QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CTCP THÉP HÒA PHÁT

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát (Trang 62 - 70)

) 22.94 5 Hiệu suất sử dụng vốn

QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CTCP THÉP HÒA PHÁT

3.1. Mục tiêu và định hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới

3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội

fv. Năm 2012 là năm hết sức khó khăn đối với thị trường thép thế giới do tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, sự suy yếu của Mỹ và các nền kinh tế châu Á, đặc biệt là Trung Quốc đã khiến nhu cầu tiêu thụ giảm sút nghiêm trọng trong khi sản lượng tiếp tục tăng, ép giá giảm xuống trong 9 tháng đầu năm nay. Song 3 tháng cuối năm, thị trường thép bắt đầu khởi sắc ở một số thị trường châu Á, BRIC (Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Brazin, Nga) và Mỹ nhờ có các chính sách cắt giảm sản xuất của các nước, các nhà đầu tư tâm lý thoải mái hơn khi chính phủ Trung Quốc tuyên bố chi 158 tỷ USD vào hơn 60 dự án cơ sở hạ tầng và gói nới lỏng tiền tệ lần 3 (QE3) đã được Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tung ra vào ngày 13/9. Thị trường thép châu Âu vẫn trong tình trạng ế ẩm do nhu cầu yếu. Tuy nhiên, trong tháng 12, các nhà máy thép tại Bắc Âu đã thành công trong việc tăng giá thép. Giá thép dây cán nóng đã tăng 2,8% và giá thép dây cán nguội tăng 1,6% so với tháng 11. Điều này cho thấy nhu cầu đã có nhích lên và các nhà sản xuất đã cắt giảm sản xuất đủ để hỗ trợ giá.Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ từ ngành ôtô và các ngành chế tạo khác vẫn yếu.

fw. Năm 2013 theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, vẫn là năm có nhiều thử thách cho các doanh nghiệp. Thâm hụt ngân sách có thể tăng lên, qua đó làm hạn chế khả năng đầu tư công và góp phần xử lý nợ xấu, gây bất ổn cho nền kinh tế.

fx. Với rất ít niềm tin lạc quan vào sự tăng trưởng kinh tế, không những Châu Âu mà doanh số bán thép của các nền kinh tế đang phụ thuộc vào xuất khẩu sang lục địa già này cũng không có nhiều hy vọng đột phá. Nếu thị trường không lún sâu thì cũng vật vờ như năm 2012 mà thôi.

fy. Tại Mỹ, tăng trưởng kinh tế trong năm 2013 của nước này được dự đoán đạt từ 2-2,1%. Tuy nhiên việc cắt giảm chi tiêu nhằm giải quyết các “lỗ hổng ngân sách” có thể sẽ gây tổn hại đến tăng trưởng GDP, qua đó tác động xấu đến khả năng đầu tư xây dựng và kinh doanh cho các ngành liên quan đến

thép thành phẩm. Giá trong năm này sẽ dao động nhẹ vì các lần điều chỉnh trong tháng 12 và tháng 01 của các nhà sản xuất mới chỉ được thị trường chấp nhận một phần và các nhà sản xuất sẽ cần thời gian để thuyết phục khách hàng chấp nhận phần điều chỉnh còn lại.

3.1.1.2. Tổng quan thị trường trong nước

fz. Năm 2012, chịu ảnh hưởng của tình hình thế giới, các doanh nghiệp thép trong nước không chỉ gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm mà còn phải đối mặt tình trạng thiếu vốn nên có nhiều dự án chậm tiến độ. Theo đánh giá của Tổng Công ty Thép Việt Nam (VnSteel), năm 2012 là năm khó khăn nhất đối với các DN trong ngành do thị trường bất động sản "đóng băng" kéo dài khiến nhiều dựa án xây dựng bị đình trệ, thị trường thép "tắc" đầu ra. Bên cạnh đó, sản phẩm thép trong nước lại phải cạnh tranh khốc liệt với thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc. Trong tình hình đó, có những tháng phần lớn các nhà máy chỉ chạy 40-50% công suất, thậm chí 30% công suất để duy trì sản xuất và giữ chân người lao động. Thống kê của cho thấy, lượng thép xây dựng tiêu thụ năm 2012 chỉ đạt 4,5 triệu tấn, giảm 10% so với năm 2011. Sản lượng thép xây dựng toàn ngành tính đến hết năm 2012 ước giảm 13-14% so với năm 2011. Nhiều nhà máy thép phải giảm sản xuất, nhiều nơi dừng đầu tư hay mở rộng, một số thì đóng cửa hoặc phá sản...

