Mô hình giao dịch quyền chọn dự kiế nở Việt nam

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT NAM GIAI đoạn 2015 2020 (Trang 88)

Nhà đầu tư phải mở một tài khoản giao dịch quyền chọn tại một công ty chứng khoán và trước khi giao dịch nhà đầu tư phải ký quỹ tương ứng, sau đó ra chỉ thị cho công ty chứng khoán tiến hành thực hiện mua hoặc bán một quyền chọn cụ thể với một mức giá cụ thể hay yết giá trên sàn.

Công ty chứng khoán sau khi nhận được lệnh của nhà đầu tư tiến hành kiểm tra, đối chiếu với số dư tài khoản của nhà đầu tư và nếu phù hợp với các điều kiện theo qui định thì nhập lệnh vào Sở giao dịch chứng khoán.

Kết quả giao dịch sẽ được thông báo về trung tâm lưu ký – thanh toán bù trừ và công ty chứng khoán để các công ty này thông báo cho người mua hay bán quyền chọn chứng khoán tương ứng.

Các nhà đầu tư ký quỹ quyền chọn cho công ty chứng khoán (CTCK). Sau đó, công ty chứng khoán bên người mua và bán sẽ ký gửi phí quyền chọn và tiền ký

78

quỹ cho trung tâm lưu ký – thanh toán bù trừ để thực hiện các giao dịch thông qua tài khoản của công ty chứng khoán mở tại trung tâm lưu ký – thanh toán bù trừ.

Bảng 3.3 Mẫu hợp đồng quyền chọn chỉ số VNX30 (“Nguồn: www.ssc.gov.vn”) Điều khoản

HĐQC chỉ số VNX30

Chỉ số cơ sở VNX30

Ký hiệu hợp đồng O-VNX30- (Tháng/năm đáo hạn sản phẩm)

Lô giao dịch 1 hợp đồng

Kích cỡ hợp đồng 10,000 VNĐ x (giá HĐQC trên VNX-30)

Tháng đáo hạn Tháng Ba, Sáu, Chín, Mười Hai

Số hợp đồng lưu hành 4 hợp đồng tương ứng với 4 tháng đáo hạn thuộc

chu kỳ

(mỗi hợp đồng có thời gian giao dịch là 01 năm)

Kiểu quyền chọn Châu Âu

Bước giá 1 điểm chỉ số (tức 10.000 đồng)

Bước giá thực hiện quyền chọn 10 điểm

Số chuỗi quyền chọn Ít nhất 11 chuỗi quyền chọn (5 in-the-money, 5 out-of-the-money, 1 at-the-money)

Ngày giao dịch cuối cùng Ngày thứ năm của tuần thứ ba trong tháng đáo

hạn

Ngày hoàn tất thanh toán T+1 (T là ngày đáo hạn)

Phương thức thanh toán Tiền mặt

Giá thanh toán đáo hạn Giá đóng cửa chỉ số VNX 30 bình quân vào ngày

giao dịch cuối cùng.

Biên độ dao động giá 5% giá trị chỉ số VNX30 của ngày giao dịch

trước đó

Hạn mức vị thế

Nhà đầu tư có thể mua hay bán nhiều hợp đồng khác nhau nhưng không quá giới hạn do SGDCK đặt ra; Nhà đầu tư tổ chức có thể đăng ký vượt quá mức giới hạn cho phép nhằm phục vụ cho mục đích hạn chế rủi ro

Giờ giao dịch hàng ngày 8.30- 14.30 riêng ngày giao dịch cuối cùng thời gian giao dịch là: 8.30- 14.15

79

3.5 CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN TRIỂN KHAI:

TTCKPS là TTCK có hiệu ứng đòn bẩy cao, là thị trường rất cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và nhu cầu quản trị rủi ro của các chủ thề kinh tế nói riêng. Kinh nghiệm của các nước chỉ ra rằng để vận hành và phát triển TTCKPS một cách an toàn và hiệu quả thì phải dựa trên ba nội dung chính:

Thứ nhất, phải dựa trên khuôn khổ pháp lý khoa học, rõ ràng và minh bạch;

Thứ hai, phải dựa trên cấu trúc quản trị rủi ro thị trường hiệu quả với nền tảng là thể chế, hạ tầng kỹ thuật và cơ chế, chính sách quản trị rủi ro;

Thứ ba, nhận thức và sự hiểu biết của công chúng đầu tư về sản phẩm và TTCKPS. Như vậy công cụ tài chính phái sinh là sản phẩm của nền kinh tế hiện đại. Kỹ thuật tài chính này đòi hỏi một trình độ hiểu hiết và phát triển nhất định của bất kỳ nền kinh tế nào. Việt Nam đã gia nhập WTO, hòa chung vào hơi thở chung của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, mức độ và điều kiện áp dụng ở Việt Nam còn có những hạn chế nhất định. Điều đó đòi hỏi chúng ta cần có một hệ thống giải pháp tích cực để triển khai thành công kỹ thuật này trên thị trường tài chính.

