Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT NAM GIAI đoạn 2015 2020 (Trang 43)

Việt Nam cần tìm hiểu và áp dụng chọn lọc như sau từ kinh nghiệm Sàn giao dịch quyền chọn Chicago (CBOE), Sàn giao dịch giao sau One Chicago, Sàn giao dịch Singapore như sau:

- Sàn giao dịch quyền chọn Chicago (CBOE) và Sàn giao dịch giao sau OneChicago, việc thanh toán qua công ty thanh toán bù trừ giúp cho việc kiểm soát dễ dàng và thuận lợi hơn. Mô hình quản lí và cơ chế giám sát chặt chẽ, qui trình giao dịch linh hoạt và hình thức đăng kí giao dịch dân chủ. Tuy nhiên, để có một qui mô giao dịch, quản lí và giám sát như vậy, sàn giao dịch cần phải có một cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, một hệ thống cơ chế pháp lí hoàn chỉnh.

- Bên cạnh đó, vai trò của nhà tạo lập thị trường được xem là thành viên chính thức và hợp pháp tại CBOE. Nhà tạo lập thị trường thường là các tổ chức tài chính lớn, có thể là các tổ chức môi giới để giúp cho thị trường luôn ở trạng thái cân bằng và ổn định; đồng thời chịu sự giám sát theo các qui định của Ủy ban chứng khoán và Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ. Trong khi đó, nhà tạo lập thị trường tại Việt Nam thường là các cá nhân, tổ chức hoạt động tự phát, rất dễ gây ra tình trạng tiêu cực và lũng đoạn thị trường. Ngoài ra, sàn giao dịch quyền chọn Chicago và sàn giao dịch giao sau One Chicago có một hệ thống lệnh vô cùng đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư.

- Tại sàn giao dịch CME số hợp đồng đang lưu hành vào lúc đóng cửa của ngày giao dịch là chỉ dẫn hàng đầu về tính thanh khoản của thị trường. Tính thanh khoản của thị trường là khả năng thực hiện các lệnh mua và bán lớn nhanh và hiệu quả. Nó chính là thành phần để thu hút khách hàng và đảm bảo sự thành công của thị trường.

- Sàn giao dịch chứng khoán Singapore nổi bật về giao dịch các chỉ số chứng khoán Châu Á. Việt Nam cũng có thể thực hiện giao dịch hợp đồng quyền chọn dựa trên tài sản cơ sở là chỉ số VNIndex, VNX30,… đưa ra những tiêu chuẩn cho một hợp đồng

33

quyền chọn chỉ số chứng khoán sao cho thích hợp với tình hình kinh tế thị trường ở Việt Nam.

- Thị trường Singapore chỉ biết đến sự thành công sau 20 năm, khi đã đưa hệ thống giao dịch trực tuyến vào hoạt động và có sự tham gia của các nhà tạo lập thị trường. - Thị trường Đài Loan, Hong Kong, Hàn Quốc đều chú trọng và dành một số ưu đãi về thuế và điều kiện giao dịch cho những định chế đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường để đảm bảo thị trường vận hành liên tục với tính thanh khoản cao.

- Ngoài ra, cơ sở hạ tầng thị trường, đặc biệt là công nghệ thông tin hiện đại trong giao dịch và thanh toán bù trừ các giao dịch phái sinh là một nhân tố quan trọng góp phần vào sự thành công của thị trường vì giao dịch công cụ phái sinh đòi hỏi các giao dịch phải được khớp liên tục, với tốc độ cao.

- Thị trường chứng khóan phái sinh Nhật Bản với một số đặc điểm như sản phẩm mang tính phức tạp, đối tượng tham gia chuyên nghiệp, giao dịch mang tính chất đầu cơ cao và hàm chứa nhiều rủi ro. Do vậy, TTCKPS phải được theo dõi, điều chỉnh kịp thời và phù hợp với mục tiêu ổn định thị trường và bảo vệ nhà đầu tư. Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc phát triển hệ thống đối tác trung tâm (CCP).

