Doanh số cho vay phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một khoảng thời gian nhất định bao gồm tất cả các khoản đã thu hồi hay chưa thu hồi. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện sự tăng trưởng về quy mô tín dụng. Trước khi vào phân tích, ta cần biết được doanh số cho vay cá nhân chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm trên tổng doanh số cho vay của PGD theo hình 4.1 dưới đây.
49
(Nguồn: Phòng tín dụng Ngã Bảy Sài Gòn, 2011, 2012, 2013)
Hình 4.1 Cơ cấu doanh số cho vay cá nhân trên tổng doanh số cho vay của PGD từnăm 2011 đến 2013
Qua quan sát cơ cấu dư nợ cá nhân trên tổng dư nợ hình 4.1, nhìn chung
qua 3 năm, doanh số cho vay của PGD chủ yếu tập trung chủ yếu là vào nhóm khách hàng cá nhân chiếm hơn 80% doanh số cho vay của PGD, con số này khi xét 6 tháng 2013 và 6 tháng 2014 cũng có sựtương đồng. Nguyên nhân là do PGD nằm ở vị trí thuận lợi thu hút được nhu cầu vay vốn khá cao của dân
cư, thêm vào đó PGD có đội ngũ PFC chuyên nghiệp năng động tạo được niềm tin nơi khách hàng vay làm cho doanh số cho vay cá nhân luôn chiếm tỷ
trọng cao. Đối với hoạt động cho vay doanh nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ khoảng trên 10%. Bởi vì, năm 2010 ngân hàng mới bắt đầu triển khai các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp. Thêm vào đó, PGD mới chỉ đi vào hoạt động nên cán bộ tín dụng chưa có nhiều kinh nghiệm nên đối với mảng cho vay khách hàng doanh nghiệp nên doanh số ở mảng KHDN của PDG vẫn còn hạn chế. Tuy vậy, doanh số cho vay đang có những sự chuyển dịch cơ cấu khi doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp ngày càng được tăng lên, chứng tỏ PGD đã có nhiều sự quan tâm hơn đối với đối tượng khách hàng này.
4.3.1.1 Theo thời hạn
Doanh số cho vay cá nhân của PGD phân theo thời hạn được chia thành hai nhóm chính là doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số cho vay trung dài hạn. Trước khi đi vào phần phân tích chi tiết, ta cần nắm được cơ cấu về thời hạn của các món vay cá nhân này, từ đó biết rằng PGD đang tập trung cho vay ngắn hạn hay trung dài hạn theo hình 4.2 dưới đây.
87,83 % 2011 84,95 % 2012 80,14 % 2013 DSCV CN
50
(Nguồn: Phòng tín dụng Ngã Bảy Sài Gòn, 2011,2012,2013)
Hình 4.2 Cơ cấu doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn của PGD Ngã Bảy Sài Gòn từ2011 đến 2013
Dựa vào hình 4.2 ta nhận thấy rằng doanh số cho vay cá nhân của PGD tập trung chủ yếu ở các kỳ hạn trung và dài hạn chiếm khoảng hơn 70% doanh số cho vay cá nhân, đạt tỷ lệ thấp nhất vẫn trên 60% (năm 2012), còn lại là các khoản cho vay ngắn hạn chỉ chiếm khoảng 30%. Các khoản cho vay ngắn hạn chủ yếu là các nhu cầu bổ sung vốn lưu động, cấp hạn mức thẻ tín dụng…Với các khoản vay này, PGD thu được lãi vay thấp hơn nhưng an toàn hơn vì thời hạn tương đối ngắn và số vốn vay với từng cá nhân không lớn. Còn đối với các khoản cho vay trung và dài hạn thường là các khoản vay có mục đích như xây dựng sửa chữa nhà, đầu tư SXKD và mua xe ô tô, cấp hạn mức du học…Với các khoản vay này, PGD thu về thu nhập lãi cao hơn nhưng
song hành với đó là rủi ro cũng gia tăng đòi hỏi khảnăng quản lý tốt. Lợi thế
của PGD là có được nguồn tiền huy động lớn với các khoản vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng vốn huy động. Nhờ vậy, PGD có thể
mở rộng cho vay mà không lo lắng nhiều về vấn đề rủi ro thanh khoản.
Sau khi đã nắm sơ lược vềcơ cấu theo thời hạn của PGD, ta hãy cùng đi
vào phần chi tiết để xem biến động của các khoản vay phân theo thời hạn trong thời gian qua là như thế nào từ đó có những chiến lược phù hợp trong
tương lai theo bảng 4.6 dưới đây
25,71 % 74,29 % 2011 37.68 % 62.32 % 2012 31,79 % 68,21 % 2013 NH T&DH
51
Bảng 4.6: Doanh số cho vay cá nhân PGD Ngã Bảy Sài Gòn theo thời hạn 2011-2013
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng tín dụng Ngã Bảy Sài Gòn, 2011, 2012, 2013)
Năm 2011 tổng doanh số cho vay cá nhân là 313.718 triệu đồng. Trong
đó, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 80.664 triệu đồng. Doanh số cho vay trung và dài hạn đạt mức 233.054 triệu đồng. Lý do doanh số cho vay khá cao là do lợi thế vốn huy động như vừa nêu, cộng với nhu cầu vay vốn của xã hội khá lớn trong giai đoạn này.
