Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân của PGD Ngã Bảy

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu phòng giao dịch ngã bảy sài gòn (Trang 92)

Bảy Sài Gòn

Dưới đây là phần tính toán của tác giả về hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân của PGD qua một số chỉ tiêu tài chính như thu nhập lãi cá nhân trên dư

nợ cá nhân và chi phí lãi cá nhân trên dư nợ cá nhân. Nhưng trước khi đi vào

phần tính toán ta cần biết được biểu lãi suất cho vay đầu ra qua các năm từ 2011 đến 2013 của PGD, qua đó có thể tính toán được thu nhập lãi cho vay cá nhân và chi phí lãi cá nhân từđó tính toán được các chỉ số vừa nêu. Bảng 4.22

dưới đây thể hiện lãi suất bình quân cho vay đầu ra của PGD qua 3 năm 2011, 2012, 2013 được phân loại theo 2 thành phần kinh tế là cá nhân và doanh nghiệp.

Bảng 4.22: Lãi suất cho vay trung bình đầu ra của PGD Ngã Bảy Sài Gòn từ 2011 đến 2013

ĐVT: % (phần trăm)

(Nguồn: Bộ phận giao dịch và ngân quỹ PGD Ngã Bảy Sài Gòn 2011, 2012, 2013) Chú thích DN: Doanh nghiệp

Qua bảng số liệu cho thấy lãi suất bình quân cho vay đầu ra qua các năm đã có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do những biện pháp kiềm chế lạm phát,

ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ, trần lãi suất huy động được đặt ra và ngày càng giảm bớt cũng là nguyên nhân để lãi suất cho vay đầu ra giảm theo.

2011 2012 2013

Cá nhân DN Cá nhân DN Cá nhân DN

Dưới 12 tháng 16,5 16,5 13,8 13,8 10,3 10,3

Từ12 đến 60 tháng 18 18 15 15 11,5 11,5

81

Điều đó góp phần hạn chế bớt gánh nặng về lãi vay của các doanh nghiệp, kích thích sản xuất hàng hóa, tạo điều kiện phát triển kinh tế.

Cũng qua bảng trên nhận xét rằng, lãi suất trung bình cho vay đầu ra đối với cá nhân và doanh nghiệp có sự giống nhau về lãi suất qua 3 năm và đối với từng kỳ hạn, lãi suất trung bình huy động đầu vào theo bảng 4.3 cũng có

sự giống nhau đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, chính vì vây ta có thể tính toán được thu nhập và chi phí hoạt động TDCN theo công thức đã

được trình bày theo bảng 4.23 dưới đây

Bảng 4.23: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân 2011- 2013

(Nguồn: Phòng tín dụng Ngã Bảy Sài Gòn, 2011,2012, 2013 và tính toán của tác giả) Chú thích: CN: cá nhân, TDCN: tín dụng cá nhân, TN: thu nhập, CP: chi phí, LN: lợi

nhuận.

Qua bảng trên, nhận thấy tỷ suất thu nhập hoạt động tín dụng cá nhân

qua 3 năm đang có xu hướng giảm, cụ thểnăm 2011 là 59,41% (có nghĩa là 1

đồng dư nợ cá nhân bình quân mang lại cho PGD 0,5941 đồng thu nhập) năm

2012 giảm xuống còn 43,96% và năm 2013 chỉ còn lại 32,53%. Nguyên nhân là do trong những năm vừa qua, quy mô hoạt động tín dụng cá nhân của PGD không ngừng mở rộng, dư nợ cho vay cá nhân liên tục được tăng trưởng làm cho mẫu số của tỷ suất này tăng lên khiến tỷ số giảm. Nguyên nhân thứ 2 là do lãi suất cho vay đã được giảm bớt khá nhiều trong thời gian qua, nhằm tháo gỡ

bớt khó khăn cho nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển vì vậy thu nhập hoạt

CHỈ TIÊU ĐVT 2011 2012 2013

Thu nhập lãi (1) Triệu đồng 67.308 66.935 62.027

Chi phí lãi (2) Triệu đồng 56.569 53.397 48.959

Dư nợ CN/ Dư nợ (3) (%) 81,85 83,73 86,09 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dư nợ CN bình quân (4) Triệu đồng 92.729 127.484 164.147 TN lãi hoạt động TDCN (5) = (1)x(3) Triệu đồng 55.092 56.045 53.399 CP lãi hoạt động TDCN (6) = (2)x(3) Triệu đồng 46.301 44.709 42.149 LN từ hoạt động TDCN (7) = (5)-(6) Triệu đồng 8.791 11.336 11.250 Tỷ suất TN hoạt động TDCN (8) = (5)/(4) (%) 59,41 43,96 32,53 Tỷ suất CP hoạt động TDCN (9) = (6)/(4) (%) 49,93 35,07 25,68 Tỷ suất LN hoạt động TDCN (10) = (7)/(4) (%) 9,48 8,89 6,85

82

động tín dụng cá nhân có xu hướng giảm trong 3 năm, khiến tử số của tỷ suất này giảm càng làm cho tỷ suất có xu hướng giảm qua 3 năm.