ga. Năm 2013 tiếp tục được dự báo sẽ còn khó khăn khi nhu cầu tiêu dùng, đầu tư giảm sút, thị trường bất động sản (BĐS) vẫn chưa phục hồi.Thị trường có nhiều biến động khó lường, các sản phẩm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất tăng trong thời gian ngắn nhưng lại giảm giá trong thời gian dài và không ổn định.Tốc độ giảm giá bán bình quân của phôi thành phẩm lớn hơn nhiều so với tốc độ giảm giá bán bình quân của phế liệu đầu vào.

gb. Theo nhận định của tập đoàn Hòa Phát nói chung và của CTCP Thép Hòa Phát nói riêng, mặc dù còn tiếp tục khó khăn nhưng nền kinh tế Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng tốt hơn trong năm 2013. Do đó, ban lãnh đạo công ty đã đề ra kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận sau thuế cao hơn so với năm 2012 khoảng 8% đồng thời tuân thủ các chính sách cơ bản như: đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, giảm lượng hàng hóa và nguyên vật liệu tồn kho có giá cao, phản ứng linh hoạt với sự biến động của tỷ giá, xem xét thận trọng các kế hoạch đầu tư hiện tại và trong năm tới.

gc. Nhiệm vụ lớn nhất của Công ty trong năm 2012 là đưa vào vận hành giai đoạn 2 của Nhà máy tại khu liên hợp gang thép Hòa Phát dự kiến vào tháng 7/2013, với kế hoạch tiêu thụ 500.000 tấn thép.

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCP Thép Hòa Phát.

3.2.1. Giải pháp tài chính

gd. Qua phân tích thực trạng TC của Công ty, ta thấy về cơ bản tình hình TC của Công ty đang ở mức đáng báo động, các hệ số hiệu suất hoạt động đều giảm xuống mức rất thấp. Để đạt được mục tiêu đề ra, DN cần thực hiện gấp rút các giải pháp cải thiện tình hình này. Cụ thể:

3.2.1.1. Huy động nguồn tài trợ mới và nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức huy động và sử dụng vốn

ge. Qua phân tích, có thể thấy mô hình tài trợ vốn của DN năm 2012 chưa thực sự ổn định và an toàn, DN phải dùng một phần NVNH để đầu tư cho TSDH, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của DN. Vậy nên, DN cần lập kế hoạch cụ thể về việc huy động vốn bao gồm: việc xác định khả năng vốn tự tài trợ được và vốn cần huy động từ bên ngoài để lựa chọn nguồn tài trợ hợp lý với chi phí sử dụng vốn thấp nhất giúp DN đạt được một cơ cấu vốn linh hoạt và tối ưu. Để tăng nguồn tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, DN có thể áp dụng các biện pháp sau:

 Trước hết, trong quá trình tìm nguồn tài trợ, DN cần huy độnghết tối đa nguồn tài trợ của mình, tận dụng tối đa nguồn vốn nội sinh của mình. Một trong số đó là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và nguồn vốn khấu hao tài sản cố định được tích lũy lại nhằm tạo nguồn vốn tái đầu tư cho DN.

