Thị trường chứng khoán phái sinh Nhật Bản

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT NAM GIAI đoạn 2015 2020 (Trang 40)

Sau nhiều năm phát triển nhanh, quy mô của thị trường vốn Nhật Bản được xếp vị trí ngang hàng với thị trường vốn Mỹ - một trong những thị trường vốn lớn nhất thế giới. Trong những năm gần đây, cùng với việc tăng về quy mô, thị trường vốn Nhật Bản cũng đã có những thay đổi lớn như việc hình thành thị trường quyền chọn và hợp đồng tương lai.

Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán bắt đầu được giao dịch trên SGD chứng khoán Tokyo (TSE) và SGD chứng khoán Osaka (OSE) vào tháng 9/1988. Quyền chọn chỉ

30

số chứng khoán được giao dịch trên OSE vào tháng 6/1989 và TSE và SGD chứng khoán Nagoya (NSE) tháng 10/1989.

Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ cũng được giao dịch trên TSE từ tháng 10/1985 và quyền chọn trái phiếu được giao dịch trên thị trường OTC Nhật Bản từ tháng 4/1989. Quyền chọn vốn được giao dịch trên TSE từ năm 1997. Chỉ sau một thời gian ngắn kể từ khi đi vào hoạt động khối lượng giao dịch của thị trường quyền chọn và hợp đồng tương lai tăng mạnh sánh ngang với khối lượng giao dịch của các thị trường này của Mỹ.

Thị trường chứng khoán phái sinh Nhật Bản gồm 3 SGD chính là SGD chứng khoán Tokyo (Tokyo Stock Exchange-TSE), SGD chứng khoán Osaka (Osaka Stock Exchange – OSE) và SGD hợp đồng tương lai tài chính quốc tế Tokyo (Tokyo International Financial Futures Exchange-TIFFE). Mỗi SGD đều có hàng hóa riêng của mình. Theo đó, hàng hóa trên TSE chủ yếu là hợp đồng tương lai Topix, quyền chọn Topix, quyền chọn vốn, hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ Nhật bản (JBG), quyền chọn JBG; hàng hóa trên OSE chủ yếu là hợp đồng tương lai NIKKEI 225; hàng hóa trên TIFFE là hợp đồng tương lai Euro yên 3 tháng và quyền chọn hợp đồng tương lai Euro yên 3 tháng.

Kể từ khi giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán, khối lượng giao dịch trên TSE và OSE tăng mạnh theo từng năm. Hiện nay, giá trị giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán qui đổi ra đô la trên OSE cao hơn so với hợp đồng tương lai 500 S&P trên SGD chứng khoán Chicago, vì vậy OSE được xem là thị trường hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán lớn nhất thế giới.

1.3.4 Kinh nghiệm sử dụng CKPS tại các ngân hàng thương mại Australia

Việc nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng các sản phẩm chứng khoán phái sinh ở các ngân hàng hay các tổ chức tài chính tại Australia là rất cần thiết đối với quá trình nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam hiện nay

31

nói riêng và là bài học kinh nghiệm quan trọng trong việc xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam trong thời gian tới.

Từ lâu, các NHTM trên thế giới đã sử dụng các sản phẩm chứng khoán phái sinh nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tại Australia, bốn NHTM lớn nhất nước này là Australia and New Zealand Bank Group (ANZ), Commonwealth Bank of Australia (CBA), National Austrlia Bank (NAB) và Westpac Banking Corporation (WBK) đã sử dụng ngày càng nhiều các sản phẩm chứng khoán phái sinh. Việc làm này đã mang lại không chỉ hiệu quả giảm thiểu rủi ro mà còn tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng.

Sử dụng chứng khoán phái sinh tại các ngân hàng của Australia

Thị trường tương lai Sydney (Sydney Futures Exchange – SFE) là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Trên thị trường SFE, các ngân hàng vừa sử dụng các công cụ tài chính phái sinh để phòng tránh rủi ro (hedging) vừa sử dụng các công cụ này nhằm mục đích kiếm lời. Hợp đồng hoán đổi lãi suất (IRS) được sử dụng nhiều nhất trong cả 4 ngân hàng ANZ, NAB, CBA, WBK nhằm giảm thiểu rủi ro hoặc đầu cơ biến động lãi suất. Đây là hợp đồng mà các ngân hàng thực hiện nhằm trao đổi dòng lãi suất trên cơ sở một số tiền gốc danh nghĩa nhất định và theo một lịch thanh toán cố định. Quy ước tính lãi suất trên SFE là 360 ngày. Các ngân hàng thường sử dụng hợp đồng này để tạo sự phù hợp giữa cơ cấu lãi suất của tài sản và các nghĩa vụ nợ.