Tỷ suất chi phí hoạt động tín dụng cá nhân trong những năm qua cũng đang có xu hướng giảm theo cụ thểnăm 2011 là 49,93% (có nghĩa PGD phải tốn chi phí 0,4993 đồng đểcó 1 đồng dư nợ cho vay cá nhân) năm 2012 giảm xuống còn 35,07% và năm 2013 chỉ còn lại 25,68%. Nguyên nhân là do trong những năm vừa qua, quy mô hoạt động tín dụng cá nhân của PGD không ngừng mở rộng, dư nợ cho vay cá nhân liên tục được tăng trưởng làm cho mẫu số của tỷ suất này tăng lên khiến tỷ số giảm. Nguyên nhân thứ 2 là do lãi suất

huy động cũng đã được điều chỉnh giảm đi khá nhiều trong thời gian qua, do những công cụ điều tiết kinh tế của Chính phủ, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô vì vậy thu nhập từ lãi có xu hướng giảm trong 3 năm, khiến tử số

của tỷ suất này giảm càng làm cho tỷ suất có xu hướng giảm qua 3 năm. Về phần tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng cá nhân của PGD qua 3

năm đang có xu hướng giảm từ9,48% năm 2011 (tức PGD cho vay 1 đồng dư

nợđối với KHCN sẽ thu vềđược 0,0948 đồng lợi nhuận), tỷ số này giảm còn

8,89% năm 2012 và đến năm 2013 chỉ còn 6,85%. Lý giải cho nguyên nhân của sự giảm sút này là do dư nợ qua các năm đã có sựtăng trưởng khá mạnh mẽ, thêm vào đó là sự cạnh tranh gay gắt của các TCTD khác nên PGD đã có sựđiều chỉnh giảm bớt chênh lệch lãi suất đầu ra và vào và nhiều ưu đãi về lãi suất hơn đã được triển khai nhằm khuyến khích khách hàng vay. Mặc dù, tỷ số

giảm qua 3 năm, nhưng với tình hình dư nợ ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ, quy mô của PGD được mở rộng, chất lượng nợ xấu được kiểm soát tốt thì hoạt

83

4.5 NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI PGD NGÃ BẢY SÀI GÒN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI ĐÂY

Ưu điểm

- Vốn huy động của PGD dồi dào, thuận lợi trong công tác cho vay và mở rộng quy mô tín dụng cá nhân

Giải pháp duy trì

- Phát triển hơn nữa các gói ưu đãi, nhiều chương trình khuyến mãi cho khách hàng, từ đó PGD có được nguồn vốn dồi dào trong công tác cho vay, có thểđiều chuyển đến các Kênh phân phối khác mở rộng quy mô của hệ thống ngân hàng ACB

Nhược điểm

- Dư nợ cho vay cá nhân còn hạn chế với tiềm năng huy động vốn của PGD

- Khoản nợ xấu 52 triệu từ món vay tín chấp của khách hàng năm

2010 làm cho bảng báo cáo kết quả

hoạt động kinh doanh của PGD chưa được đẹp, đồng thời PGD phải chi trích lập 100% giá trị món vay làm

chi phí PGD tăng lên.

Giải pháp khắc phục

- Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay cá nhân nhằm hạn chế rủi ro, hạn chế cho vay không có tài sản đảm bảo, trình ý kiến đến hội sở về mở

rộng nhân sự, tiếp nhận và đào tạo thêm PFC, giúp hoạt động tín dụng của PGD được mở rộng hơn.

- Cần thận trọng hơn đối với cho vay tín chấp, tìm hiểu rõ về công việc

và công ty, gia đình và nhà cửa khách

hàng vay, tránh tin tưởng quá mức, khi xảy ra nợ xấu cần có những giải

pháp như gửi thư mời đến nhà và công ty của khách hàng nhiều lần, cử

nhân viên tín dụng đến tận nơi yêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cầu khách hàng chi trả nợ, đăng thông

tin lên CIC và thông báo toàn bộ hệ

thống không được cấp tín dụng cho khách hàng này trong thời hạn quy

định. Nếu như đã thực hiện các biện pháp trên mà khách hàng không hợp tác hoặc đã bỏ trốn thì PGD buộc phải trích lập dự phòng hằng năm và đến 5