Tuy nhiên, đến năm 2012 do tình hình kinh tế khó khăn khiến tổng DSCV giảm xuống. Trong đó, sụt giảm nhiều nhất là cũng là cho vay trung và dài hạn giảm 30,94% so với 2011 còn 160.954 triệu đồng, nhưng ngược lại DSCV ngắn hạn lại tăng lên. Nguyên nhân là do lạm phát tăng nhanh trở lại trong năm 2012, thêm nữa là thị trường chứng khoán, ngoại tệ có những diễn biến khó lường, thị trường vàng có biến động giá khá mạnh khiến người dân có ngại đầu tư nên vốn vay ngân hàng giảm sút. Thị trường bất động sản đóng băng sau một thời gian sốt giá khiến giá giảm mạnh nên tâm lý người dân mong chờ giá BĐS giảm hơn nữa về giá trị thực nên các khoản vay trung và dài hạn cho các mục đích cũng giảm xuống. Thêm vào đó, hoạt động cho vay bằng vàng giảm mạnh do việc đóng cửa sàn vàng chấm dứt việc huy động và cho vay bằng vàng đã làm cho doanh số cho vay giảm đi trong năm 2012. Ngược lại, mặc dù trong năm 2012, lạm phát vẫn còn cao, giá cả tăng lên khiến nhu cầu tiêu dùng của cá nhân giảm, người dân thắt chặt chi tiêu, nhưng nhu cầu vốn vay ngắn hạn vẫn tăng lên đạt 97.302 triệu đồng (tăng 20,63% so với 2011) vì các khoản vay này có thời hạn ngắn và lãi suất thấp, linh động nên thu hút được nhiều cá nhân vay chủ yếu là đáp ứng nhu cầu chi tiêu tạm thời và bổ sung vốn lưu động phát triển SXKD trong giai đoạn nền kinh tế biến động.
Đến năm 2013, trong cơ cấu cho vay của PGD cũng đã có sự chuyển dịch khi doanh số cho vay ngắn hạn giảm 7,36% chỉ còn 90.138 triệu đồng so với 2012 còn doanh số cho vay dài hạn thì tăng lên đến 20,14% đạt 193.373
CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012
Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 80.664 97.302 90.138 16.638 20,63 (7.164) (7,36) Trung&dài hạn 233.054 160.954 193.373 (72.100) (30,94) 32.419 20,14
52
triệu đồng. Nguyên nhân do tình hình kinh tế đã có những bước hồi phục nhất định, lạm phát đã giảm bớt, lãi suất cũng được giảm bớt ở tất cả các kỳ hạn đặc biệt là nhiều ưu đãi khi vay trung và dài hạn vì vậy người dân đã gia tăng vay trung dài hạn hơn.
Vừa rồi là phần phân tích doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn của PGD qua 3 năm 2011, 2012, 2013. Để cùng xem xét kỹ hơn về hoạt động tín dụng cá nhân của PGD qua 6 tháng 2014 và 6 tháng 2013 ta sẽ cùng phân tích bảng số liệu 4.7 dưới đây để làm rõ.
Bảng 4.7: Doanh số cho vay cá nhân PGD Ngã Bảy Sài Gòn theo thời hạn 6T_2013 và 6T_2014
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng tín dụng Ngã Bảy Sài Gòn, 6T_2013, 6T_2014)
Cũng tương tự như năm 2013, 6 tháng đầu năm 2014, cơ cấu doanh số cho vay cũng có sự chuyển biến về kỳ hạn, doanh số cho vay ngắn hạn giảm nhẹ 3,01% so với 6 tháng 2013 còn cho vay trung và dài hạn thì tăng 28,74% so với 6 tháng 2013. Tình hình kinh tế ổn định, người dân có xu hướng đầu tư trung và dài hạn nhiều hơn như là xây dựng, sửa chữa nhà, đầu tư SXKD phát mở rộng SXKD. PGD có quy mô huy động khá lớn ở kỳ hạn trung và dài hạn cũng góp phần mở rộng cho vay ở các kỳ hạn dài này.
4.3.1.2 Theo mục đích sử dụng vốn
Doanh số cho vay của PGD cũng được phân loại theo nhiều mục đích sử dụng vốn như SXKD, BĐS, Du học, tiêu dùng… Hình 4.3 dưới đây giúp ta có cái nhìn tổng quan về hoạt động tín dụng cá nhân của PGD, để biết được rằng PGD có ưu thế ở những mục đích sử dụng vốn nào, để từ đó có những biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân trong tương lai.
