Giải pháp về quy hoạch và đầu tư.

Một phần của tài liệu Tiềm năng văn hoá mường với việc phát triển du lịch của tỉnh hoà bình (Trang 68 - 71)

Đây là vấn đề vô cùng bức thiết nó có liên quan trực tiếp đến việc hấp dẫn thu hút khách du lịch đến với tỉnh nhà, đến hiệu quả công việc. Đặc biệt đến với

Hoà Bình một trung tâm du lịch của miền Bắc cơ sở hạ tầng chưa phát triển mạnh.

Nhận thức được vấn đề này tỉnh Hoà Bình cần phải có sự quy hoạch cụ thể đưa vào khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch. Trên cơ sở quy hoạch đó tiến hành dân tộc một cách toàn diện đồng bộ, đúng hướng, từ trên xuống dưới, đến tận bản Mường, tránh tình trạng nhỏ giọt thiếu thống nhất mang lại hiệu quả không cao.

Dưới đây là một số vấn đề cần đầu tư mà qua thực tế tôi nhận thấy:

1. Về không gian: Tập trung vào các cụm du lịch trọng điểm và phụ cận

đang có sức hút khách du lịch quốc tế và nội địa.

Mở điểm du lịch mới tại bản Luỹ, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc. Cách trung tâm Mường Khến không xa, đây là điểm dừng chân của du khách từ Mai Châu về hoặc từ trung tâm điều phối du lịch thị xã Hoà Bình đến. Đây là miền đất tổ của người Mường (Mường Bi), có mái đá Mường Khến nguy nga, mang nhiều sự tích huyền thoại miêu tả trong các áng mo Mường. Từ đây đến xã Phong Phú, Địch Giáo rất gần, là những bản làng dân tộc nằm trên gò đồi cây trái xum xuê, nơi còn giữ được nguyên vẹn bản sắc văn hoá Mường rõ nét nhất. Cồng chiêng ở đây lúc nào cũng sẵn sàng vui hội, hoà âm sắc bùa rất tài tình và đẹp mắt. Đêm nghỉ lại ở đây, khách được thưởng thức các làn điệu dân ca, múa dân tộc cổ truyền: múa mõ, múa quạt mo... và uống rượu cần thuộc loại ngon nhất vùng. Từ đây khách sẽ đến các điểm du lịch ở Yên Thuỷ thăm hang Chùa, qua Lạc Sơn nghe hát đối, hát giao duyên và còn có thể đi tới các khu du lịch của tỉnh bạn - Ninh Bình...

Xây dựng nhà bảo tàng văn hoá Mường cổ. Bên cạnh Mường Khến là Lũng Vân - thung lũng mây, lên đây hưởng gió núi mênh mang, đó là tuyến du lịch xanh có Thác Bạc, Suối Mưa. Khí trời, hơi đất ở đây thật trong lành, tại đây có thể chiêm ngưỡng cả đất Mường Bi và có điều kiện để xây dựng một khu nghỉ mát, trại sáng tác, nhà bảo tàng văn hoá cổ người Mường thật quý giá phục vụ cho du lịch, cũng đang là sở thích của du khách các nước Tây Âu và Đồng Âu. Việc tìm hiểu lịch sử, văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, những cái

hay cái đẹp của từng dân tộc là nhu cầu của khách du lịch. Bất kỳ khách du lịch nào đến Việt Nam (khách du lịch thuần tuý, thương gia, nhà nghiên cứu...) đều mong muốn tìm hiểu đất nước, con người Việt Nam, về các dân tộc thiểu số. Có được nhà bảo tàng văn hoá cổ truyền dân tộc Mường có hiện vật lưu giữ, trưng bày trong bảo tàng giúp cho du khách chứng kiến tận mắt một dân tộc có bề dày lịch sử hàng nghìn, hàng vạn năm.

Đầu tư xây dựng công viên du lịch “Sử thi Đẻ đất đẻ nước” theo dự án của Sở Du lịch và Thương mại Hoà Bình (2002 - 2005). Từ núi Đúng, hồ Đúng (khách sạn Sông Đà) đến giáp cảng Bích hạ. Được mô tả theo từng Cuông Mo và có từng khu vui chơi giải trí đa năng, vui chơi nước cảm giác mạnh (lấy nguồn nước từ hồ Sông Đà), trồng rừng, nuôi thú. Công viên du lịch được dân tộc sẽ là yếu tố thuận lợi góp phần đưa thị xã Hoà Bình trở thành thành phố trong tương lai.

Đầu tư phát triển bản du lịch Mường Cời - Lương Sơn: Bên cạnh những khu du lịch sinh thái đã và đang hình thành rất thuận lợi cho du khách từ Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác đến tham quan, nghỉ cuối tuần. Trong tương lai không xa sẽ có thêm một làng du lịch văn hoá các dân tộc Hoà Bình được hình thành sẽ là một trung tâm du lịch văn hoá lớn.

2. Về nội dung: nang cấp cơ sở vật chất và môi trường tại các khu, su

điểm du lịch điển hình đang có khách và mở thêm các điểm du lịch làng bản mới còn giữ được nguyên bản sắc, mở thêm các điểm du lịch sinh thái và những khu rừng bảo tồn sinh học, bảo tồn thiên nhiên.

- Nâng cao và phát triển loại hình du lịch văn hoá bản Mường và du lịch sinh thái.

- Tổ chức các lễ hội truyền thống: lễ hội cồng chiêng...

- Xây dựng các bản Mường thành làng văn hoá (như ở Kim Bôi) - Khôi phục các làng nghề truyền thống, nghệ thuật ẩm thực.

- Sở Du lịch - Thương mại phối hợp với các ngành mở lớp đào tạo nghề nghiệp ngắn ngày, hướng dẫn tham quan học tập kinh nghiệm và tổ chức tuyên truyền quảng bá.

- Các doanh nghiệp tổ chức trưng bày giới thiệu các sản phẩm chương trình hướng dẫn tham quan làng nghề phục vụ khách.

Một phần của tài liệu Tiềm năng văn hoá mường với việc phát triển du lịch của tỉnh hoà bình (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w