Kết luận chương 1:

Chương 1 đã nêu những vấn đề lý thị trường chứng khoán, phân loại, chức năng vai trò của thị trường chứng khoán. Trong phần thị trường chứng khoán phái sinh đã nêu khái quát cơ bản về khái niệm, phân loại cơ bản về chứng khoán phái sinh. Chương này còn nêu lên kinh nghiệm về quá trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh của một số nước trên thế giới như Singapore, Mỹ, Nhật Bản, những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học hỏi trong quá trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh. Chương 1 là nền tảng cơ bản cho việc nghiên cứu thực trạng thị trường chứng khoán, mô hình xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam ở các chương tiếp theo.

34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN , ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG

SẢN PHẨM PHÁI SINH Ở VIỆT NAM

2.1 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1.1 Thực trạng TTCK VN từ 2000 đến 2009:

Thị trường chứng khoán (TTCK) chỉ mới hình thành và phát triển trong hơn một thập kỷ nhưng đã xây dựng được khuôn khổ pháp lý, cơ cấu và quy mô thị trường khá đầy đủ, phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Về khung pháp lý, thể chế chính sách

Kể từ khi Luật Chứng khoán được Quốc hội ban hành ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007, đã tạo lập được khuôn khổ pháp lý cao, đồng bộ và thống nhất cho hoạt động của TTCK, từng bước loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột với các văn bản pháp luật khác có liên quan (về cơ bản thống nhất với Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư); phù hợp hơn với luật pháp, thông lệ quốc tế, tạo nền tảng cho TTCKVN khả năng hội nhập với các thị trường vốn quốc tế và khu vực; tăng cường tính công khai minh bạch cho thị trường và nâng cao khả năng quản lý giám sát thị trường của cơ quan quản lý nhà nước.

Luật Chứng khoán vẫn còn hẹp về phạm vi điều chỉnh, mới chỉ bao hàm những nội dung cơ bản và chưa bao quát mọi hoạt động trên TTCK theo thông lệ quốc tế.

Về quy mô và cơ cấu thị trường:

Quy mô thị trường có bước tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc, từng bước đóng vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng, đóng góp tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong suốt thời kỳ từ 2000-2005, vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1% GDP. Quy mô thị trường đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ lên 22,7% GDP vào năm 2006 và tiếp tục tăng ở những năm sau đó.

35

Trước biến động của thị trường tài chính thế giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nước, chỉ số giá chứng khoán đã sụt giảm liên tục trong năm 2008 và làm mức vốn hóa thị trường giảm hơn 50%, xuống còn 18%. Khi nền kinh tế trong nước và thế giới bắt đầu hồi phục nhẹ từ quý II/2009, chỉ số giá chứng khoán đã bắt đầu tăng trở lại cùng với số lượng các công ty niêm yết trên thị trường cũng gia tăng nhanh chóng. Hoạt động phát hành huy động vốn trên TTCK thực tế chỉ mới phát sinh từ năm 2006 trở lại đây. Trong năm 2006, có 44 công ty cổ phần thực hiện việc chào bán hơn 203 triệu cổ phiếu và đến năm 2007, hoạt động phát hành mới thực sự bùng nổ, khi có gần 200 đợt phát hành của 192 công ty và 4 ngân hàng thương mại được đăng ký với UBCKNN với tổng lượng vốn huy động lên đến gần 40.000 tỷ VND. Trong năm 2008, do sự suy giảm của TTCK, tổng số vốn huy động chỉ đạt hơn 14.300 tỷ đồng thông qua hơn 100 đợt chào bán chứng khoán ra công chúng. Thị trường hồi phục vào năm 2009 đã tạo điều kiện cho hoạt động phát hành qua thị trường chứng khoán, đặc biệt là phát hành cổ phiếu. Tổng số vốn huy động qua phát hành cổ phiếu năm 2009 đã tăng hơn 50% so với 2008, đạt 21.724 tỷ đồng.

36

Việc gắn kết công tác cổ phần hóa DNNN với công tác tạo hàng cho TTCK là nhân tố chủ đạo quyết định thành công trong việc tạo ra một nguồn hàng phong phú, góp phần thúc đẩy tăng trưởng quy mô của thị trường.