CHỈ TIÊU 6T-2013 6T-2014 6T2014-6T2013 Số tiền (%) Ngắn hạn 54.346 52.710 (1.636) (3,01) Trung&dài hạn 66.424 85.514 19.090 28,74
53
Hình 4.3 Cơ cấu doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng của PGD Ngã Bảy Sài Gòn từ2011 đến 2013
PGD trong thời gian qua đã có nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân. Theo biểu đồ trên cho thấy, qua 3 năm hoạt động cho vay chủ yếu của PGD là cho vay theo lĩnh vực phi SXKD (chiếm khoảng hơn 80% tổng doanh số cho vay). Các khoản vay BĐS thường chiếm tỷ trọng khá cao (khoảng 30%), do địa bàn tập trung nhiều dân cư sinh sống nhu cầu nhà ở cao, công thêm giá BĐS tại TP.HCM cũng khá cao khiến vốn ở nhu cầu này khá nhiều. Các khoản vay mục đích tiêu dùng thường chiếm tỷ trọng khoảng 20%, cho ta thấy nhu cầu về tiêu dùng của cá nhân ở địa bàn là khá lớn. Nhu cầu vốn du học chỉ chiếm khoảng 3% và khá ổn định, còn lại là các nhu cầu vốn khác nhưng được cầm cố sổ tiết kiệm nên PGD không quá lo lắng về mục đích này, cho vay SXKD chỉ chiếm khoảng 20%, con số này khi xét 6 tháng 2013 và 6 tháng 2014 vẫn có sự tương đồng về cơ cấu cho vay lĩnh vực phi SXKD. Vì các khoản vay phi sản xuất kinh doanh giúp đáp ứng nhu cầu đa dạng hơn như mua nhà xây dựng nhà, du học, tiêu dùng… Còn đối với khoản vay SXKD thì đòi hỏi công tác thẩm định rất khắt khe đối với khách hàng, chỉ có những khách hàng nào có những phương án SXKD thật sự tốt và tăng trưởng hoặc đem lại nguồn lợi nhuận ổn định mới được PGD xét duyệt cho vay.nên chiếm tỷ trọng thấp hơn khoản vay phi SXKD. Tuy nhiên quy mô của khoản vay này cũng khá lớn và đem lại cho PGD nguồn thu lớn và ổn định.
Sau khi đã có cái nhìn tổng thể về cơ cấu trong doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn của PGD. Tiếp theo, phần phân tích doanh số cho vay cá nhân của PGD qua các mục đích sử dụng vốn sẽ giúp ta có cái nhìn chi tiết hơn cũng như nắm được sự biến động qua các năm của từng khoản mục qua bảng 4.8 dưới đây.
17,22 % 20,23 % 31,25 % 2,92 % 28,40 % 2011 15,39 % 19,48 % 26,85 % 3,20 % 35,08 % 2012 17,32 % 19,41 % 30,69 % 3,10 % 29,48 % 2013 SXKD Tiêu dùng BĐS Du học Khác
54
Bảng 4.8 Doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn 2011 đến 2013
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn :Phòng tín dụng PGD Ngã Bảy Sài Gòn 2011,2012,2013
Nhìn chung hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đang có nhiều biến động. Doanh số cho vay năm 2011 đạt 54.025 triệu đồng. Tuy nhiên, đến năm 2012 thì doanh số cho vay này giảm xuống 39.754 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân, các doanh nghiệp thiếu hụt vốn kinh doanh nhưng không thể đi vay do hàng tồn kho tăng, đầu ra khó khăn, giá đầu vào nguyên nhiên liệu tăng mạnh do lạm phát khiến quy mô sản xuất giảm sút, thêm vào đó là những đáp ứng về những điều kiện khắt khe do PGD đặt ra là phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, tài sản đảm bảo. Chính những chính sách ấy đã hạn chế khả năng vay vốn của khách hàng vì đa số khách hàng là hộ kinh doanh hay doanh nghiệp tư nhân với quy mô nhỏ nên khó đáp ứng yêu cầu của PGD khiến DSCV sản xuất kinh doanh giảm trong năm. Sang đến năm 2013, khi nền kinh tế đã dần hồi phục, các biện pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ đã có những thành công bước đầu, lãi suất cũng đã giảm bớt và ưu tiên hướng dòng vốn vào SXKD, PGD cũng triển khai nhiều chương trình ưu đãi nhằm khai thông dòng vốn vào SXKD như “Vay hỗ trợ vốn kinh