 Tăng cường huy động các nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho cácnhu cầu trước mắt về vốn lưu động. Tuy nhiên, DN cần hạn chế huy động các khoản vay ngắn hạn mà phải tận dụng tối đa các khoản nợ ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán như thuế và các khoản phải nộp, áp dụng các hình thức tín dụng thương mại…Việc sử dụng các nguồn vốn này sẽ làm giảm đáng kể chi phí huy động vốn do đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DN. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn này chỉ mang tính chất tạm thời và DN cần chú ý điều hòa vốn chiếm dụng được với khoản vốn bị chiếm dụng ngắn hạn sao cho DN không bị thua thiệt và luôn có thể đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

 Để khắc phục mô hình tài trợ đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, DN phải luôn quan tâm đến việc tìm nguồn tài trợ dài hạn, bởi lẽ đây là nguồn tài trợ ổn định và lâu dài đảm bảo cho sự phát triển bền vững của DN. Tuy nhiên, khi tìm kiếm các nguồn vay dài hạn, DN cần chú trọng tới lãi suất của các khoản vay. Trước tình hình lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đã giảm, DN cần tiến hành thương thảo để được áp dụng mức lãi suất thấp hơn, tránh phải chịu chi phí lãi vay lớn.

 DN cần chủ động trong việc phân phối và sử dụng vốn đã đượctạo lập sao cho mang lại hiệu quả cao nhất. DN cần căn cứ trên kế hoạch kinh doanh và dự báo những biến động của thị trường để đưa ra quyết định phân bổ vốn cả về mặt số lượng và thời gian, cụ thể cần dự trữ bao nhiên hàng tồn kho là hợp lý và hiệu quả. Đồng thời, DN cũng cần có sự phân bổ vốn dựa trên chiến lược phát triển của DN. Từ kế hoạch tổng thể, cần đưa ra kế hoạch chi tiết. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết đối với công tác quản lý tài chính nói chung và quản lý sử dụng vốn nói riêng. Nếu làm tốt công tác này thì DN sẽ đạt được 1 cơ cấu

vốn tối ưu, linh hoạt và hiệu quả, giúp lành mạnh tình hình tài chính của DN, nâng cao chất lượng dịch vụ và góp phần quan trọng vào sự phát triển của DN trong tương lai.

gf. Tóm lại, thực hiện giải pháp huy động vốn có hiệu quả, DN sẽ có một cơ cấu vốn tối ưu đảm bảo cân bằng giữa rủi ro và chi phí, đồng thời sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn, làm tăng số vòng luân chuyển tổng VKD của mình. Tuy nhiên giải pháp này thực hiện còn phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của thị trường vốn, sự ổn định của nền kinh tế, uy tín của DN và khả năng thích ứng trong các tình huống cụ thể của người quản lý.

3.2.1.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Quản lý hàng tồn kho dự trữ ở mức hợp lý

gg. Hàng tồn kho trong năm của DN còn nhiều và chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng vốn lưu động và có xu hướng tăng về cuối năm cho thấy lượng hàng hóa, nguyên vật liệu tại kho cũng như gửi tại các đại lý còn nhiều. Điều này gây nên tình trạng ứ đọng vốn, làm giảm tốc độ luân chuyển vốn của DN. Do vậy, cần có các biện pháp để giảm bớt tình trạng hàng tồn kho quá nhiều:

 Tiến hành công tác nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch cho HĐKD trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi tiết số lượng theo từng tháng, quý để chủ động trong hoạt động sản xuất, tránh tình trạng không có hàng bán hay hàng sản xuất ra không tiêu thụ được.

 Bảo quản tốt hàng tồn kho. Định kỳ, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn.

 Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa. Từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc mua hàng hóa trước sự biến động của thị trường. Đây là biện pháp rất quan trọng để bảo toàn vốn của DN. 3.2.1.3. Nhóm các biện pháp nhằm hoàn thiện khả năng thanh toán

gh. Trong kinh doanh, muốn đảm bảo vốn kinh doanh, các DN không tránh khỏi việc nợ tín dụng từ nhà cung cấp. Việc đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh làm cho doanh thu tăng, nhưng kéo theo đó là các khoản nợ phải trả cũng tăng. Do vậy, bài toán đặt ra cho DN đó là làm thế nào để vừa có thể huy động được 1 nguồn vốn tín dụng vừa đảm bảo thanh toán đúng thời hạn, giữ uy tín đối với nhà cung cấp.

gi. Trong năm qua, khả năng thanh toán của DN có chiều hướng đi xuống, các hệ số khả năng thanh toán hầu như giảm xuống sâu ở mức báo động. Con số này báo hiệu cho việc DN có thể gặp khó khăn lớn trong thanh toán đặc biệt trong ngắn hạn.

