Hàng hóa, cung và cầu:
Các bên trong thị trường phái sinh mang danh nghĩa là giao dịch một số hàng hóa nhất định nhưng thật ra trong nhiều trường hợp, họ không cần phải thực sự sở hữu hoặc trao đổi tiền-hàng đối với tất cả các loại hàng hóa đó. Họ chỉ mượn giá trị của hàng hóa cơ sở để mua đi bán lại với mục đích bảo hộ hoặc kiếm lời. Ví dụ như đối với hàng hóa là ngoại tệ, lãi suất, chỉ số chứng khoán…các nhà đầu tư không nhằm mục đích cuối cùng là mua-bán và tiến hành giao nhận những hàng hóa đó mà họ lập hợp đồng về nó để kiếm tiền từ sự chênh lệch giá mua bán nhằm mục đích bảo hộ hay đầu cơ. Các bên tiến hành tại một tổ chức gọi là sàn giao dịch. Các bên tham gia giao dịch bao gồm: • Người sử dụng phái sinh để phòng hộ: họ sử dụng nghiệp vụ phái sinh để giảm thiểu hoặc loại bỏ rủi ro do họ luôn phải đối mặt với những rủi ro do biến động giá cả của các sản phẩm chính.
25
• Người đầu cơ: với tâm lí muốn đánh cuộc trên những biến động giá cả của sản phẩm chỉnh nên họ sử dụng nghiệp vụ này như một đòn bẩy đặc biệt.
• Người cơ lợi (thực hiện lợi nhuận mà không có rủi ro): bằng cách sử dụng chênh lệch giá giữa các thị trường tài chính khác nhau, họ đã sử dụng rất hiệu quả các nghiệp vụ phái sinh để hưởng chênh lệch giá. Ví dụ, nếu giá của cùng một sản phẩm khác nhau ở hai thị trường, người kinh doanh chênh lệch giá sẽ đồng thời mua ở thị trường giá thấp và bán ở thị trường giá cao hơn.
Các nghiệp vụ tài chính phái sinh đều mang lại lợi ích cho các thành viên, chính vì vậy trên thị trường tài chính quốc tế, nghiệp vụ này đã phát triển rất mạnh với các nghiệp vụ phái sinh đa dạng và thị trường phái sinh đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu.
Nhà tạo lập thị trường: Một cá nhân mua một seat (gọi là quyền được tham gia thị trường) trên sàn giao dịch có thể đăng ký trở thành nhà tạo lập thị trường hay môi giới trên sàn. Nhà tạo lập thị trường chịu trách nhiệm đáp ứng nhu cầu của công chúng. Nhà tạo lập thị trường về bản chất là một doanh nghiệp. Để tồn tại, họ phải tạo ra lợi nhuận bằng cách mua vào và bán ra với một mức giá cao hơn, thực hiện thông qua việc yết giá hỏi mua và chào bán, là các mức giá cao nhất và giá thấp nhất mà nhà tạo lập thị trường chấp nhận mua hoặc bán.
Các nhà môi giới: Môi giới sàn giao dịch là một dạng nhà kinh doanh khác trên sàn giao dịch, thực hiện các giao dịch cho các thành viên của công chúng. Nhà môi giới trên sàn thực hiện các lệnh của những người không phải là thành viên (để nhận mức lương thuần hay hoa hồng trên mỗi lệnh giao dịch thành công).
Trung tâm thanh toán: Sau khi các giao dịch được thực hiện các nhà tạo lập thị trường phải thanh toán tất cả các giao dịch thông qua một trung tâm thanh toán, nơi đảm bảo cho việc thực hiện của người mua và người bán.
26
1.3 KINH NGHIỆM XÂY DỰNG TTCK PS CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI:
Ở những nền kinh tế châu Á phát triển (Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore), TTCK PS đã ra đời từ cuối những năm 80, một số nền kinh tế mới nổi (Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan) cũng đã thiết lập thị trường này trong những năm 90 và đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường tài chính quốc tế.
Biểu đồ 1.1 Thị trường phái sinh OTC Châu Á – Doanh số qua các quốc gia
1.3.1 Thị trường chứng khoán phái sinh Singapore:
Một trong những quốc gia đã xây dựng TTCK phái sinh thành công là Singapore. TTCK phái sinh tại Singapore đã được hình thành và phát triển từ năm 1984 với việc thành lập thị trường trao đổi tiền tệ quốc tế Singapore (Singapore International Monetary Exchange SIMEX), với sản phẩm chủ yếu là hợp đồng tương lai của chỉ số Nikkei 225.
