Lao động trong ngành du lịch

Một phần của tài liệu Tiềm năng văn hoá mường với việc phát triển du lịch của tỉnh hoà bình (Trang 64 - 66)

Về vấn đề tổ chức quản lý cán bộ công nhân viên lao động và phục trang ngành du lịch có nhiều vấn đề cần bàn tới.

Trong những năm gần đây đội ngũ cán bộ, công nhân viên phục vụ trong ngành du lịch đã có những bước trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Năm 1991 ngành mới có 100 lao động đến nay đội ngũ cán bộ quản lý công nhân lao động phục vụ trong ngành đã lên đến gần 600 người.

Số cán bộ có trình độ Đại học chuyên ngành du lịch chiếm số lượng rất ít, chủ yếu là ở các ngành khác chuyển sang, không có kiến thức chuyên môn mà chủ yếu là vừa làm vừa học tập trong thực tế.

Xác định được tình trạng yếu kém này. Tỉnh Hoà Bình đã coi trọng đến công tác đào tạo trong ngành du lịch và được thực hiện tính cực đã phát huy được trách nhiệm trong ngành, gắn việc đào tạo chính quy, hoặc tự đào tạo kiến thức thi nâng bậc, tổ chức tham gia học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước, gửi cán bộ đi học các lớp chuyên ngành ngắn và dài hạn do Tổng cục du lịch, các trường đào tạo vè du lịch mở.

Nói chung tuy đã có nhiều cố gắng trong đào tạo nguồn nhân lực nhưng trước yêu cầu ngày càng cao, so với sự hội nhập du lịch thế giới thì trình độ của cán bộ quản lý kinh doanh ngày càng yếu dần chưa năng động đáp ứng được du khách nhất là ngành truyền đạt từ du khách nền văn hoá dân tộc. Đòi hỏi phải có bằng cấp trình độ kinh nghiệm nhất định. Điều này là rất hiếm với tỉnh Hoà Bình.

Qua việc điều tra xem xét tôi nhận thấy còn một đội ngũ đông đảo lao động nữa làm công tác phục vụ trong lĩnh vực hoạt động du lịch. Do đó nhân dân các bản Mường làm dịch vụ, ăn ngủ nghỉ, biểu diễn văn hoá văn nghệ... số lượng lao động sống nhờ vào hoạt động du lịch là khá đông.

- Người dân tham gia vào các hoạt động các dịch vụ phục vụ khách tương đối đông. Họ là nguồn nhân lực quan trọng bởi lẽ được chính người dân phục vụ giới thiệu về họ là một thành công lớn khi xây dựng chương trình du lịch. Tuy nhiên hầu hết họ chưa được qua các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nên trình độ, cách làm việc còn chậm, thiếu khoa học, hiệu quả thấp.

Trên đây là những kết quả mà tỉnh Hoà Bình nói chung, ngành du lịch Hoà Bình cùng các bản Mường đã đạt được. Tuy nhiên còn nhiều khó khăn bất cập cần được giải quyết kịp thời, có khoa học, cụ thể để đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch Hoà Bình cũng như nhu cầu của khách tới tham quan.

Một phần của tài liệu Tiềm năng văn hoá mường với việc phát triển du lịch của tỉnh hoà bình (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w