KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ACB-PGD NGÃ BẢY

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu phòng giao dịch ngã bảy sài gòn (Trang 47)

SÀI GÒN

Bảng 3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh PGD Ngã Bảy Sài Gòn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh PGD Ngã Bảy Sài Gòn, 2011-2013) Chú thích: TN: thu nhập; CP: chi phí; LN: lợi nhuận; HĐDV: hoạt động dịch vụ;

HĐKD: hoạt động kinh doanh.

Bảng số liệu trên cho thấy thực trạng hoạt động kinh doanh của PGD đã có những hiệu quả rất khả quan khi lợi nhuận trước thuế tăng trưởng khá mạnh từ 2011 đến 2012. Đến năm 2013 thì lợi nhuận đạt cao nhưng vẫn giảm đôi chút so với năm 2012.

3.3.1 Thu nhập

Năm 2011, chính sách thắt chặt tiền tệ cùng một số giải pháp kiềm chế lạm phát. Khiến cho hoạt động của các Ngân hàng gặp không ít khó khăn. Tuy vậy, tổng thu nhập của PGD năm 2011 đạt khá cao 68.229 triệu đồng. Nguyên

CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012 Số tiền (%) Số tiền (%) I/ Tổng thu nhập 68.229 68.024 63.008 (205) (0,30) (5.016) (7,37) 1.Thu nhập lãi 67.308 66.935 62.027 (373) (0,55) (4.908) (7,33) 2.TN ngoài lãi 921 1.089 981 168 18,24 (108) (9,92) - TN từ HĐDV 830 710 721 (120) (14,46) 11 1,55 - TN từ HĐDV ngoại hối 55 0 0 (55) 0 0 0 - Thu nhập khác 36 379 260 343 952,78 (119) (31,40) II/ Tổng chi phí 63.180 60.144 55.152 (3.036) (4,81) (4.992) (8,30) 1. Chi phí lãi 56.569 53.397 48.959 (3.172) (5,6) (4.438) (8,31) 2. CP ngoài lãi 6.611 6.747 6.193 136 2,06 (554) (8,21) - CP từ HĐDV 231 35 30 (196) (560,00) (5) (14,29) - CP từ HĐKD ngoại hối 121 0 0 (121) 0 0 0 - CP hoạt động 5.726 6.088 5.512 362 6,32 (576) (9,46) -CP dự phòng 533 624 651 91 17,07 27 4,33 III/ LN trước thuế 5.049 7.880 7.856 2.831 56,07 (24) (0,3)

36

nhân là do ngay từ đầu năm 2011, ACB đã hợp tác với tập đoàn IBM hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tăng cường năng suất và hiệu quả công việc. Phòng giao dịch cũng tăng cường mở rộng đối tượng cho vay đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh dư nợ cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển nông nghiệp theo nghị quyết 11 của chính phủ. Đồng thời mở rộng được hệ thống số lượng khách hàng, đưa ra thị trường những sản phẩm tín dụng thiết thực, lãi suất ưu đãi cùng nhiều dịch vụ tiện ích đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người dân.

Sang đến năm 2012 thì thu nhập của PGD đã giảm nhẹ 0,3% so với năm 2011 chỉ đạt 68.029 triệu đồng. Trong đó, nguồn thu chủ yếu là nguồn thu nhập từ lãi luôn chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể, thu nhập lãi ngân hàng trong năm 2012 đã giảm nhẹ 0,55% so với 2011 đạt 66.935 triệu đồng. Lý do là trong các tháng đầu năm 2012, tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khủng hoảng nợ công tại Châu Âu tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế cả nước nói chung và hệ thống ngân hàng và ACB nói riêng, cộng thêm những thay đổi các chính sách về “lãi suất, hạn chế kinh doanh vàng”. Đa phần các doanh nghiệp lại gặp nhiều khó khăn do tồn kho tăng mạnh, dẫn đến các doanh nghiệp không mở rộng quy mô sản xuất hay thậm chí là thu hẹp quy mô khiến nhu cầu vốn giảm. Bên cạnh đó vấn đề về nợ xấu lại đang gia tăng, sự đóng băng của thị trường bất động sản dẫn đến sự thận trọng hơn trong công tác cho vay đối với các lĩnh vực này làm cho thu nhập của PGD giảm. Cuối cùng là vụ bê bối của một số vị lãnh đạo ngân hàng ACB đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ACB nói chung và PGD nói riêng. Bên cạnh khoản thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương đương lãi thì thu nhập ngoài lãi tuy rằng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập nhưng đang có xu hướng tăng lên với tốc độ tương đối đều từ 1.089 triệu đồng năm 2012. Chủ yếu là mảng thu nhập từ hoạt động dịch vụ như dịch vụ chuyển tiền ngân hàng trong và ngoài nước và một số dịch vụ thanh toán do ACB luôn chú trọng phát triển các dịch vụ tiện ích để thu hút được nhiều khách hàng. Về mảng kinh doanh ngoại hối chỉ phát sinh 55 triệu đồng trong năm 2011 và không có phát sinh trong năm 2012 tuy rằng không đem lại nguồn thu lớn nhưng không bị việc thua lỗ.