doanh” với nhiều ưu đãi như không phải trả vốn trong 2 năm đầu, hạn hạn mức cho vay lên đến 10 tỷ và thời hạn lên đến 84 tháng, “Hỗ trợ kinh doanh trọn gói” với nhiều ưu đãi về lãi suất, sự hỗ trợ và miễn phí một số dịch vụ có liên quan và nhiều chương trình ưu đãi như “ Tiếp cận nhanh, lãi suất thấp” ưu tiên cho khách hàng là hội viên Blue Diamond, lãi suất cho vay chỉ từ 10,99% cố định trong 3 tháng hay 11,99% cố định 6 tháng, 9 tháng hoặc 12 tháng đã thúc đẩy tín dụng sản xuất kinh doanh tăng lên 23,55% và đạt 49.118 triệu đồng trong năm 2013. CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012 Số tiền (%) Số tiền (%) SXKD 54.025 39.754 49.118 (14.271) (26,42) 9.364 23,55 Tiêu dùng 63.487 50.316 55.019 (13.171) (20,75) 4.703 9,35 Mua nhà, đất, xây dựng sửa chữa nhà 98.023 69.348 86.997 (28.675) (29,25) 17.649 25,45 Du học, du lịch 9.154 8.259 8.790 (895) (9,78) 531 6,43 Khác 89.029 90.579 83.587 1.550 1,74 (6.992) (7,72) Tổng 313.718 258.256 283.511 (55.426) (17,68) 25.255 9,78
55
Nhu cầu vốn ở lĩnh vực mua nhà, xây dựng sửa chữa nhà nói chung có quy mô lớn nhất trong tổng doanh số cho vay. Bởi vì, các khoản vay mang tính chất BĐS thường có giá trị lớn đặc biệt là đối với BĐS ở khu vực TP.HCM. Năm 2011 doanh số cho vay mua nhà, xây dựng sửa chữa nhà đạt 98.023 triệu đồng vì TP.HCM cũng là nơi có dân cư đông đúc nên nhu cầu nhà ở khá cao, người dân có xu hướng mua nhà để kinh doanh, cho thuê mặt bằng hay cho thuê phòng trọ, cũng có thể vì BĐS đang ở thời điểm nóng, người dân mua BĐS để kỳ vọng giá tăng hơn trong tương lai để kiếm lợi nhuận. Đến năm 2012, tín dụng BĐS được đưa vào nhóm tín dụng phi sản xuất kinh doanh và hạn chế dư nợ cho vay, lãi suất vay lại khá cao khiến nhu cầu vay vốn ở lĩnh vực này giảm mạnh chỉ còn 69.348 triệu đồng (giảm 29,25% so với 2011). Hơn nữa, giá vật tư nguyên liệu tăng cao và tâm lý trông chờ giá nhà đất, giá vật tư giảm làm người dân hạn chế vay hơn. Thêm vào đó, PGD cũng e ngại nợ xấu tăng cao nên cũng hạn chế cho vay đối với lĩnh vực này khiến cho doanh số cho vay trong năm đã giảm mạnh. Đến năm 2013, Chính phủ đã có những giải pháp tích cực giảm bớt khó khăn cho thị trường BĐS, tình hình thị trường BĐS đã có những bước khởi sắc hơn, giá cả ở mọi phân khúc đã giảm, lãi suất cho vay cũng đã tốt hơn chỉ từ mức 10-12% giảm hơn khá nhiều so với 2012. Cũng trong năm 2013, PGD cũng đã có nhiều gói ưu đãi với khách hàng mua nhà như “Hỗ trợ an cư trọn gói”, cung cấp vốn cho lĩnh vực này với lãi suất chỉ từ 10% và thời hạn tương đối dài, đồng thời PGD cũng liên kết với các công ty kinh doanh BĐS, ưu đãi lãi suất và một số đặc quyền cho KH, làm cho KH yên tâm hơn khi vay vốn mua nhà tại PGD. Do đó, doanh số cho vay đã tăng trở lại và ở mức 86.997 triệu đồng (tăng 25,45% so với năm 2012).
Về vốn cho nhu cầu tiêu dùng chủ yếu là cho vay để đáp ứng nhu cầu chi phí học tập, chữa bệnh, mua sắm vật dụng sinh hoạt gia đình, ma chay, cưới hỏi và một số nhu cầu khác. Nhu cầu vốn thường đa dạng và chủ yếu là ngắn hạn nên PGD an tâm và chủ động cho vay hơn, rủi ro các khoản vay thường thấp. Năm 2011 doanh số cho vay cho mục đích tiêu dùng đạt mức 63.487 triệu đồng sang đến năm 2012 thì doanh số cho vay mục đích tiêu dùng đã giảm 20,75% còn 50.316 triệu đồng. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục bất ổn, lạm phát có xu hướng ngày càng tăng cao khi lạm phát tăng lên đến 18,13%, giá cả hàng hóa tăng, làm cho thu nhập thực của người dân