Hợp đồng hoán đổi hối đoái (foreign exchange swap) là công cụ cơ bản thứ hai sau hợp đồng hoán đổi lãi suất được cả 4 ngân hàng áp dụng nhằm giảm thiểu rủi ro tỷ giá. Đây là hợp đồng mà các ngân hàng thực hiện nhằm hoán đổi đồng tiền thông qua một hợp đồng giao ngay (spot) và cam kết mua lại bằng một hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ (forward foreign exchange). Tỷ giá giao dịch đối với hợp đồng giao ngay và hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ đều được xác định ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng. Hợp đồng hoán đổi hối đoái không được gia hạn và cũng không được phép hủy bỏ giữa chừng.

32

1.3.5 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Việt Nam cần tìm hiểu và áp dụng chọn lọc như sau từ kinh nghiệm Sàn giao dịch quyền chọn Chicago (CBOE), Sàn giao dịch giao sau One Chicago, Sàn giao dịch Singapore như sau:

- Sàn giao dịch quyền chọn Chicago (CBOE) và Sàn giao dịch giao sau OneChicago, việc thanh toán qua công ty thanh toán bù trừ giúp cho việc kiểm soát dễ dàng và thuận lợi hơn. Mô hình quản lí và cơ chế giám sát chặt chẽ, qui trình giao dịch linh hoạt và hình thức đăng kí giao dịch dân chủ. Tuy nhiên, để có một qui mô giao dịch, quản lí và giám sát như vậy, sàn giao dịch cần phải có một cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, một hệ thống cơ chế pháp lí hoàn chỉnh.

- Bên cạnh đó, vai trò của nhà tạo lập thị trường được xem là thành viên chính thức và hợp pháp tại CBOE. Nhà tạo lập thị trường thường là các tổ chức tài chính lớn, có thể là các tổ chức môi giới để giúp cho thị trường luôn ở trạng thái cân bằng và ổn định; đồng thời chịu sự giám sát theo các qui định của Ủy ban chứng khoán và Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ. Trong khi đó, nhà tạo lập thị trường tại Việt Nam thường là các cá nhân, tổ chức hoạt động tự phát, rất dễ gây ra tình trạng tiêu cực và lũng đoạn thị trường. Ngoài ra, sàn giao dịch quyền chọn Chicago và sàn giao dịch giao sau One Chicago có một hệ thống lệnh vô cùng đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư.

- Tại sàn giao dịch CME số hợp đồng đang lưu hành vào lúc đóng cửa của ngày giao dịch là chỉ dẫn hàng đầu về tính thanh khoản của thị trường. Tính thanh khoản của thị trường là khả năng thực hiện các lệnh mua và bán lớn nhanh và hiệu quả. Nó chính là thành phần để thu hút khách hàng và đảm bảo sự thành công của thị trường.

- Sàn giao dịch chứng khoán Singapore nổi bật về giao dịch các chỉ số chứng khoán Châu Á. Việt Nam cũng có thể thực hiện giao dịch hợp đồng quyền chọn dựa trên tài sản cơ sở là chỉ số VNIndex, VNX30,… đưa ra những tiêu chuẩn cho một hợp đồng

33

quyền chọn chỉ số chứng khoán sao cho thích hợp với tình hình kinh tế thị trường ở Việt Nam.

- Thị trường Singapore chỉ biết đến sự thành công sau 20 năm, khi đã đưa hệ thống giao dịch trực tuyến vào hoạt động và có sự tham gia của các nhà tạo lập thị trường. - Thị trường Đài Loan, Hong Kong, Hàn Quốc đều chú trọng và dành một số ưu đãi về thuế và điều kiện giao dịch cho những định chế đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường để đảm bảo thị trường vận hành liên tục với tính thanh khoản cao.

