Cơ sở lưu trú ăn uống.

Một phần của tài liệu Tiềm năng văn hoá mường với việc phát triển du lịch của tỉnh hoà bình (Trang 62 - 63)

Cơ sở lưu trú ăn uống là loại hình dịch vụ mạng được lợi nhuận và nguồn thu lớn nhất trong ngành du lịch mang lại.

Cho đến nay toàn tỉnh có tới 9 đơn vị làm du lịch kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống. 9 đơn vị kinh doanh này trực thuộc 8 tổ chức, ngành quản lý. Đó là: Công ty du lịch tỉnh Hoà Bình, Sở Thương mại, Ban Tài chính quản lý tỉnh uỷ, Liên đoàn lao động tỉnh, Công ty lương thực, Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà, Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, Uỷ ban nhân dân huyện Mai Châu.

Tên khách sạn Số phòng Số giường

1. Khách sạn Phương Lâm (2 sao) 40 74 2. Khách sạn Đà Giang (đủ tiêu chuẩn) 18 54

3. Khách sạn Hoà Bình I 32 64

4. Khách sạn Hoà Bình II 23 46

5. Khách sạn Sông Đà 77 164

6. Nhà nghỉ lương thực 10 30

7. Nhà nghỉ Công đoàn Kim Bôi 47 144

8. Nhà khách UBND huyện Mai Châu 13 31

Trong 267 phòng có 111 phòng đạt tiêu chuẩn khách quốc tế. Do nhiều đơn vị cơ quan khác nhau quản lý nên việc kinh doanh còn gặp rất nhiều khó khăn, không có đơn vị chủ quản quy định mức giá chung dẫn đến việc phá giá phòng gây nhiều thiệt hại cho doanh thu của ngành.

Công suất sử dụng phòng năm 2002 là 41% trong đó cao nhất là khách sạn Hoà Bình II, đạt công suất 68%.

Về dịch vụ ăn uống thì hầu như 9 cơ sở này đều có và đều phục vụ cả đối tượng khách quốc tế và khách nội địa. Nhưng nếu tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế thì chỉ có cơ sở dịch vụ ăn uống của khách sạn Phương Lân còn lại không đạt tiêu chuẩn phục vụ đối tượng khách quốc tế.

Ngoài các khách sạn, nhà nghỉ là nơi cung cấp chủ yếu các dịch vụ cho khách du lịch đến Hoà Bình còn một số lượng khách khá lớn lưu trú tại các bản Mường. Do vậy, tại các bản Mường rất nhiều gia đình tổ chức kinh doanh phục vụ du khách dưới các hình thức cung cấp dịch vụ cho du khách nhưng chủ yếu là lưu trú, ăn uống và giải trí.

Với các gia đình truyền thống họ có sự liên hệ cùng các công ty du lịch gửi khách đến thường xuyên nên lượng khách đến đông hơn, tính chuyên nghiệp trong việc phục vụ khách cũng cao hơn nhiều và đặc biệt là giá cả cũng phù hợp hơn. Tại các gia đình này du khách đã có được sự tin tưởng và yên tâm hơn.

Tại bản Cun Pheo có tới 12 hộ gia đình tham gia kinh doanh các loại hình dịch vụ cho khách du lịch: gia đình có thu nhập cao nhất là ông Đinh Thế Hưởng năm 2003 gia đình ông đón tới 974 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 662 lượt, khách nội địa là 312 lượt. Tổng thu nhập từ các dịch vụ của gia đình là 68.672.000đ. Đây là gia đình kinh doanh hiệu quả và mang tính chuyên nghiệp cao tại bản Cun Pheo.

Tại bản Vầy Nưa gia đình ông Quách Hữu Vân, năm 2003 đã đón được 528 lượt khách. Trong đó khách quốc tế là 349 lượt, khách nội địa là 177 lượt. Tổng thu nhập từ các dịch vụ đã bán cho khách mang lại là 38.974.000đ.

Ngoài các gia đình kể trên còn một số hộ gia đình làm dịch vụ phục vụ khách song nhỏ lẻ, không thường xuyên. Do vậy thu nhập chưa cao, trung bình hàng năm từ 13 đến 20 triệu, thậm chí có gia đình chỉ đạt từ 6 đến 7 triệu đồng/ năm.

Một phần của tài liệu Tiềm năng văn hoá mường với việc phát triển du lịch của tỉnh hoà bình (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w