- Giá trị hao mòn luỹ kế 1.382.777.285 1.185.617
10 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 299.000.000.000 230.000.000
BẢNG 2.5: SỰ BIẾN ĐỘNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị: VNĐ
Đơn vị: VNĐ
CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2011
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.854.927.724.699 2.568.619.044.647 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2.840.003.241 770.654.179
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.582.087.721.458 2.567.848.390.4684. Giá vốn hàng bán 2.375.232.748.858 2.310.614.610.097 4. Giá vốn hàng bán 2.375.232.748.858 2.310.614.610.097 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 206.854.972.600 257.233.780.371 6. Doanh thu hoạt động tài chính 8.337.255.303 2.197.332.321 7. Chi phí tài chính 153.671.995.876 105.269.035.621
- Trong đó: Chi phí lãi vay 114.338.233.890 64.750.529.743
8. Chi phí bán hàng 12.033.146.948 10.735.425.4439. Chi phí quản lý doanh nghiệp 35.615.231.791 14.070.045.349 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 35.615.231.791 14.070.045.349 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 13.871.853.288 129.356.606.279 11. Thu nhập khác 156.133.775 144.545.231
12. Chi phí khác 147.659.423 448.066.567
13. Lợi nhuận khác 8.474.352 -303.521.33614. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 13.880.327.640 129.053.084.943 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 13.880.327.640 129.053.084.943 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 2.087.918.385 24.572.815.631 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 51.080.441 -
17.Lợi nhuận sau thuế TNDN 11.741.328.814 104.480.269.312 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 477 5.165
Nguồn: Tự tổng hợp qua bảngbáo cáo KQKD năm 2012 của CTCP Thép Hòa Phát
Dựa trên số liệu của BCKQKD năm 2012, tính toán sự biến động của các chỉ tiêu ta thấy: So với năm 2011 thì tình hình kinh doanh năm 2012 của Công ty có chiều hướngđi xuống. LNST thu nhập DN năm 2012 giảm 88,76% so với năm 2011 (từ 104,5 tỷ đồng xuống còn 11,7 tỷ đồng). Tổng LN trước thuế năm 2012 là gần 14 tỷ đồng, giảm 89,25% so với năm 2011 là do LN thuần từ HĐKD giảm mạnh từ 129 tỷ đồng xuống còn 13,8 tỷ đồng.
Xem xét các chỉ tiêu doanh thu và chi phí:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Năm 2012 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế nóichung và với ngành thép nói riêng. Thị trường nộiđịa các Công ty xây dựnglaođao dẫn tới sản lượng tiêu thụ thép bị giảm sút. Trước tình hìnhđó, Công ty đã có bướcđi đúng đắn, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ra nước ngoải. Tuy nhiên, đây chỉ là những giải pháp tạm thời vì tình hình thế giới cũng rất u ám, thị trường Mỹ và Tây Âu đang giảm số lượng nhập khẩu khiến lượng thép của các nước xuất khẩu lớn như Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ dư thừa, đồng nghĩa với việc thị trường xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị thu hẹp. Về lâu dài, công ty cần đẩy mạnh tiêu thụ trong nước bằng các biện pháp hạ giá thànhvà nâng cao chất lượng sản phẩm.
Các khoản giảm trừ doanh thu tăng:
Năm 2012 so với năm 2011, các khoản giảm trừ doanh thu tăng 2.069.349.062 VNĐ, tỷ lệ tăng 268,52% do công ty đã áp dụng các chính sách chiết khấu thương mại để thu hút các khách hàng mới trong nước. Đây là nỗ lực của công ty trong việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tuy nhiên công ty cần chú ý chiến lược chiết khấu, tránh làm giảm doanh thu bán hàng và cung cấp hàng hóa dịch vụ.
Giá vốn hàng bán tăng:
Năm 2010, Khu liên hợp gang thép Hòa Phát đãđi vào hoạt động, trong đó Công ty Cổ phần thép Hòa Phát cũngđã cho vận hành nhà máy mới. Do đó,
Công ty có thể kiểm soát được giá thành các nguyên liệu đầu vào trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên giá vốn hàng bán vẫn tăng 64.618 triệu đồng, nhưng mức tăng không lớn, chỉ 2,79% so với năm 2011. Điều nàycó thể lý giải một phần do những biến động của những yếu tố đầu vào khác như việc Nhà nướcđiểu chỉnh tăng giá xăng dầu, điện nước trong 2 năm trở lại đây, tiền lương của CBNV tăng cao. DN nên tìm hiểu biện pháp để tiết kiệm chi phí hơn nữatừ đó giảm được giá vốn hàng bán nhằm nâng cao tính cạnh tranh mở rộng thị phần và tăng lợi nhuận.
Doanh thu tài chính tăng:
Trong năm, doanh thu tài chính tăng gần gấp 3 lần với mức tăng 6.139.922.982 VNĐ chủ yếu là do công ty đã nhận được một khoản tiền lãi trị giá khoảng 4 tỷ đồng từ số tiền gửi VNĐ tại ngân hàng. Đồng thời công ty cũng được hưởng các khoản lãi từ việc khách hàng trả chậm tiền hàng.Như vậy, trong năm DN đã sử dụng số vốn nhàn rỗi để đầu tư TC một cách hiệu quả. Tuy hoạt động TC không phải là hoạt động SXKD chính nhưng đã góp phần làm cải thiện tình hình kinh doanh của DN.
Chi phí tài chínhtăng:
Chi phí tài chính tăng mạnh từ 105.269.035.621 VNĐ lên 153.671.995.876 VNĐ, mức tăng 45,98% chủ yếu là do chi phí lãi vay tăng 49.587.704.147 VNĐ. Chi phí lãi vay tăng chủ yếu do khoản vay dài hạn năm 2011cho đầu tư XDCB chuyển sang năm 2012 mới giải ngân. Do đó DN cần quan tâm tới thời hạn hoàn trả vốn gốc, đảm bảo giữ uy tín với các Ngân hàng và giữ mối quan hệ lâu dài trong tương lai.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN và các chi phí khác:
Trong năm, chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN đều tăng trong khi các chi phí khác lại giảm. Chi phí bán hàng có mức tăng không lớn, chỉ 12,08% trong khi chi phí quản lý DN lại tăng mạnh ở mức 153,13%. Đồng thời, các khoản chi phí khác giảm 67% từ 448 triệu đồng xuống còn 147.6 triệu đồng.
2.2.2.2.Phân tích qua các hệ số tài chính của DN. Hệ số khả năng thanh toán. (Bảng 2.6; Bảng 2.7)