- Ngoài ra, cơ sở hạ tầng thị trường, đặc biệt là công nghệ thông tin hiện đại trong giao dịch và thanh toán bù trừ các giao dịch phái sinh là một nhân tố quan trọng góp phần vào sự thành công của thị trường vì giao dịch công cụ phái sinh đòi hỏi các giao dịch phải được khớp liên tục, với tốc độ cao.

- Thị trường chứng khóan phái sinh Nhật Bản với một số đặc điểm như sản phẩm mang tính phức tạp, đối tượng tham gia chuyên nghiệp, giao dịch mang tính chất đầu cơ cao và hàm chứa nhiều rủi ro. Do vậy, TTCKPS phải được theo dõi, điều chỉnh kịp thời và phù hợp với mục tiêu ổn định thị trường và bảo vệ nhà đầu tư. Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc phát triển hệ thống đối tác trung tâm (CCP).

Kết luận chương 1:

Chương 1 đã nêu những vấn đề lý thị trường chứng khoán, phân loại, chức năng vai trò của thị trường chứng khoán. Trong phần thị trường chứng khoán phái sinh đã nêu khái quát cơ bản về khái niệm, phân loại cơ bản về chứng khoán phái sinh. Chương này còn nêu lên kinh nghiệm về quá trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh của một số nước trên thế giới như Singapore, Mỹ, Nhật Bản, những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học hỏi trong quá trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh. Chương 1 là nền tảng cơ bản cho việc nghiên cứu thực trạng thị trường chứng khoán, mô hình xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam ở các chương tiếp theo.

34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN , ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG

SẢN PHẨM PHÁI SINH Ở VIỆT NAM

2.1 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1.1 Thực trạng TTCK VN từ 2000 đến 2009:

Thị trường chứng khoán (TTCK) chỉ mới hình thành và phát triển trong hơn một thập kỷ nhưng đã xây dựng được khuôn khổ pháp lý, cơ cấu và quy mô thị trường khá đầy đủ, phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Về khung pháp lý, thể chế chính sách

Kể từ khi Luật Chứng khoán được Quốc hội ban hành ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007, đã tạo lập được khuôn khổ pháp lý cao, đồng bộ và thống nhất cho hoạt động của TTCK, từng bước loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột với các văn bản pháp luật khác có liên quan (về cơ bản thống nhất với Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư); phù hợp hơn với luật pháp, thông lệ quốc tế, tạo nền tảng cho TTCKVN khả năng hội nhập với các thị trường vốn quốc tế và khu vực; tăng cường tính công khai minh bạch cho thị trường và nâng cao khả năng quản lý giám sát thị trường của cơ quan quản lý nhà nước.

Luật Chứng khoán vẫn còn hẹp về phạm vi điều chỉnh, mới chỉ bao hàm những nội dung cơ bản và chưa bao quát mọi hoạt động trên TTCK theo thông lệ quốc tế.

Về quy mô và cơ cấu thị trường:

Quy mô thị trường có bước tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc, từng bước đóng vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng, đóng góp tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong suốt thời kỳ từ 2000-2005, vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1% GDP. Quy mô thị trường đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ lên 22,7% GDP vào năm 2006 và tiếp tục tăng ở những năm sau đó.

35

Trước biến động của thị trường tài chính thế giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nước, chỉ số giá chứng khoán đã sụt giảm liên tục trong năm 2008 và làm mức vốn hóa thị trường giảm hơn 50%, xuống còn 18%. Khi nền kinh tế trong nước và thế giới bắt đầu hồi phục nhẹ từ quý II/2009, chỉ số giá chứng khoán đã bắt đầu tăng trở lại cùng với số lượng các công ty niêm yết trên thị trường cũng gia tăng nhanh chóng. Hoạt động phát hành huy động vốn trên TTCK thực tế chỉ mới phát sinh từ năm 2006 trở lại đây. Trong năm 2006, có 44 công ty cổ phần thực hiện việc chào bán hơn 203 triệu cổ phiếu và đến năm 2007, hoạt động phát hành mới thực sự bùng nổ, khi có gần 200 đợt phát hành của 192 công ty và 4 ngân hàng thương mại được đăng ký với UBCKNN với tổng lượng vốn huy động lên đến gần 40.000 tỷ VND. Trong năm 2008, do sự suy giảm của TTCK, tổng số vốn huy động chỉ đạt hơn 14.300 tỷ đồng thông qua hơn 100 đợt chào bán chứng khoán ra công chúng. Thị trường hồi phục vào năm 2009 đã tạo điều kiện cho hoạt động phát hành qua thị trường chứng khoán, đặc biệt là phát hành cổ phiếu. Tổng số vốn huy động qua phát hành cổ phiếu năm 2009 đã tăng hơn 50% so với 2008, đạt 21.724 tỷ đồng.