3.5.1 Hoàn thiện hành lang pháp lý:

Khuôn khổ pháp lý về chứng khoán phái sinh phải được hoàn thiện để tránh hoạt động tự phát gây bất ổn cho thị trường, hành lang pháp lý cơ bản cho TTCKPS tập trung sẽ bao gồm:

Hệ thống các quy chế của SGDCK phái sinh, Trung tâm thanh toán bù trừ CKPS: - Những quy định về thể chế, cấu trúc thị trường, tổ chức vận hành thị trường, thành viên tham gia thị trường, các sản phẩm được giao dịch trên thị trường, việc thanh toán

80

và bù trừ, các thẩm quyền của cơ quan quản lý trong việc duy trì một thị trường trật tự, công bằng và minh bạch.

- Quy định cụ thể các tiêu chuẩn, điều kiện liên quan tới giao dịch chứng khoán phái sinh và cần có các ưu đãi nhất định ban đầu đối với những thành viên tham gia thị trường. Ví dụ, đối với các nhà tạo lập thị trường, khuôn khổ pháp lý cần đưa ra các ưu đãi về thuế và không giới hạn về vị thế giao dịch trên thị trường.

- Quy định về thuế, phí trên TTCKPS, quy định về công bố thông tin, quy định về cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán phái sinh, quy định về thuế, phí trên TTCKPS… theo các thông lệ tiên tiến trên thế giới có tính đến các điều kiện thực tế của Việt Nam, để bảo đảm một hành làng pháp lý tương đối đầy đủ giúp cho thị trường vận hành hiệu quả, ổn định.

- Quy định về kế toán, kiểm toán, các quy định theo giá thị trường, quy định nới lỏng bán khống.

+ Từng bước hoàn thiện các văn bản hướng dẫn áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và chuẩn mực kiểm toán đối với công ty đại chúng.

+ Hướng dẫn doanh nghiệp từng bước áp dụng thông lệ quốc tế về quản trị công ty và quản trị rủi ro; xây dựng các quy định và chế tài bảo vệ nhà đầu tư thiểu số.

- Quy định về tổ chức, hoạt động của các đối tượng tham gia hành nghề kinh doanh chứng khoán phái sinh, các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn xây dựng và triển khai TTCKPS từ nghị định, thông tư đến các quy chế giao dịch, ký quỹ, thanh toán bù trừ…

- Nâng cao hiệu lực quản lý, giám sát của Nhà nước. Trong đó nâng cao mức độ nghiêm trọng của các biện pháp chế tài, đặc biệt nên nghiên cứu và đưa vào các chế tài hình sự.

81

3.5.2 Cấu trúc quản trị rủi ro thị trường

Cấu trúc thị trường là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của thị trường phái sinh. Mọi TTCK đều có thể thành công cho dù các định chế hay nhà đầu tư nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ chi phối trên thị trường.

Cấu trúc quản trị rủi ro thị trường: Trong đề án xây dựng TTCKPS mà Thủ tướng phê duyệt, cấu trúc quản trị rủi ro (QTRR) về cơ bản đã được định dạng rõ nét, trong đó về thể chế thì TTLKCK Việt Nam sẽ thiết lập một tổ chức đóng vai trò của Đối tác trung tâm (CCP) trong các giao dịch CKPS nhằm giảm thiểu rủi ro thanh toán đối tác và ngăn chặn tối đa sự lan truyền các rủi ro theo hiệu ứng domino trên thị trường.

