Du lịch với sự tham gia của cộng đồng

Một phần của tài liệu Tiềm năng văn hoá mường với việc phát triển du lịch của tỉnh hoà bình (Trang 74 - 77)

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang nội dung Văn hoá sâu sắc. Hoạt động Du lịch phức tạp đòi hỏi sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều tổ chức cá nhân tham gia tạo sản phẩm Du lịch có chất lượng. Thực vậy, với tỉnh Hoà Bình Du lịch nhân văn là phàn quan trọng nên tiềm năng chính của nó là con người sinh sống trên địa bàn này. Cộng đồng dân tộc tỉnh Hoà Bình nói chung và dân tộc Mường nói riêng đóng vai trò quan trọng với việc phát triển Du lịch. Bởi lẽ khi tiến hành quy hoạch đầu tư các doanh nghiệp cần xác định một vấn đề quan trọng là tận dụng nguồn nhân lực tại chỗ. Như vậy Du lịch sẽ góp phần củng cố ý thức giữ gìn bản sắc Văn hoá tạo đà cho cho việc phát triển Du lịch theo chiều sâu. Mặt khác tận dụng nguồn nhân lực tại chỗ sẽ tiết kiệm được kinh phí vả lại người dân địa phương chính họ sẽ hiểu họ và phong tục của họ hơn ai hết. Đây sẽ là nguồn lực góp phần đáng kể vào sự thành công của công việc kinh doanh.

Tuy nhiên, do điều kiện khó khăn trình độ người dân cư nhiều hạn chế cần có kế hoạch đào tạo bài bản theo nghiệp vụ, có thể mở lớp bồi dưỡng ngay tại địa phương hoặc gửi đi học tại trung tâm Du lịch đã phát triển.

- Các nhà dân tộc phải biết phối hợp với dân bản để xây dựng và triển khai các dự án khai thác các giá trị văn hoá phục vụ cho du lịch, đồng thời cho người dân tham gia vào các hoạt động phục vụ du lịch. Khuyến khích người dân tự bảo vệ giữ gìn và phát huy vốn văn hoá của mình.

Trên cơ sở những thực trạng và giải pháp được nêu ở trên tôi xin đưa ra một số kiến nghị nhằm khai thác có hiệu quả giá trị Văn hoá Mường cho mục tiêu phát triển Du lịch ở Hoà Bình.

- Cần xác định vị trí, vai trò cũng như tầm quan trọng của việc đưa loại hình Văn hoá dân tộc Mường và hoạt động Du lịch của tỉnh.

- Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp do đó phát triển Du lịch phải gắn liền với một số ngành khác như: giao thông, thương mại, bưu điện, điện lực, Văn hoá thông tin... để tạo ra sản phẩm Du lịch hấp dẫn đạt tiêu chuẩn và tính cạnh tranh cao.

- Cần tiến hành quy hoạch chi tiết các cụm, tuyến điểm Du lịch theo quy hoạch tổng thể.

- Đầu tư xây thêm các cơ sở vui chơi giải trí tạo sự hấp dẫn, kéo dài thêm thời gian lưu trú của khách.

- Tăng cường công tác quản lý, chấm dứt tình trạng đưa đón khách lộn xộn, cần ban hành quy chế về các làng bản làm Du lịch. Quy định mức thu lệ phí đối với các dịch vụ liên quan tới hoạt động Du lịch của khách.

- Đổi mới công tác quản lý Nhà Nước về Du lịch, tạo các cơ chế, chính sách thông thoáng, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung và ngành Du lịch tỉnh Hoà Bình nói riêng. Thành lập sở thương mại Du lịch tại tỉnh và các trung tâm du lịnh tại các điểm.

- Xúc tiến các chương trình hoạt động bồi dưỡng nhân viên và cán bộ ngành Du lịch cách học tại chỗ, tổ chức gửi đi học các trường Đại học chính quy

để có đội ngũ nhân viên đủ trình độ đáp ứng nhu cầu sự phát triển Du lịch trong tương lai.

KẾT LUẬN

Văn hoá 54 thành phần tộc người ở nước ta nói chung và văn hoá dân tộc Mường nói riêng là tài sản quý giá của quốc gia mà không gì có thể so sánh được. Nó được xem là chìa khoá của các quốc gia trong nền văn minh nhân loại.

Hơn lúc nào hết, khi nền văn minh công nghiệp đã và đang xâm nhập vào nước ta, khi sự giao lưu kinh tế, văn hoá đang diễn ra và là xu thế tất yếu mang tính toàn cầu thì giá trị văn hoá nói chung và giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể nói riêng của các dân tộc vẫn cần được nghiên cứu bảo tồn và phát huy, góp phần vào công việc xây dựng cũng như phát triển của đất nước.

Hiện nay giá trị văn hoá các dân tộc ngày càng được phát huy và tuyên truyền rộng rãi với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế góp phần vào việc nhận rõ chân dung văn hoá của ta cho nhân loại hiểu ta. Đặc biệt trong đó hoạt động Du lịch là một việc rất quan trọng "Du lịch là một ngàng kinh tế tổng hợp mang nội dung văn hoá sâu sắc"

Tuy nhiên Du lịch lại khác với các ngành kinh tế ở chỗ nó được khai thác trên giá trị văn hoá của các tộc người, bởi đây chính là nhân tố làm nên diện mạo văn hoá vùng miền,tạo thành diện mạo văn hoá vật thể, phi vật thể.

Văn hoá tộc người được coi là tiềm năng, là nguồn tài nguyên để khai thác Du lịch và ngược lại chính hoạt động Du lịch đã có tác động mạnh mẽ đến nghiên cứu làm hồi sinh nhiều giá Văn hoá giúp chúng ta có thể ngược dòng thời gian trở về với những phong tục tập quán truyền thống, Văn hoá nếp sống sinh hoạt mà trải qua bao thăng trầm, bao biến thiên của lịch sử vẫn còn giữ được.

Như vậy, việc tìm hiểu khai thác giá trị Văn hoá của dân tộc Mường vào hoạt động Du lịch của Hoà Bình là việc làm cần thiết, có ý nghĩa với việc phát triển Du lịch.

Tiềm năng văn hoá Mường với việc phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình MỤC LỤC

Một phần của tài liệu Tiềm năng văn hoá mường với việc phát triển du lịch của tỉnh hoà bình (Trang 74 - 77)