Tháng 12/1999, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, đồng thời tiết kiệm được nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng và tập trung được nguồn nhân lực có chất lượng cao, 3 thị trường phái sinh hàng hóa (SICOM), phái sinh chứng khoán (SIMEX) và phái sinh tiền tệ (SES) đã hợp lại thành một sở giao dịch chung là Singapore Exchange (SE). Sở giao dịch chứng khoán Singapore (SE) là một tổ chức độc lập, có trách nhiệm ban hành những quy định về quản lý thị trường, đồng thời cơ quan này
27
cũng chịu sự giám sát của cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (Monetary Authorities of Singapore).
Biểu đồ 1.2 Số lượng giao dịch hợp đồng quyền chọn và tương lai chỉ số cổ phiếu ở Sàn giao dịch chứng khoán Singapore (2000-2010)
(“Source:www.sgx.com”)
Ngay từ khi mới thành lập, các nhà quản lý thị trường đã có một quyết định hợp lý khi cho phép TTCK phái sinh Singapore được liên thông với thị trường Chicago – TTCK phái sinh có lịch sử lâu đời nhất và phát triển nhất trên thế giới. Theo đó, nhà đầu tư được cho phép giao dịch giữa 2 thị trường mà không tốn chi phí nào. Quy định này đã thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường trong thời gian đầu thành lập, tạo lập nền tảng giúp TTCK phái sinh tại Singapore phát triển nhanh và bền vững.
Từ năm 2004, Singapore bắt đầu đưa thêm quyền chọn cổ phiếu vào giao dịch và tiếp tục gặt hái nhiều thành công. Nguyên nhân là bởi Singapore đã đưa ra nhiều cơ chế chính sách nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư như:
(i) Thay thế hệ thống khớp lệnh tại sàn bằng hệ thống giao dịch điện tử trực tuyến,
28
(ii) Miễn yêu cầu về cáo bạch,
(iii) Giảm bớt các tiêu chuẩn niêm yết quyền chọn. (iv) Xây dựng một số nhà tạo lập thị trường
Sở giao dịch hàng hóa SICOM hoạt động độc lập thì nay họ đã sáp nhập vào Sở GDCK Singapore (SGX) để trở thành một thành viên. Việt Nam nên tham khảo áp dụng mô hình này để không phải trải qua hàng mấy thập kỷ tuần tự phát triển.
1.3.2 Thị trường chứng khóan phái sinh Mỹ:
Năm 2013 Mỹ có 16 SGD công cụ phái sinh. Trong đó có 4 SGD hợp đồng tương lai và quyền chọn lớn nhất tại Mỹ là: Ủy ban giao dịch Chicago (CBOT); SGD hàng hóa Chicago (CME); SGD hàng hóa New York (NYMEX); Ủy ban giao dịch New York (NYBOT); và 12 SGD lớn khác tại Mỹ.
Giao dịch chứng khoán phái sinh tập trung chủ yếu ở Chicago (CBOT, CME)
Từ giữa thế kỷ XIX cho đến khoảng năm 1990, Chicago là trung tâm của lĩnh vực CKPS nhờ vào việc các hợp đồng tương lai được giao dịch nhiều tại hai SGD là Chicago Mercantile Exchange và Chicago Board of Trade; quyền chọn được giao dịch tại Chicago Board Options Exchange.
CBOT (Chicago Board of Trade) thành lập năm 1849, là thị trường giao dịch hợp đồng tương lai và quyền chọn đầu tiên trên thế giới. Thời kỳ đầu CBOT thực hiện giao dịch hợp đồng kỳ hạn về nông phẩm, nhằm bảo hộ giá cho các nông gia và các nhà buôn bán ngũ cốc. Năm 1865, CBOT đưa vào giao dịch HĐTL thay cho hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng được mua đi bán lại như một thứ chứng khoán. Kết quả là CBOT trở thành một thị trường bảo hộ giá và là thị trường đầu cơ lý tưởng. Cơ chế hoạt động của CBOT trở thành chuẩn mực cho các thị trường giao dịch HĐTL và quyền chọn sau này.
Năm 1975, CBOT đưa vào giao dịch ngoại tệ và các công cụ đầu tư tài chính, từ đó quy mô thị trường và doanh số giao dịch tăng lên rất nhanh, là thị trường có doanh số
29
giao dịch lớn nhất thế giới trong hai thế kỷ XIX và XX. Năm 1976, quỹ tiền tệ thế giới đã giới thiệu hợp đồng tương lai dựa trên trái phiếu chính phủ và công cụ tài chính ngắn hạn.
