Thực trạng bảo vệ các giá trị văn hoá Mường trong hoạt động du lịch.

Một phần của tài liệu Tiềm năng văn hoá mường với việc phát triển du lịch của tỉnh hoà bình (Trang 54 - 58)

mật thiết với các Công ty lữ hành (để giữ khách, hợp đồng lưu trú thường xuyên cho khách). Tuy vậy, các gia đình cũng phải đảm bảo chất lượng phục vụ tốt, phong cách phục vụ chu đáo và giá cả hợp lý. Tại những gia đình này, hình thức dịch vụ lưu trú chuyên nghiệp hơn đảm bảo hơn.

Bên cạnh đó, các hộ gia đình trong những bản làng còn có được khoản thu từ việc phục vụ nhu cầu ăn uống tại chỗ và kinh doanh dịch vụ bán đồ lưu niệm, tổ chức biểu diễn văn nghệ dân tộc hay giới thiệu hướng dẫn viên tham quan leo núi thành thạo có kinh nghiệm cho khách. Đây có thể nói là loại hình dịch vụ thu lại nguồn lợi đứng thứ hai sau dịch vụ lưu trú phục vụ khách.

Ngoài ra việc tổ chức biểu diễn các loại hình nghệ thuật dân gian Mường như: cồng chiêng, múa, hát đã mang lại sự thích thú cho du khách, mang lại thu nhập đáng kể cho người dân và góp phần lưu giữ những bản sắc văn hoá vốn có ở người Mường.

Nhìn chung các loại dịch vụ vẫn còn nghèo chưa phong phú làm thoả mãn nhu cầu của du khách do dân bản còn nghèo mà chính sách dân tộc lại nhỏ giọt, chưa thống nhất, thiếu đồng bộ, chưa hợp lý. Đồng thời do chính sách quản lý chưa chặt chẽ dẫn đến nhiều hình thức tự phát, bừa bãi, chưa có các quy định cụ thể đối với các gia đình đủ quyền kinh doanh các loại dịch vụ, chất lượng dịch vụ nên còn đôi khi gây lên sự mất an toàn, tin tưởng đối với du khách.

3.2. Thực trạng bảo vệ các giá trị văn hoá Mường trong hoạt động du lịch. lịch.

Du lịch sinh thái và du lịch làng bản văn hoá tộc người là hai loại hình du lịch chính của tỉnh Hoà Bình. Đặc biệt là tài nguyên du lịch văn hoá. Việc khai thác các giá trị tiềm năng văn hoá của các dân tộc trên địa bàn của tỉnh để phục vụ cho mục đích phát triển du lịch là việc làm vô cùng cần thiết và đúng hướng. Với dân số chiếm hơn 60% dân số của toàn tỉnh, với nền văn hoá lâu đời là chủ nhân của nền văn hoá Hoà Bình. Người Mường với bề dầy văn hoá của mình đây là một tiềm năng du lịch vô cùng lớn. Biết được vai trò và tầm quan trọng đó các Công ty du lịch lữ hành của tỉnh hầu hết xây dựng các chương trình du

lịch để phục vụ du khách đều dựa trên cơ sở khai thác những giá trị tiềm năng văn hoá đặc sắc của cư dân Mường. Đứng trước thực trạng và tác động mạnh mẽ của ngành du lịch, trước các mặt trái mà hoạt động du lịch mang lại các cơ quan chức năng đã có các biện pháp cụ thể để bảo vệ và giữ gìn các giá trị văn hoá của người Mường.

Các cơ quan ban ngành chức năng từ tỉnh cho tới địa phương có các chính sách:

- Tiến hành quy hoạch, phân vùng cụ thể xác định điểm trọng tâm du lịch chính là các bản Mường để từ đó tiến hành đầu tư xây dựng đưa các làng bản của người Mường vào để phục vụ cho hoạt động du lịch, nhu cầu của khách du lịch.

- Chính từ việc quy hoạch phân vùng các bản Mường từ đó có chính sách bảo vệ quản lý việc xây dựng nhà cửa, làm nương rẫy, khai thác rừng của người dân địa phương để tránh việc phá vỡ cảnh quan tự nhiên, khung cảnh làng bản theo truyền thống. Tránh việc xây dựng bừa bãi các công trình: nhà ở, khu vui chơi giải trí, hàng quán, nhà vệ sinh... bằng các vật liệu hiện đại như: xi măng cốt thép, nhựa... phá vỡ môi trường sinh thái vốn có của người Mường.

- Đầu tư khôi phục và đưa các loại hình văn hoá nghệ thuật dân gian Mường vào phục vụ cho hoạt động du lịch, đấy chính là hình thức giữ gìn khuyến khích làm người dân hiểu được tầm quan trọng và vai trò của các loại hình nghệ thuật dân gian của mình. Để từ đó có ý thức giữ gìn trau dồi, duy trì nó.

- Giáo dục nâng cao hiểu biết của người dân địa phương hiểu về vai trò cũng như tầm quan trọng của giá trị văn hoá của mình đồng thời trang bị cho họ những sự hiểu biết về du lịch, cách cư sử, phục vụ khách du lịch để khỏi làm mất đi vẻ đẹp truyền thống trong con mắt của du khách đối với địa phương. Tiến hành mở các lớp đào tạo cho người dân địa phương vào các đội văn nghệ biểu diễn phục vụ khách du lịch hay đào tạo họ để trở thành hướng dẫn viên du lịch. Không ít những nghệ sỹ, hay những hướng dẫn viên người Mường đã trở thành

những rất giỏi và giàu kinh nghiệm. Tạo được sự thích thúc và tin tưởng của khách du lịch.