Nghiên cứu xây dựng nhằm tạo ra một cấu trúc quản trị rủi ro tương đối đồng bộ, bao gồm một thể chế nhằm hấp thụ và trung hòa rủi ro từ các đối tác trên TTCK, một hệ thống quản trị rủi ro giúp đối tác trung tâm CCP có thể quan sát, theo dõi cả một mạng lưới các tài khoản và cơ chế ký quỹ của từng khách hàng, thành viên thành viên tham gia TTCKPS tại bất cứ thời điểm nào, trong đó sẽ trang bị các phần mềm tính toán mức độ ký quỹ đủ linh hoạt để thiết kế tới từng nhóm nhà đầu tư, thành viên trên cơ sở mức độ rủi ro của chính họ. Mục đích nhằm tối thiểu hóa xác suất mất khả năng thanh toán của các bên tham gia thị trường.

3.5.3 Phát triển thị trường chứng khoán lớn mạnh:

3.5.3.1 Tăng cung – cầu hàng hóa cho thị trường chứng khoán:

 Về cung hàng hóa: Việc tăng cung hàng hóa cho thị trường chứng khoán phái sinh tập trung trong thời gian tới cả trước mắt và lâu dài, phụ thuộc vào cung hàng hóa cổ phiếu của các Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Để gia tăng lượng cung hàng hóa cho thị trường chứng khoán Việt nam.

Nhà nước cần lựa chọn một số doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn, có tình hình tài chính vững mạnh, khả năng tốt để cổ phần hóa và niêm yết trên thị trường chứng

82

khoán. Việc IPO (phát hành lần đầu ra công chúng) những doanh nghiệp lớn là tạo thêm chất lượng hàng hóa trên thị trường.

Ngoài ra cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp. Cho phép các doanh nghiệp đánh giá lại giá trị tài sản theo đúng giá trị thực thông qua các công ty định giá với những quy định cụ thể và chặt chẽ, nên tổ chức đấu giá công khai trên thị trường.

Đồng thời cần bảo lãnh phát hành IPO quốc tế, nhất là cho các đợt IPO của tổng công ty.

Phát triển hàng hóa cho TTCK không chỉ là gia tăng số lượng mà còn phải nâng cao chất lượng các công ty niêm yết. Các công ty niêm yết phải là các công ty lành mạnh về tài chính, công khai minh bạch đối với cổ đông và kinh doanh ổn định, đạt hiệu quả cao. Đây là những nhân tố quan trọng để tạo long tin cho các nhà đầu tư.

Về cầu hàng hóa:

Sự tham gia của các nhà đầu tư ngày càng tăng sẽ góp phần tăng tính thanh khoản và hiệu quả của TTCK, từ đó khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường sử dụng kênh TTCK để huy động vốn và sử dụng vốn một cách hiệu quả.

Mặt khác, việc quy định nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản hai nơi (tài khoản lưu ký và số dư tiền gửi tại ngân hàng lưu ký nước ngoài) đã gây phiền phức cho việc tham gia của họ trên thị trường. Vì vậy, UBCKNN nên giải tỏa việc quy định phải mở tài khoản hai nơi và cho phép nhà đầu tư có thể tùy ý lựa chọn việc chỉ mở chung tài khoản lưu ký và đặt lệnh tại công ty chứng khoán Việt nam để tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng hơn với các nhà đầu tư nước ngoài.

Tái cấu trúc tổ chức thị trường, tái cấu trúc các sở giao dịch chứng khoán theo các mục tiêu phát triển dài hạn đã được đề ra trong Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011-2020, đảm bảo thị trường hoạt động lành mạnh, vững chắc, được quản lý,

83

giám sát chặt chẽ; cơ cấu quản trị điều hành minh bạch, rõ ràng, chuyên nghiệp theo thông lệ và các chuẩn mực quốc tế.

Nâng cao chất lượng hàng hóa kết hợp với việc đa dạng hóa các sản phẩm chứng khoán; nâng cao hơn nữa chất lượng quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro tại các tổ chức phát hành, đảm bảo tính công khai, minh bạch; từng bước áp dụng các tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế về công tác kế toán, kiểm toán, quản trị rủi ro, đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư, cổ đông, củng cố lòng tin của thị trường.

Phát triển quy mô, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đặc biệt chú trọng công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn như VietnamAirline, VNPT, Viettel, và các ngân hàng thương mại nhà nước …để gia tăng hàng hóa cơ sở có chất lượng trên thị trường chứng khoán Việt nam.

Tận dụng nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài một cách triệt để. Đồng thời cần phải có chính sácn quản lý ngoại hối chặt chẽ để kiểm soát dòng vốn này, hạn chế mặt tiêu cực của nó là “vào nhanh, rút ra cũng nhanh”.