 Xác định mức dự trữ vốn bằng tiền hợp lý, cân đối giữa chi tiêu và lượng tiền dự trữ để đảm bảo khả năng trả nợ và cho hoạt động kinh doanh kì tới.

 Giảm bớt vay ngắn hạn ngân hàng để đảm bảo cơ cấu vốn tối ưu, tăng khả năng thanh toán. Bên cạnh đó, DN cần chủ động khai thác các nguồn vốn dài hạn mà quan trọng nhất là vốn tự có để bổ sung số vốn thiếu hụt, nâng cao mức độ an toàn về mặt tài chính.

 Giảm lượng hàng tồn kho xuống, sử dụng số vốn đó cho các loại tài sản có tính thanh khoản cao, nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán tức thời của DN. 3.2.1.4. Tái cơ cấu nguồn vốn cho DN

gj. Dựa vào kết quả phân tích ta nhận thấy hiện nay CTCP Thép Hòa Phát đang sử dụng một cơ cấu vốn mât cân đối, khả năng tự chủ về tài chính của DN đang có nguy cơ giảm sút. Điều này không những quan trọng đối với DN mà nó còn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư, các nhà cung cấp, ngân hàng cho vay… Nếu khả năng tự chủ của DN lớn mạnh sẽ tạo niềm tin cho các đối tượng có liên quan, từ đó tạo thuận lợi cho DN về nhiều mặt trong kinh doanh và tăng nguốn VKD cho DN.

gk. Sự ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình hoạt động kinh doanh của các DN. Tuy nhiên đây cũng sẽ được coi là một thuận lợi cho các DN biết tận dụng thời cơ khi muốn đầu tư thêm thiết bị kĩ thuật, cơ sở hạ tầng mở rộng hoạt động kinh doanh. Vì vậy bố trí lại cơ cấu vốn bằng việc tăng cường đầu tư vào máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ là một điều hết sức cần thiết và thích hợp với DN tại thời điểm hiện nay, khi tỷ trọng TSNH đang lớn hơn TSDH.

3.2.2. Giải pháp quản lý điều hành hoạt động SXKD.

Về lĩnh vực đầu tư:

gl. Trong giai đoạn tới DN cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, nâng cao năng lực cho tương xứng với những nhiệm vụ SXKD đã đề ra và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt tập trung thực hiện mục tiêu đưa nhà máy mới vào vận hành để nhanh chóng thu hồi lại vốn đã đầu tư.

gm. Ngoài ra DN cũng cần đầu tư vào cải tạo nâng cấp công nghệ, thường xuyên duy tu bảo dưỡng các thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm. Trước tình hình kinh tế đóng băng như hiện nay, DN cần tập trung vào phát triển bền vững về chất lượng chứ không nên chạy theo số lượng, sản xuất ra sản phẩm kém tính cạnh tranh dẫn đến tình trạng tiêu thụ bị ứ đọng.

Về tổ chức sản xuất:

gn. DN cần phải tổ chức sắp xếp lại bộ máy gọn nhẹ, linh hoạt nhằm giảm đầu mối tổ chức, giảm nhân lực quản lý, bộ máy hoạt động linh hoạt hơn.

go. Bên cạnh đó, DN cũng cần phải xây dựng văn hóa DN. Văn hoá DN giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm.Văn hoá DN phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa hãnh diện vì là một thành viên của DN. Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến.Văn hóa DN quyết định sự trường tồn của DN, là một tài sản lớn của DN, vì vậy CTCP Thép Hòa Phát cần phải xây dựng Văn hóa DN cho đơn vị mình. Để xây dựng văn hóa DN thành công, cần phải thực hiện những việc sau đây :

gp. - Xây dựng cẩm nang Văn hóa của Công ty với những nội dung cụ thể về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh; các qui định chi tiết về văn hóa ứng xử với khách hàng, văn hóa giao tiếp nội bộ, văn hóa hội họp, học hành, văn hóa lễ hội...

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w