84

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng của ngân hàng đóng vay trò càng ngày càng quan trọng có tác động trực tiếp đối với sự phát triển kinh tế. Trong đó hoạt động tín dụng cá nhân đang có sự tăng trưởng nhanh, quy mô ngày càng lớn và góp phần tạo nên sự khác biệt hay tính cạnh tranh đối với ACB nói riêng hay các ngân hàng thương mại có định hướng bán lẻ nói chung. Hoạt động này không chỉ có ý nghĩa đối với NHTM trong việc đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mang lại thu nhập cho các NHTM mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của xã hội, của nền kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Có được vị trí địa lý thuận lợi, nằm ngay trung tâm Quận 3 của thành phố Hồ Chí Minh, cùng với đó là uy tín tốt của thương hiệu và lòng tin của khách hàng. Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng với nhóm KHCN của ACB nói chung hay PGD ACB Ngã Bảy Sài Gòn nói riêng đã có những bước tăng trưởng vượt bậc về cả huy động vốn và cấp tín dụng KHCN. Nợ xấu của PGD vẫn là khá thấp và hầu như không phát sinh thêm khoản nợ xấu nào từ sau năm 2010. Lợi nhuận của PGD đạt quy mô khá tốt và có sự tăng trưởng ổn định qua các năm mặc dù phải chịu nhiều khó khăn của nền kinh tế cũng như là một số biện pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ. Tuy nhiên, phân tích thực trạng cho thấy, sự phát triển của PGD vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với vị trí địa lý cũng như quy mô của PGD. Có thể thấy, doanh số cho vay và dư nợ cho vay vẫn thấp hơn nhiều so với quy mô huy động vốn, cần nỗ lực phát huy trong thời gian tới.

5.2 KIẾN NGHỊ

5.2.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

- Hoàn thiện môi trường pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật cần có sự đồng bộ, thống nhất, tránh chồng chéo và có hướng dẫn cụ thể để giải quyết các khó khăn, vướng mắc khi áp dụng luật, tạo thuận lợi hơn đối với ngân hàng.

- Tăng cường công tác thanh tra giám sát hoạt động của các TCTD để nhanh chóng phát hiện những sai phạm từ đó giải quyết nhanh chóng, đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng được minh bạch và hiệu quả.

85

- Hoàn thiện trung tâm thông tin tín dụng CIC để PGD có thể dễ dàng tra cứu thông tin khách hàng, nhằm thuận tiện hơn trong quá trình thẩm định và ra quyết định cho vay.

5.2.2 Kiến nghị với Hội sở chính ACB

- Tăng cường bồi dưỡng đào tạo nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng cho nhân viên ACB bằng cách mở nhiều khóa học về kỹ năng bán hàng, kỹ năng thuyết phục… cho nhân viên tạo hiệu quả cao hơn đối với hoạt động ngân hàng.

- Hoàn thiện và tăng cường hệ thống lõi ngân hàng TCBS, hệ thống quản lý thông tin khách hàng CLMS, DNA, hệ thống văn bản nghiệp vụ, mail Lotus Note để tăng hiệu suất trong công việc, làm cho quy trình trao đổi thông tin trong hệ thống được nhanh hơn, thông tin được bảo mật giúp cho hoạt động ngân hàng đạt được hiệu quả.

86

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Tiến, 2014 Quản trị Ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản thống kê.

2. Phòng tín dụng NHTM Á Châu - PGD Ngã Bảy Sài Gòn (2011, 2012, 2013, 2014). Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Phòng tín dụng Ngã Bảy

Sài Gòn năm 2011, 2012, 2013, 6 tháng 2014, thành phố Hồ Chí Minh.

3. Thái Văn Đại, 2010. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

4. Thái Văn Đại, 2010. Giáo trình quản trị ngân hàng. Cần Thơ: Nhà xuất bản

Đại học Cần Thơ.

5. Thái Văn Đại, Bùi Văn Trịnh (2010). Tiền tệ - Ngân hàng. Khoa kinh tế -

QTKD trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

6. Thanh Dung, 2014 , ACB triển khai chương trình “ Vay ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết”, Tạp chí Sài Gòn đầu tư tài chính [pdf] <http://www.acb.com.vn/data/00001C4Facb_trienkhai_chovay_danhcho_khac hhang_thanthiet.pdf> [Ngày truy cập 5 tháng 9 năm 2014]

7. Trương Kim Hiền, 2013, Phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại ngân hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thương mại cổ phần xây dựng Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ, Luận văn Đại Học, Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu phòng giao dịch ngã bảy sài gòn (Trang 92)