Tăng cường hội nhập và phát triển các sản phẩm trên thị trường chứng khoán theo thông lệ quốc tế.

3.5.4 Hoàn thiện và phát triển thị trường trái phiếu :

Thị trường trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công ty trên cơ sở gắn kết giữa thị trường chào bán sơ cấp với thị trường giao dịch thứ cấp; từng bước xây dựng đường cong lợi suất chuẩn cho thị trường trái phiếu, cụ thể:

+ Hoàn thiện các văn bản pháp lý hướng dẫn Luật Quản lý nợ công nhằm kiểm soát việc vay, trả nợ và quản lý nợ công minh bạch và có tính dự báo;

+ Hoàn thiện phương thức và hình thức phát hành trái phiếu với các kỳ hạn và thời gian đáo hạn hợp lý; xây dựng lịch biểu phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn phù hợp với yêu cầu sử dụng vốn của Chính phủ;

84

+ Xây dựng hệ thống các nhà kinh doanh trái phiếu sơ cấp và tạo lập cơ chế liên kết giữa các thành viên thị trường sơ cấp với thành viên thị trường thứ cấp trái phiếu, từng bước hình thành các nhà tạo lập thị trường trái phiếu;

+ Phát triển các nhà đầu tư có tổ chức như quỹ bảo hiểm, quỹ hưu trí để trở thành nhà đầu tư chính trên thị trường chứng khoán, giảm bớt tỷ trọng của các ngân hàng thương mại.

- Phát triển thị trường trái phiếu công ty, trên cơ sở:

+ Thực hiện cơ chế cấp giấy chứng nhận đăng ký phát hành trước cho hoạt động phát hành trái phiếu công ty, từng bước tiến tới việc thực hiện đăng ký phát hành trên cơ sở công bố đầy đủ thông tin;

+ Đa dạng hóa các loại hình trái phiếu, như trái phiếu được bảo đảm bằng tài sản, được bảo đảm thanh toán, trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền; từng bước xây dựng cơ chế nghiệp vụ chứng khoán hóa tài sản;

+ Phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm, trước hết là tổ chức định mức tín nhiệm cổ phần có tham gia vốn của đối tác nước ngoài có uy tín trong lĩnh vực định mức tín nhiệm.

Xây dựng danh mục chứng khoán làm cổ phiếu cơ sở cho các hợp đồng quyền chọn. Các cổ phiếu được lựa chọn phải là những cổ phiếu có tính thanh khoản cao, được công chúng đầu tư đánh giá tốt về tiềm năng phát triển.

3.5.5 Đào tạo và phổ cập kiến thức cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp và cá nhân tham gia TTCKPS: nhân tham gia TTCKPS:

3.5.5.1 Tăng cường công tác đào tạo, nghiên cứu và thông tin tuyên truyền

- Phát triển Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo về chứng khoán; đẩy mạnh hợp tác với các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước trong hoạt động nghiên cứu, đào tạo kiến thức về thị trường vốn; cho phép các tổ chức đào tạo nước ngoài có

85

uy tín thực hiện dịch vụ đào tạo chứng khoán tại Việt Nam. Công nhận các chứng chỉ chuyên môn cấp quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức chứng khoán cho công chúng.

3.5.5.2 Đào tạo kiến thức cho các nhà đầu tư:

- Phát triển nhà đầu tư cá nhân gắn với đào tạo, tập huấn phổ cập kiến thức và thông tin tuyên truyền.

Các nhà đầu tư Việt Nam rất dễ bị chi phối, đó là một trong những trở ngại khi thực hiện chứng khoán phái sinh, nó sẽ là công cụ có tính “hai mặt” và có thể gây hậu quả nghiêm trọng nếu người sử dụng không có hiểu biết đầy đủ về nó, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, vì vậy đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức kỹ năng, tiềm lực tài chính, quan trọng nhất là phải tuân thủ theo pháp luật.

Mở các khóa đào tạo bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho các nhân viên CTCK, quỹ đầu tư và mở các khóa phổ cập kiến thức về chứng khoán phái sinh cho công chúng đầu tư do SGDCK phối hợp với các CTCK, các quỹ đầu tư thực hiện. Việc đào tạo này

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT NAM GIAI đoạn 2015 2020 (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)