Mặc dù có những biện pháp để bảo vệ gìn giữ các giá trị văn hoá Mường song vẫn còn rất nhiều các mặt tồn tại. Do sự quản lý lỏng lẻo, đầu tư không đúng lúc, đúng cách, không đồng bộ giữa các cơ quan có chức năng từ tỉnh xuống địa phương. Thậm chí do những suy nghĩ chỉ biết khai thác chứ không biết bảo tồn và giữ gìn do vậy nên:

- Lượng khách du lịch đến các bản Mường ngày càng đông nên nhu cầu lưu trú của khách tăng nhanh chóng do vậy việc các gia đình phá rừng, phá ruộng, lấp ao... để làm nhà ngày càng nhiều, hay việc sử dụng các vật liệu như gạch ngói, bê tông, xi măng, để xây dựng nhà làm cơ sở lưu trú cho khách ngày càng nhiều. Điều này đã phá vỡ cảnh quan văn hoá làng bản truyền thống của người Mường, tạo nên sự lạc lõng, thiếu hài hoà phản cảm gây thất vọng cho du khách.

- Để phục vụ cho nhu cầu của khách một số gia đình đã thay đổi lại cách bố trí ngôi nhà sàn truyền thống của mình, họ kê thêm các dụng cụ đồ dùng hiện đại: ti vi, tủ lạnh, điện thoại, bàn ghế nhựa... vào trong ngôi nhà của mình. Hoặc khi có khách lưu trú gia đình họ chuyển mọi hình thức sinh hoạt của mình ra phía sau hay đi chỗ khác để phục vụ khác. Chính điều này không những làm cho khách du lịch không bằng lòng mà ngược lại du khách lại thấy thất vọng bởi không gian kiến trúc của ngôi nhà sàn cổ truyền của người Mường bị phá vỡ. Du khách đến đây không phải để hưởng thụ mà đến đây để được chứng kiến tìm hiểu cuộc sống thật của dân tộc Mường, họ muốn có được cảm giác mới lạ: căn nhà, đồ dùng sinh hoạt, bàn ghế, đũa ăn cơm, mâm... Vật liệu để chế biến những món ăn... của người Mường đều do tự nhiên nơi núi rừng mang lại.

- Các cô gái chàng trai Mường khi biểu diễn các chương trình văn hoá nghệ thuật dân gian cho khách du lịch dưới hình thức thuê khoán, vô hồn mang tính chất phục vụ. Khi khách có yêu cầu diễn thêm lấy thêm tiền của du khách. Điều này tạo nên sự gượng ép, sự thất vọng mất đi nét văn hoá cổ truyền.

- Mua quà lưu niệm là thói quen mà khách du lịch rất thích, nhu cầu ngày càng lớn và nó đem lại thu nhập tương đối lớn cho người dân địa phương. Do tính chất kinh doanh nên các hàng thủ công truyền thống người dân địa phương chỉ chú trọng đến số lượng, ít có chất lượng. Các mẫu hoa văn bị đơn giản hoá hay lược bỏ bớt. Đặc biệt là những người bán hàng rong chạy theo khách, ép khách mua hàng tạo nên sự khó chịu và làm xấu đi hình ảnh của dân Mường đẹp trong con mắt du khách.

- Môi trường cảnh quan đồi núi, cây cối xanh mát với không gian sinh hoạt thoáng đãng nay đã bị biến đổi nhiều. Tới nhiều bản làng nhất là những nơi đang thu hút khách du lịch rác thải đầy rẫy, những cấu trúc cổ truyền của bản làng thay đổi, bỏ đi những thứ rườm rà (mà là những nét truyền thống quan trọng đặc sắc) cho thuận tiện việc xây dựng những dịch vụ lưu trú, giải trí phục vụ khách du lịch.

- Người Mường vốn được yêu quý bởi tính hiếu khách chân thật, lối ứng xử “không sôi nổi bề ngoài mà dạt dào tình cảm” thì nay cơ chế thị trường cùng những bon chen, tính toán nhanh chóng làm cho họ trở lên khôn khéo, tính toán về những lợi ích kinh tế. Cách đối xử tiếp khách của một số người Mường nay đã rất khác, họ lôi kéo khách bằng những lời lẽ mượt mà nhưng sáo rỗng, dân bản đối xử với nhau không còn giống người một nhà, anh em một gốc. Các cô gái Mường đang mất dần nét đẹp e lệ, duyên dáng do những phục trang và cách ứng xử mới.

Có thể thấy tính hai mặt của nền kinh tế thị trường đang tác động dần tới từng làng bản. Du lịch tới buôn, bản và để cho dân bản phát triển du lịch là một chiến lược quan trọng xoá đói giảm nghèo nâng cao đời sống của nhân dân. Nhưng cần có những chính sách cụ thể, thiết thực hơn nữa để bảo tồn nét văn hoá truyền thống không làm mai một những giá trị đáng quý, phục vụ lâu dài cho du lịch, bảo lưu vốn văn hoá của dân tộc.

Một phần của tài liệu Tiềm năng văn hoá mường với việc phát triển du lịch của tỉnh hoà bình (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w