Những giá trị văn hoá Mường đang được khai thác.

Một phần của tài liệu Tiềm năng văn hoá mường với việc phát triển du lịch của tỉnh hoà bình (Trang 47 - 50)

Đối với ngành kinh doanh du lịch, giá trị văn hoá được coi là nhân tố quan trọng và hết sức cần thiết trong việc thiết kế tour. Tuy nhiên, không phải bất kỳ giá trị văn hoá nào cũng được đưa vào trong lĩnh vực kinh doanh du lịch mà thông thường các nhà xây dựng chương trình du lịch chỉ lựa chọn những giá trị văn hoá tiêu biểu nổi bật và có tính phổ quát cho toàn bộ dân tộc đó để giới thiệuvới bạn bè trong nước và quốc tế, giúp du khách có thể thẩm nhận được sự đặc sắc và khác lạ cũng như am hiểu về văn hoá tộc người mà mình ghé thăm.

Là một tỉnh miền núi, nằm cách thủ đô Hà Nội 73km về phía Tây Bắc. Với điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý như vậy Hoà Bình là mảnh đất sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau. Dân tộc Mường với dân số 479.197 người chiếm 63,32% (số liệu năm 2002) dân số toàn tỉnh nên việc khai thác các giá trị văn hoá để phục vụ cho hoạt động du lịch của tỉnh Hoà Bình là việc làm rất cần thiết. Văn hoá Mường xét theo các hình thái và cấp độ của nó như văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, nếp sống sinh hoạt, ứng xử và giao tiếp, phong tục tập quán hay cụ thể hơn là cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan văn hoá: núi đồi, thung lũng Mường với những thảm rừng, thửa ruộng bậc thang, những nếp nhà sàn hoà quyện vào nhau, cùng với vùng nước “Biển hồ”, của thuỷ điện Hoà Bình đã tạo thành một không gian văn hoá đa chiều, tuyệt diệu với suối Mơ, động Tiên và các công trình văn hoá như: hang “Đồng nội”, nhà sàn Mường, Trống đồng, Mộ cổ, Đập thuỷ điện... và những nếp sống sinh hoạt thể hiện qua cách ăn, mặc, ở với các loại hình văn hoá, văn nghệ như múa sạp, múa theo tiếng nhạc cồng chiêng, hát bộ mẹng, hát ví, múa quạt... Tất cả đã tạo nên một kho tàng văn hoá mà du khách có thể tìm đến lựa chọn và thưởng thức.

Đến bản Mường dọc theo các con suối du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chiếc cọn nước - biểu tượng của dân tộc Tây Bắc nói chung và người Mường nói riêng, những nếp nhà sàn bình dị đặc trưng ẩn hiện dưới tán rừng xanh thẫm. Sau khi rửa chân tay, mặt sạch sẽ theo tục lệ du khách sẽ được mời lên cầu thang vào ngôi nhà sàn để dự lễ uống rượu cần. Du khách sẽ được tiếp xúc ngay với lối ứng xử “Không sôi nổi bề ngoài mà dạt dào tình cảm” của những người cao tuổi ngồi bên bếp lửa cùng uống rượu cần ngắm nhìn những cô gái Mường xinh xắn e lệ duyên dáng trong bộ trang phục truyền thống dân tộc. Liên tục từ những chiếc sừng trâu rót nước xuống ché rượu cần cùng lời hát tự nhiên mời đưa du khách vào cõi mênh mang huyền bí của núi rừng Tây Bắc.

Đến đây, du khách có thể quan sát trực tiếp những ngôi nhà sàn Mường được xây dựng bằng những vật liệu tự nhiên từ núi rừng Tây Bắc giản dị mộc mạc nhưng cũng lại rất xinh xắn, gọn gàng. Hoà trong không gian trầm lắng của núi rừng du khách sẽ được nghe tiếng âm vang của dàn nhạc cồng chiêng, tiếng réo rắt văng vẳng êm dịu của cây sáo, tiếng trầm hùng nhịp nhàng của tiếng đồng vọng đến từ ngàn xưa. Du khách cũng có thể được thưởng thức những làn điệu dân ca hay các bài hát truyền thống với nhiều cung bậc và thắm đượm chất trữ tình. Nếu nhiệt tình khéo léo du khách có thể được nghe những câu truyện cổ tích Mường đậm tính nhân văn cao cả từ lời lẽ kể chậm rãi xúc động của các cụ già.

