CCP trên sở giao dịch rủi ro các đối tác trong hợp đồng không thể thực hiện được cam kết như việc chuyển giao tiền hoặc hàng hóa cơ sở do họ bị phá sản giảm xuống rất thấp. Ngược lại trên thị trường OTC thì rủi ro đối tác là yếu tố rất quan trọng nếu không được bù trừ qua CCP.
Do vậy, CCP là một cơ chế hiệu quả trong việc kiểm soát, quản lý rủi ro thanh toán các CKPS giao dịch trên SGD cũng như trên OTC. Các thủ tục giao dịch qua CCP được thực hiện nhanh và cũng hạn chế rủi ro chuyển giao tiền hoặc hàng hóa cơ sở bằng cách yêu cầu mở tài khoản xác định trạng thái theo thị trường (market to market) và yêu cầu thực hiện ký quỹ.
Để thị trường chứng khoán phái sinh đi vào hoạt động một cách an toàn, ổn định, cần phải có hệ thống phòng vệ và xử lý rủi ro hữu hiệu cho toàn thị trường. Với các lợi thế về cơ chế bù trừ ròng đa phương, bảo lãnh thanh toán và quản lý rủi ro, mô hình Đối tác thanh toán trung tâm (CCP) được xem là một mô hình ưu việt gắn với hoạt động bù
64
trừ, quản lý rủi ro cho nhiều thị trường tài chính phát triển và đặc biệt phù hợp với thị trường chứng khoán phái sinh.
Hình 3.3. Cơ chế thanh toán bù trừ HĐTL/HĐQC trên chỉ số chứng khoán
(“Nguồn:www.ssc.gov.vn”)