Tuy nhiên, hoạt động phát hành của các công ty đại chúng vẫn còn mang tính tự phát, không hoàn toàn dựa trên nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Không ít tổ chức phát hành huy động vốn trên TTCK để đầu tư trở lại vào chứng khoán mà không phải để mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần tạo nên bong bóng thị trường và rủi ro mất vốn khi thị trường sụt giảm. Hoạt động chào bán riêng lẻ không có sự điều chỉnh đầy đủ của pháp luật và quản lý của các cơ quan có thẩm quyền dẫn đến các hành vi lạm dụng, ảnh hưởng đến sự lành mạnh của TTCK. Đồng thời, với sự mở rộng của các thị trường chính thức, có sự quản lý với số lượng ngày càng lớn các tổ chức đăng ký niêm yết, đăng ký giao dịch là sự thu hẹp của thị trường tự do (thị trường OTC)

Mặc dù đã có những bước phát triển nhảy vọt nhưng thị trường giao dịch cổ phiếu còn nhiều biến động và hạn chế về tính thanh khoản đặc biệt khi thị trường có dấu hiệu suy giảm. Bên cạnh đó, hàng hóa niêm yết trên TTCK chưa đa dạng, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư và phòng ngừa rủi ro của nhà đầu tư (chưa có các sản phẩm phái sinh, các sản phẩm đầu tư tập thể). Các dịch vụ tiện ích cho nhà đầu tư trên thị trường còn nghèo nàn (chưa có nghiệp vụ bán khống, vay ký quỹ, bán trước ngày hoàn thất giao dịch), tính minh bạch của thị trường chưa đáp ứng nhu cầu của công chúng đầu tư.

Về tổ chức thị trường

Mặc dù việc tái cấu trúc lại thị trường bước đầu được thực hiện để khắc phục sự thiếu đồng bộ và tạo sự phân định của thị trường, nhưng đây vẫn là hạn chế lớn nhất của TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Về cơ cấu tổ chức, việc tách các SGDCK và TTLKCK trở thành pháp nhân độc lập khỏi UBCKNN đã đạt được kết quả nhất

37

định trong việc tách bạch chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động chứng khoán và chức năng tổ chức vận hành TTCK.

Về hoạt động quản lý, giám sát thị trường

Công tác quản lý Nhà nước và điều hành thị trường chứng khoán được thực hiện tương đối linh hoạt, bảo đảm TTCK vận hành an toàn và phát triển ổn định, không để xảy ra đổ vỡ, xáo trộn lớn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, từng bước nâng cao năng lực giám sát và cưỡng chế thực thi quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Hoạt động quản lý và giám sát TTCK với trọng tâm lấy việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư là nòng cốt; các chính sách quản lý TTCK đã thể hiện mục tiêu tăng cường tính công khai, minh bạch, từng bước áp dụng các thông lệ về quản trị công ty tốt, các chuẩn mực về kế toán, kiểm toán quốc tế và khuyến cáo của Tổ chức quốc tế các UBCK (IOSCO).

Thiết lập cơ chế giám sát TTCK chuyên sâu, chuyên nghiệp theo thông lệ quốc tế. Công tác thanh tra, giám sát của UBCKNN tập trung vào: giám sát tuân thủ các tổ chức trung gian thị trường; giám sát tuân thủ các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết; giám sát tuân thủ của các SGDCK, TTLKCK; bên cạnh đó, giám sát giao dịch trên TTCK nhằm phát hiện các hành vi lạm dụng thị trường; thanh tra thực hiện chức năng cưỡng chế thực thi.

2.1.2 Thị trường chứng khoán Việt Nam 2010 đến nay:

2.1.2.1 Thị trường chứng khoán Việt nam năm 2010:

Nửa đầu năm 2010, thị trường chứng khoán thế giới lao đao khi chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, chính sách thắt chặt tiền tệ của Trung Quốc và tình trạng trì trệ của kinh tế Mỹ.

Chứng khoán thế giới đã có những bước phục hồi từ đầu tháng 2/2010 khi các vấn đề kinh tế vĩ mô dần được giải quyết. Trong đó, thị trường chứng khoán Châu Á phục hồi khá nhanh cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thậm chí, kinh tế Nhật Bản, Trung

38

Quốc… gặp phải một số khó khăn nhưng thị trường chứng khoán vẫn đang phục hồi về gần mức trước khủng hoảng.