Không có gì tuyệt vời hơn nếu có thời gian ở lâu, du khách sẽ được nghe Bố mo trình tấu những đoạn trong áng sử thi “Đẻ đất đẻ nước” có một không hai rất nổi tiếng của người Mường.

Đến nơi đây du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên trước sự phong phú, đa dạng của kho tàng văn hoá Mường, du khách có thể tham gia vào các lễ hội. Trò chơi ném còn, thi bắn, bơi thuyền trên “biển hồ” - đập sông Đà, công trình thế kỷ của đất nước. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ, đa diện của thiên nhiên, thưởng thức các món ăn dân tộc trong tiếng hát của những cô gái Mường duyên dáng. Thật là ấn tượng khi du khách tham dự một tục lệ đã được huyền thoại hoá được hoà mình trong dòng nước trong mát của núi rừng với

tục lệ tắm suối cùng các cô gái Mường. Tắm suối ở đây mang ý nghĩa thể thao, bơi lội.

Tắm suối để hoà mình vào môi trường sinh thái nước, cỏ cây, hoa lá hay tiếng động của các sinh vật, cầm thú.

Có thể nói bản sắc văn hoá cổ truyền Mường được lồng trong khung cảnh thiên nhiên với môi trường sinh thái còn dáng vẻ nguyên sơ mà tự nó đã có sức hấp dẫn đối với du khách tạo nên cái tổng thể đa diện nhiều tầng quyện chặt giữa thiên nhiên - văn hoá con người nơi đây. Đó là diện mạo văn hoá có sức thu hút lớn với du khách.

Những giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, những cảnh quan thiên nhiên này đã được các Công ty du lịch xây dựng thành các chương trình cụ thể. Những gì đã mô tả ở trên là sản phẩm du lịch luôn được du khách quan tâm thích thú mỗi khi đến thăm bản Mường. Một cách khái quát nhất ta có thể thấy những giá trị văn hoá nổi bật của đang được khai thác là giá trị văn hoá vật thể với các công trình kiến trúc, trang phục, tập quán ẩm thực, công cụ sản xuất cổ truyền, đồ thủ công truyền thống và giá trị văn hoá phi vật thể mà nổi lên trong đó là các lễ hội, sinh hoạt văn nghệ, cách thức ứng xử, phong tục tập quán, nếp sống... Tất cả là những cơ sở tốt cho hoạt động du lịch diễn ra

ở đây.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy nguồn tiềm năng để phục vụ du khách là rất lớn nhưng hầu hết mỗi chỗ khai thác một cách tự phát vẫn chưa được chú ý khai thác triệt để hay chính xác hơn là chưa thể khai thác được vì thiếu những chính sách hợp lý, chưa có vốn đầu tư nhất là những người tạo chương trình du lịch chưa hiểu rõ về các giá trị này nên không khai thác đưa vào phục vụ nhu cầu của du khách. Đến với Hoà Bình, tham gia các chương trình du lịch bản hay du khách lễ hội là du khách mong muốn được tìm hiểu sâu, đòi hỏi được tham gia khám phá những giá trị to lớn đã được giới thiệu qua sách báo, tạp chí thậm chí qua những người có hiểu biết sâu rộng. Do vậy, xây dựng chương trình du lịch phải làm sao khai thác được những giá trị văn hoá rồi tạo ra những sản phẩm du lịch có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách bao gồm cả những du khách có

nhu cầu đòi hỏi cao. Chẳng hạn, các Công ty du lịch đưa lời chào tới du khách đều giới thiệu tới bản Mường thăm ngôi nhà sàn, ăn cơm nếp lam uống rượu cần. Người Mường có phong tục, lễ hội, sinh hoạt văn nghệ tập thể rất phong phú đặc biệt còn có nhiều món ăn lạ như: món êếch, canh loóng, bánh, rau rừng... có thể hấp dẫn du khách.

Một phần của tài liệu Tiềm năng văn hoá mường với việc phát triển du lịch của tỉnh hoà bình (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w