36

Việc gắn kết công tác cổ phần hóa DNNN với công tác tạo hàng cho TTCK là nhân tố chủ đạo quyết định thành công trong việc tạo ra một nguồn hàng phong phú, góp phần thúc đẩy tăng trưởng quy mô của thị trường.

Tuy nhiên, hoạt động phát hành của các công ty đại chúng vẫn còn mang tính tự phát, không hoàn toàn dựa trên nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Không ít tổ chức phát hành huy động vốn trên TTCK để đầu tư trở lại vào chứng khoán mà không phải để mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần tạo nên bong bóng thị trường và rủi ro mất vốn khi thị trường sụt giảm. Hoạt động chào bán riêng lẻ không có sự điều chỉnh đầy đủ của pháp luật và quản lý của các cơ quan có thẩm quyền dẫn đến các hành vi lạm dụng, ảnh hưởng đến sự lành mạnh của TTCK. Đồng thời, với sự mở rộng của các thị trường chính thức, có sự quản lý với số lượng ngày càng lớn các tổ chức đăng ký niêm yết, đăng ký giao dịch là sự thu hẹp của thị trường tự do (thị trường OTC)

Mặc dù đã có những bước phát triển nhảy vọt nhưng thị trường giao dịch cổ phiếu còn nhiều biến động và hạn chế về tính thanh khoản đặc biệt khi thị trường có dấu hiệu suy giảm. Bên cạnh đó, hàng hóa niêm yết trên TTCK chưa đa dạng, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư và phòng ngừa rủi ro của nhà đầu tư (chưa có các sản phẩm phái sinh, các sản phẩm đầu tư tập thể). Các dịch vụ tiện ích cho nhà đầu tư trên thị trường còn nghèo nàn (chưa có nghiệp vụ bán khống, vay ký quỹ, bán trước ngày hoàn thất giao dịch), tính minh bạch của thị trường chưa đáp ứng nhu cầu của công chúng đầu tư.

Về tổ chức thị trường

Mặc dù việc tái cấu trúc lại thị trường bước đầu được thực hiện để khắc phục sự thiếu đồng bộ và tạo sự phân định của thị trường, nhưng đây vẫn là hạn chế lớn nhất của TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Về cơ cấu tổ chức, việc tách các SGDCK và TTLKCK trở thành pháp nhân độc lập khỏi UBCKNN đã đạt được kết quả nhất

37

định trong việc tách bạch chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động chứng khoán và chức năng tổ chức vận hành TTCK.

Về hoạt động quản lý, giám sát thị trường

Công tác quản lý Nhà nước và điều hành thị trường chứng khoán được thực hiện tương đối linh hoạt, bảo đảm TTCK vận hành an toàn và phát triển ổn định, không để xảy ra đổ vỡ, xáo trộn lớn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, từng bước nâng cao năng lực giám sát và cưỡng chế thực thi quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Hoạt động quản lý và giám sát TTCK với trọng tâm lấy việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư là nòng cốt; các chính sách quản lý TTCK đã thể hiện mục tiêu tăng cường tính công khai, minh bạch, từng bước áp dụng các thông lệ về quản trị công ty tốt, các chuẩn mực về kế toán, kiểm toán quốc tế và khuyến cáo của Tổ chức quốc tế các UBCK (IOSCO).

Thiết lập cơ chế giám sát TTCK chuyên sâu, chuyên nghiệp theo thông lệ quốc tế. Công tác thanh tra, giám sát của UBCKNN tập trung vào: giám sát tuân thủ các tổ

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT NAM GIAI đoạn 2015 2020 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)