Trong khi kinh tế Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định thì chứng khoán Việt Nam có phần “lạc nhịp” so với thế giới và các nước trong khu vực. Thị trường chứng khoán thời gian qua đã phản ánh các khó khăn mang tính cơ cấu như lạm phát cao, thâm hụt thương mại, áp lực tỷ giá…

Kết thúc năm 2010, chỉ số VN-Index và HNX-Index giảm lần lượt 2.0% và 32.1% so với cuối năm 2009. Tuy nhiên, mức sụt giảm của nhiều cổ phiếu ở mức cao gấp nhiều lần so với hai chỉ số, từ 50 – 60%.

Như vậy, trong năm 2010 biến động của thị trường bám khá sát động thái điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và triển vọng kinh tế vĩ mô. Trong khi đó, các yếu tố khác đặc biệt là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không có nhiều tác động lên diễn biến thị trường.

2.1.2.2 Thị trường chứng khoán Việt nam năm 2011

Mặc dù lượng cổ phiếu mới niêm yết không ngừng tăng lên, nhưng sự sụt giảm thê thảm về giá đã khiến vốn hóa toàn thị trường mất khoảng 220,000 tỷ đồng, tức đã giảm hơn 10 tỷ USD so với cuối năm 2010. Trong khi VN-Index giảm từ 486 điểm xuống mức 356,2 điểm (mức thấp nhất kể từ tháng 5/2010) thì HN-Index đạt mức thấp nhất từ khi chỉ số này ra đời, giảm 58 điểm xuống 54,5 điểm tính đến ngày 26/12/2011.

Nguyên nhân chính là do lạm phát tăng cao. Mức tăng chỉ số CPI mạnh nhất vào tháng 04/2011 với mức tăng 3,32% đẩy cả năm tăng 18,58%. Đồng thời do dòng tiền vào chứng khoán đã thắt chặt hơn khi lạm phát tăng cao khiến lãi suất vay vốn trong năm có lúc lên tới 22-25%. Cùng với việc Ngân hàng nhà nước có chỉ thị yêu cầu các tổ chức tín dụng phải cơ cấu lại tín dụng và đến 30/6 tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất (bao gồm cho vay lĩnh vực đầu tư chứng khoán) so với tổng dư nợ tối đa phải

39

là 22% và đến 31/12 tối đa là 16%. Đây là những nguyên nhân khiến dòng tiền chảy vào thị trường ngày càng eo hẹp, thanh khoản chứng khoán luôn ở mức thấp.

2.1.2.3 Diễn biến năm 2012-2014:

Quy mô giá trị danh mục đầu tư gián tiếp nước ngoài liên tục tăng cao. Cuối năm 2012, tổng giá trị danh mục của các tổ chức và cá nhân nước ngoài đã đạt 7,4 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ 2011, sau đó nhảy vọt lên 11,6 tỷ USD, tăng 57%. Về số lượng nhà đầu tư, đã có trên 17.000 tài khoản nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) giao dịch trên TTCK Việt Nam, tăng 16% so với năm 2010, trong đó số nhà đầu tư tổ chức tăng 66%. Nhiều tổ chức tài chính quốc tế lớn có uy tín đã tham gia sở hữu các công ty niêm yết, bao gồm cả các công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm…

Trong năm 2013, mặc dù yếu tố kinh tế vĩ mô đã có chuyển biến tích cực hơn song tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn có nhiều khó khăn, thị trường chứng khoán vẫn duy trì được tăng trưởng. Giá trị giao dịch tăng 31%, chỉ số chứng khoán VN index tăng 22% so với năm 2012. Mức vốn hóa khoảng 964 nghìn tỷ đồng tăng 199 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2012, tương đương 31% GDP. Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 2.578 tỷ đồng/phiên (tăng 90%) và bình quân giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt 1.322 tỷ đồng/phiên, tăng nhẹ 1,5% so với năm 2012. Năm 2013 dòng vốn nước ngoài luân chuyển tăng 54%, giá trị danh mục tăng khoảng 3,8 tỷ USD so với cuối năm 2012. Số lượng tài khoản nhà đầu tư đạt khoảng 1,27 triệu tài khoản, trong đó số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài tăng 55%. Mặc dù khối

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT NAM GIAI đoạn 2015 2020 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)