CBOT ngày nay là một SGD tương lai lớn nhất và lâu đời nhất thế giới, chiếm gần nửa khối lượng giao dịch tương lai đã thực hiện tại Mỹ. CBOT có hơn 3600 thành viên thành viên giao dịch 50 loại sản phẩm hợp đồng tương lai và quyền chọn trên SGD thông qua hai hình thức: hệ thống đấu giá mở và hệ thống giao dịch điện tử.
Bên cạnh CBOT, Sở giao dịch hàng hóa Chicago (CME) là SGD lớn nhất tại Mỹ và lớn thứ hai thế giới đối với giao dịch hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Với tư cách là nơi quản lý hoạt động rủi ro toàn cầu, CME cung cấp cho người mua và người bán các sản phẩm chứng khoán phái sinh, thông qua 3 hình thức giao dịch: giao dịch tại sàn, giao dịch trên mạng giao dịch điện tự GLOBEX và giao dịch thông qua hình thức thương lượng. Ngoài ra, CME còn cung cấp 1 hệ thống thanh toán bù trừ có thể đảm bảo, thanh toán bù trừ mọi hợp đồng thông qua SGD.
Năm 1992, CBOT cùng với Chicago Mercantile Exchange hợp tác thiết lập hệ thống giao dịch điện tử toàn cầu – GLOBEX. Chicago Mercantile Exchange (CME), thành lập năm 1919, là thị trường tiền tệ lớn nhất thế giới. CME có 4 loại sản phẩm chính: tỷ lệ lãi suất, tỷ giá hối đoái và hàng hóa. CME có số hợp đồng tương lai và quyền chọn đang lưu hành vào lúc đóng cửa ngày giao dịch lớn nhất trên bất kỳ SGD thế giới nào.
1.3.3 Thị trường chứng khoán phái sinh Nhật Bản:
Sau nhiều năm phát triển nhanh, quy mô của thị trường vốn Nhật Bản được xếp vị trí ngang hàng với thị trường vốn Mỹ - một trong những thị trường vốn lớn nhất thế giới. Trong những năm gần đây, cùng với việc tăng về quy mô, thị trường vốn Nhật Bản cũng đã có những thay đổi lớn như việc hình thành thị trường quyền chọn và hợp đồng tương lai.
Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán bắt đầu được giao dịch trên SGD chứng khoán Tokyo (TSE) và SGD chứng khoán Osaka (OSE) vào tháng 9/1988. Quyền chọn chỉ
30
số chứng khoán được giao dịch trên OSE vào tháng 6/1989 và TSE và SGD chứng khoán Nagoya (NSE) tháng 10/1989.
Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ cũng được giao dịch trên TSE từ tháng 10/1985 và quyền chọn trái phiếu được giao dịch trên thị trường OTC Nhật Bản từ tháng 4/1989. Quyền chọn vốn được giao dịch trên TSE từ năm 1997. Chỉ sau một thời gian ngắn kể từ khi đi vào hoạt động khối lượng giao dịch của thị trường quyền chọn và hợp đồng tương lai tăng mạnh sánh ngang với khối lượng giao dịch của các thị trường này của Mỹ.
Thị trường chứng khoán phái sinh Nhật Bản gồm 3 SGD chính là SGD chứng khoán Tokyo (Tokyo Stock Exchange-TSE), SGD chứng khoán Osaka (Osaka Stock Exchange – OSE) và SGD hợp đồng tương lai tài chính quốc tế Tokyo (Tokyo International Financial Futures Exchange-TIFFE). Mỗi SGD đều có hàng hóa riêng của mình. Theo đó, hàng hóa trên TSE chủ yếu là hợp đồng tương lai Topix, quyền chọn Topix, quyền chọn vốn, hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ Nhật bản (JBG), quyền chọn JBG; hàng hóa trên OSE chủ yếu là hợp đồng tương lai NIKKEI 225; hàng hóa trên TIFFE là hợp đồng tương lai Euro yên 3 tháng và quyền chọn hợp đồng tương lai Euro yên 3 tháng.
Kể từ khi giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán, khối lượng giao dịch trên TSE và OSE tăng mạnh theo từng năm. Hiện nay, giá trị giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán qui đổi ra đô la trên OSE cao hơn so với hợp đồng tương lai 500 S&P trên SGD chứng khoán Chicago, vì vậy OSE được xem là thị trường hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán lớn nhất thế giới.
1.3.4 Kinh nghiệm sử dụng CKPS tại các ngân hàng thương mại Australia
Việc nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng các sản phẩm chứng khoán phái sinh ở các ngân hàng hay các tổ chức tài chính tại Australia là rất cần thiết đối với quá trình nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam hiện nay
31
nói riêng và là bài học kinh nghiệm quan trọng trong việc xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam trong thời gian tới.
