2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
BẢNG 2.3: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI SẢN TRONG NĂM 2012 (TIẾP)
(TIẾP) Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2012 01/01/2012 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) TÀI SẢN DÀI HẠN 688.714.170.797 35.50 285.105.213.040 17.48 403.608.957.757
Phải thu dài hạn của khách hàng - -
Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc - -
Phải thu dài hạn nội bộ - -
Phải thu dài hạn khác - -
Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi - -
Tài sản cố định 675.649.843.920 98.10 273.740.762.587 96.01 401.909.081.333
Tài sản cố định hữu hình 142.755.016.059 127.082.317.071 46.42 15.672.698.988 Nguyên giá 241.984.156.665 207.732.393.260 34.251.763.405 Giá trị hao mòn luỹ kế -99.229.140.606 -80.650.076.189 18.579.064.417
Tài sản cố định thuê tài chính - - -
Nguyên giá - - -
Giá trị hao mòn luỹ kế - - -
Tài sản cố định vô hình 65.586.659.223 65.767.584.614 24.03 Nguyên giá 66.969.436.508 66.953.202.508
Giá trị hao mòn luỹ kế -1.382.777.285 -1.185.617.894
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 467.308.168.638 80.890.860.902 29.55 386.417.307.736
Bất động sản đầu tư - - -
Nguyên giá - -
Giá trị hao mòn luỹ kế - -
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - -
Đầu tư vào các công ty con - -
BẢNG 2.3: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI SẢN TRONG NĂM 2012(TIẾP) (TIẾP) Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2012 01/01/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
Đầu tư dài hạn khác - -
Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài
hạn - -
Tài sản dài hạn khác 13.064.326.877 1.90 11.364.450.453 3.99 1.699.876.424
Chi phí trả trước dài hạn 13.064.326.877 11.364.450.453 100.00 1.699.876.424 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại - -
Tài sản dài hạn khác - -
TỔNG TÀI SẢN 1.940.020.600.934 1.630.736.233.779 309.284.367.155
Tổng TS của DN cuối năm so với đầu năm tăng 309.284.367.155VNĐ, tương ứng tỷ lệ tăng 18,97%. Trong đó, TSDH tăng 403.608.957.757 VNĐ, tương ứng tỷ lệ tăng 141,56% và TSNH giảm 94.324.590.602 VNĐ, tương ứng tỷ lệ giảm 7,01%.
Tại cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm, TSDH đều chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu TS. Cuối năm, TSNH giảm trong khi TSDH tăng đã làm tăng tỷ trọng của TSDH trong cơ cấu TS từ 17,48% lên 35,50%. Cụ thể hơn, tỷ suất đầu tư vào TSDH đã tăng từ 21,19% lên 55,04%, đồng thời tỷ suất đầu tư vào TSNH giảm tương ứng từ 82,52% xuống còn 64,5%. Điều này có thể giải thích do trong năm DN đầu tư vào giai đoạn 2 của Dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát nên đã làm chi phí xây dựng cơ bản tăng cao.
Cụ thể, xem xét từng loại TS ta thấy:
TSNH giảm 94.324.590.602 VNĐ, tương ứng tỷ lệ giảm 7,01% là do hầu hết các khoản mục cấu thành đều giảm, riêng các khoản phải thu tài chính ngắn hạn và hàng tồn kho tăng nhưng mức tăng không đủ bù đắp mức giảm.
• Tiền và các khoản tương đương tiền giảm 48.807.125.778, mức giảm 7,01% là do trong năm DN đã sử dụng vốn bằng tiền để trang trải khoản nợ cho các nhà cung cấp, trong khi tình hình tiêu thụ khó khăn dẫn đến doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng trưởng chậm hơn các năm trước.
• Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 184.782.498.861VNĐ, tương ứng tỷ lệ giảm 33% là do hầu hết các khoản mục phải thu đều giảm.
− Phải thu khách hàng giảm mạnh nhất, từ 414 tỷ đồng xuống còn 262 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 36,8% do trong năm DN đã chú trọng sàng lọc các đối tượng khách hàng, chỉ áp dụng chính sách tín dụng với các khách hàng đủ tiêu chuẩn (đạt được chỉ tiêu thụ sản lượng đề ra, thanh toán đúng hạn,…). Tuy nhiên điều này cũng làm ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty khi chính sách tín dụng bị thắt chặt. Đồng thời, DN cũng tăng cường công tác thu hồi nợ, giảm
lượng vốn bị chiếm dụng bởi khách hàng. Trong năm tới, DN cần đề ra các chính sách tín dụng hợp lý hơn nữa để nâng cao sản lượng tiêu thụ hàng hóa mà vẫn giảm được lượng vốn bị chiếm dụng.
− Khoản trả trước cho người bán giảm 21.455.085.107 VNĐ, tỷ lệ giảm 14,97% do trong năm lượng vốn bằng tiền giảm nên DN không đủ điều kiện thanh toán trước cho người bán.
• Hàng tồn kho trong năm tăng 137.455.873.099 VNĐ, mức tăng 20,66% trong khi các khoản mục khác giảm đã làm tăng tỷ trọng HTK trong cơ cấu TS của DN, từ 49,44% lên 64,15%. Sự tăng này không phải do DN mở rộng quy mô hoạt động mà do hàng hóa sản xuất ra khó tiêu thụ. DN cần chú ý điều tiết sản lượng sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, thay vì chạy đua theo số lượng thì nên tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh.
• Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn trong năm tăng 12.427.167.324 VNĐ. Mức tăng này là do các cổ phiếu nằm trong danh mục nắm giữ của Công ty tăng giá trị thị trường.
TSDH của Công ty chủ yếu gồm TSCĐ, các tài sản khác chiếm tỷ trọng không nhỏ không đáng kể và cuối năm còn bị giảm so với đầu năm. Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát là Công ty sản xuất trong lĩnh vực công nghệ, sở hữu nhiều máy móc và nhà xưởng có giá trị lớn nên cơ cấu TSDH này là hoàn toàn hợp lý.
TSCĐ tăng 401.909.081.333 VNĐ, tỷ lệ tăng 146,82% nguyên nhân chủ yếu là do chi phí xây dựng cơ bản dở dang và TSCĐ HH tăng nhanh trong khi TSCĐ vô hình giảm nhẹ.
• TSCĐ HH của công ty tăng 15.672.698.988. Mức tăng 12,33% này là do trong năm Công ty đã đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị nên làm tăng nguyên giá TSCĐ 34.251.763.405 VNĐ, tương ứng với tỷ lệ 16,49%. Trong khi đó, khấu hao TSCĐ lại giảm 18.579.064.417 VNĐ, tương ứng với tỷ lệ giảm 23,04%.
• Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của công ty trong năm tăng xấp xỉ 385 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 477,7% là do năm 2012, công ty đã triển khai và hoàn thành sơ bộ giai đoạn 2 của dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát tại Hải Dương.
Phân tích mô hình tài trợ vốn
Qua số liệu BCĐKT trong kỳ, qua tính toán ta thu được kết quả sau:
Nguồn: Tổng hợp qua BCĐKT năm 2012 của CTCP Thép Hòa Phát