Giải pháp bảo vệ và khai thác các giá trị văn hoá Mường phục vụ du lịch.

Một phần của tài liệu Tiềm năng văn hoá mường với việc phát triển du lịch của tỉnh hoà bình (Trang 66 - 68)

Hoà Bình.

3.4.1. Giải pháp bảo vệ và khai thác các giá trị văn hoá Mường phục vụ du lịch. du lịch.

Trong thời gian qua, cơ quan chức năng, các ngành, các cấp kết hợp với Sở Du lịch - Thương mại - tỉnh Hoà Bình đưa ra nhiều văn bản pháp quy có liên quan đến quản lý và khai thác tài nguyên du lịch. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một hệ thống chính sách đồng bộ được gắn kết trong một chiến lược thống nhất để quản lý, khai thác, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch. Sự chồng chéo, thiếu kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các địa phương trong quản lý và khai thác không những hạn chế đến phát triển du lịch mà còn là nguyên nhân làm giảm bớt nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.

Chúng ta đều biết rằng, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau. Bởi vậy du lịch cần có sự phối kết hợp từ nhiều cấp ngành, bên cạnh các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Kể cả thực tiễn và nhận thức, nói về dân tộc là nói đến văn hoá, chỉ có văn hoá mới thể hiện sắc nét cái hồn, cái đặc trưng của mỗi dân tộc. Là người Việt Nam, chúng ta đều biết rằng trải qua hàng ngàn năm lịch sử nền văn hoá nước ta luôn đứng trước thử thách gay go quyết liệt, các thế lực xâm lược tìm mọi cách áp đặt vào Việt Nam nền văn hoá ngoại lai với âm mưu đồng hoá về mặt văn hoá để dễ bề thống trị. Nhưng thật tự hào không những không mất đi mà nền văn hoá của chúng ta luôn đứng vững và bề dầy càng nhiều càng đậm đà bản sắc.

Trải qua những biến thiên của lịch sử dân tộc ta đã tỏ ra có bản lĩnh văn hoá của mình xứng đáng là dân tộc có ngàn năm văn hiến. Thực tế cho thấy bản sắc văn hoá ấy vẫn tồn tại cho đến ngày nay và luôn toả sáng trở thành nền tảng tinh thần cho xã hội Việt Nam hiện đại.

Trở lại vấn đề khai thác giá trị văn hoá Mường phục vụ cho phát triển du lịch. Có thể nói trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, giá trị văn hoá của mỗi dân tộc được coi là nguồn nguyên liệu chính để các tổ chức, cá nhân hoạt động trong

lĩnh vực này sáng tạo thiết kế cũng như xây dựng thành các chương trình du lịch đa dạng phong phú đáp ứng mọi nhu cầu của du khách:

Giá trị văn hoá tộc người thể hiện ở các mặt văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần như: kiến trúc làng bản nhà ở, văn hoá ẩm thực, trang phục, lễ hội các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian. Tuy nhiên với xu hướng mở cửa phát triển như hiện nay nhiều giá trị văn hoá có nguy cơ bị mai một đi rất nhiều như kiến trúc nhà sàn của người Mường đang dần theo lối xây dựng của người Kinh. Vì vậy nếu không bảo vệ, khai thác đúng hướng chắc chắn trong nay mai chúng ta sẽ không được ngắm nhìn những nếp nhà sàn xinh xắn, ngăn nắp nừam gọn gàng hoà mình trong núi rừng của người dân nơi đây mà chúng ta chỉ có thể tìm thấy qua sách, tài liệu, tranh ảnh.

Vì vậy ngành du lịch nếu kết hợp với các ngành hữu quan tiến hành khai thác các giá trị văn hoá vật chất tinh thần và các dân tộc đồng thời phát huy tác dụng của nó để phục vụ khách du lịch: bảo vệ giữ gìn tôn tạo phục hồi các giá trị văn hoá vật chất và tinh thần trên quan điểm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Xây dựng những quy định mang tính quy tắc về giữ gìn yếu tố nguồn gốc các giá trị văn hoá độc đáo.

Tuy nhiên phối hợp này cần phải tính đến hình thức và nơi biểu diễn sao cho mang tính tự nhiên mà không bị “nghệ thuật hoá” để duy trì được truyền thống và ý nghĩa đối với dân tộc Mường. Như vậy hoạt động văn hoá lành mạnh này một mặt đáp ứng nhu cầu khách du lịch tìm hiểu và thưởng thức giá trị văn hoá của dân tộc Mường. Mặt khác làm tăng vai trò cũng như lợi ích của dân bản trong việc phát triển du lịch.

Một hình thức sinh hoạt văn hoá không kém phần quan trọng: lễ hội cồng chiêng, hái sắc bùa, hát ví... nếu tổ chức tốt sẽ chở thành điểm thu hút khách du lịch bốn phương.

Như vậy, ngoài biện pháp nêu trên. Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Hoà Bình cần tổ chức thêm nhiều hoạt động khác. Mở các lớp dân tộc dạy múa hát cho các thanh niên trong bản giúp cho các thế hệ trẻ biết được các điệu múa, hát của cha ông để duy trì và bảo tồn chúng.

Hàng năm nên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu các món ăn truyền thống nhằm nâng cao trình độ nấu ăn, khôi phục các món ăn truyền thống Mường phục vụ khách du lịch.

Cần quy định mọi thành viên trong gia đình của các bản làng Mường du lịch phải mặc trang phục truyền thống khi đón khách.

Các ngành chức năng tuyên truyền vận động người dân có ý thức bảo tồn bản sắc văn hoá của mình, phát hiện những hành vi tiêu cực của khách. Cần có một số biện pháp giám sát kiểm tra các đơn vị kinh doanh lữ hành trong phối hợp đưa khách và bản.

Phối kết hợp với các ngành khác để quán triệt triển khai thực hiện pháp lệnh du lịch và nghị định 87/CP của Thủ tướng Chính phủ và quy chế liên quan tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và hoạt động du lịch.

Đẩy mạnh bài trừ tệ nạn xã hội đặt biệt là nạn mại dâm với phụ nữ Mường.

Riêng với việc khai thác giá trị văn hoá tộc người của dân tộc Mường để xây dựng các khu du lịch có tính chất chân thật để gây được ấn tượng với du khách. Các đơn vị kinh doanh du lịch cần nghiên cứu kỹ những nơi cần khai thác đưa vào tour trên cơ sở tìm sự phối hợp chặt chẽ với địa phương.

Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác các nguồn tài nguyên có giá trị đặc trưng. Mở rộng các tuyến điểm du lịch với khai thác du lịch bằng việc tạo lập các bản làng mới trên cơ sở đáp ứng những tiêu trí về dịch vụ. Các bản làng đó phải là những điểm du lịch đích thực phải hoàn thiện các dịch vụ như: ăn, ngủ, nghỉ... cụm làng bản tiêu biểu hay một cụm nhiều bản làng có hoạt động văn hoá truyền thống để hấp dẫn khách. Đồng thời lấy du lịch làng bản làm trung tâm nối kết hợp với các điểm du lịch phụ cận để kéo dài thêm thời gian lưu trú của du khách như: Hang, Động, Chùa, Miếu, Đền...

Một phần của tài liệu Tiềm năng văn hoá mường với việc phát triển du lịch của tỉnh hoà bình (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w