Từ lâu, các NHTM trên thế giới đã sử dụng các sản phẩm chứng khoán phái sinh nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tại Australia, bốn NHTM lớn nhất nước này là Australia and New Zealand Bank Group (ANZ), Commonwealth Bank of Australia (CBA), National Austrlia Bank (NAB) và Westpac Banking Corporation (WBK) đã sử dụng ngày càng nhiều các sản phẩm chứng khoán phái sinh. Việc làm này đã mang lại không chỉ hiệu quả giảm thiểu rủi ro mà còn tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng.
Sử dụng chứng khoán phái sinh tại các ngân hàng của Australia
Thị trường tương lai Sydney (Sydney Futures Exchange – SFE) là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Trên thị trường SFE, các ngân hàng vừa sử dụng các công cụ tài chính phái sinh để phòng tránh rủi ro (hedging) vừa sử dụng các công cụ này nhằm mục đích kiếm lời. Hợp đồng hoán đổi lãi suất (IRS) được sử dụng nhiều nhất trong cả 4 ngân hàng ANZ, NAB, CBA, WBK nhằm giảm thiểu rủi ro hoặc đầu cơ biến động lãi suất. Đây là hợp đồng mà các ngân hàng thực hiện nhằm trao đổi dòng lãi suất trên cơ sở một số tiền gốc danh nghĩa nhất định và theo một lịch thanh toán cố định. Quy ước tính lãi suất trên SFE là 360 ngày. Các ngân hàng thường sử dụng hợp đồng này để tạo sự phù hợp giữa cơ cấu lãi suất của tài sản và các nghĩa vụ nợ.
Hợp đồng hoán đổi hối đoái (foreign exchange swap) là công cụ cơ bản thứ hai sau hợp đồng hoán đổi lãi suất được cả 4 ngân hàng áp dụng nhằm giảm thiểu rủi ro tỷ giá. Đây là hợp đồng mà các ngân hàng thực hiện nhằm hoán đổi đồng tiền thông qua một hợp đồng giao ngay (spot) và cam kết mua lại bằng một hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ (forward foreign exchange). Tỷ giá giao dịch đối với hợp đồng giao ngay và hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ đều được xác định ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng. Hợp đồng hoán đổi hối đoái không được gia hạn và cũng không được phép hủy bỏ giữa chừng.
32
1.3.5 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:
Việt Nam cần tìm hiểu và áp dụng chọn lọc như sau từ kinh nghiệm Sàn giao dịch quyền chọn Chicago (CBOE), Sàn giao dịch giao sau One Chicago, Sàn giao dịch Singapore như sau:
- Sàn giao dịch quyền chọn Chicago (CBOE) và Sàn giao dịch giao sau OneChicago, việc thanh toán qua công ty thanh toán bù trừ giúp cho việc kiểm soát dễ dàng và thuận lợi hơn. Mô hình quản lí và cơ chế giám sát chặt chẽ, qui trình giao dịch linh hoạt và hình thức đăng kí giao dịch dân chủ. Tuy nhiên, để có một qui mô giao dịch, quản lí và giám sát như vậy, sàn giao dịch cần phải có một cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, một hệ thống cơ chế pháp lí hoàn chỉnh.
- Bên cạnh đó, vai trò của nhà tạo lập thị trường được xem là thành viên chính thức và hợp pháp tại CBOE. Nhà tạo lập thị trường thường là các tổ chức tài chính lớn, có thể là các tổ chức môi giới để giúp cho thị trường luôn ở trạng thái cân bằng và ổn định; đồng thời chịu sự giám sát theo các qui định của Ủy ban chứng khoán và Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ. Trong khi đó, nhà tạo lập thị trường tại Việt Nam thường là các cá nhân, tổ chức hoạt động tự phát, rất dễ gây ra tình trạng tiêu cực và lũng đoạn thị trường. Ngoài ra, sàn giao dịch quyền chọn Chicago và sàn giao dịch giao sau One Chicago có một hệ thống lệnh vô cùng đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư.
- Tại sàn giao dịch CME số hợp đồng đang lưu hành vào lúc đóng cửa của ngày giao dịch là chỉ dẫn hàng đầu về tính thanh khoản của thị trường. Tính thanh khoản của thị trường là khả năng thực hiện các lệnh mua và bán lớn nhanh và hiệu quả. Nó chính là thành phần để thu hút khách hàng và đảm bảo sự thành công của thị trường.