Đến năm 2013, thu nhập của PGD đã giảm mạnh 5.024 triệu đồng tương ứng là 7,38% so với năm 2012. Trong đó chủ yếu là do giảm thu nhập lãi là 4.916 tương ứng 7,34% so với 2012. Nguyên nhân là do lãi suất vốn cho vay đã giảm khá mạnh so với những năm trước. Trong năm 2013, lãi suất cho vay đã giảm chỉ từ mức 10 – 12%. Các khách hàng có uy tín trả nợ tốt hay những khách hàng VIP còn được giảm lãi suất hơn nữa khi chỉ còn khoảng 9 đến 9,5% vì vậy thu nhập lãi giảm trong năm. Đồng thời trong năm, PGD cũng

37

khắt khe trong khâu thẩm định khách hàng hơn do lo ngại về vấn đề nợ xấu nên chỉ cho vay với những cá nhân hay doanh nghiệp có những phương án kinh doanh tốt năng lực trả nợ tốt khiến thu nhập của PGD cũng giảm sút hơn. Năm 2013, NHNN cũng đã có văn bản 7019/NHNN-QLNH yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) còn số dư huy động và cho vay vốn bằng vàng thực hiện một số nội dung để chấm dứt huy động vốn và cho vay bằng vàng theo quy định tại Thông tư 12/2012/TT-NHNN cũng làm cho thu nhập từ vàng của PGD giảm mạnh.

3.3.2 Chi phí

Trong quá trình hoạt động của mình, ngân hàng sử dụng nguồn vốn cấp tín dụng và các tiện ích ngân hàng để tạo ra thu nhập thì đồng thời ngân hàng cũng phải tốn các khoản chi phí trả lãi huy động đồng thời một số chi phí khác. Thu nhập cao đòi hỏi PGD phải tốn nhiều chi phí và ngược lại. Kiểm soát chi phí tốt chính là tiền đề để tăng trưởng lợi nhuận một cách hiệu quả cho PGD. Qua bảng số liệu cho thấy công tác kiểm soát chi phí của PGD rất hiệu quả. Cụ thể, tổng chi phí năm 2011 đạt 63.180 triệu đồng. Đây là năm có chi phí tăng cao nhất trong 3 năm vì đây là giai đoạn tăng trưởng nhanh của PGD. Do nguồn vốn huy động năm 2011 có quy mô lớn nhất nên chi phí trả lãi cao dẫn đến chi phí chung là lớn. Bên cạnh đó, các khoản chi phí ngoài lãi như chi phí hoạt động, chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối và chi phí dịch vụ đều đạt cao tương ứng với thu nhập của PGD. Điều này chứng tỏ quy mô hoạt động của PGD càng được mở rộng và tăng trưởng.

Nhưng đến năm 2012 cùng với sự giảm sút của thu nhập thì chi phí giảm 3.036 tỷ đồng, tương ứng 4,81% so với năm 2011. Ở năm 2012, chi phí của PGD có tốc độ và mức giảm nhiều hơn thu nhập trong năm này, chứng tỏ công tác quản lý chi phí của PGD đạt hiệu quả. Chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí của PGD là chi phí lãi. Nguyên nhân giảm được chi phí lãi có thể là do việc giảm trần lãi suất huy động, giảm một phần chi phí trả lãi cho ngân hàng. Việc giảm trần lãi suất huy động khiến lãi suất tiết kiệm kém hấp dẫn, một bộ phận khách hàng chuyển sang đầu tư một số lĩnh vực khác có khả năng sinh lợi cao hơn. Thêm vào đó, nguồn vốn huy động giảm mạnh từ hai nguồn huy động ngoại tệ và vàng. Việc đóng cửa sàn vàng chấm dứt hoạt động huy động vốn và cho vay bằng vàng theo quy định của NHNN làm nguồn vốn huy động này giảm mạnh. Dẫn đến chi phí trả lãi được giảm xuống so với năm 2011. Đối với chi phí ngoài lãi có xu hướng tăng nhẹ do thời kỳ kinh tế gặp khó khăn nên công tác thẩm định phải được thực hiện rất cẩn trọng nên chi phí hoạt động tăng, thêm vào đó chi phí tăng là do PGD phải trích lập dự phòng các khoản nợ xấu.

38

Sang đến 2013 cùng với sự giảm sút của thu nhập thì chi phí của PGD đã giảm đến 4.992 triệu đồng tương ứng 7,38% so với năm 2012. Trong đó chủ yếu là giảm do các khoản chi phí lãi. Nguyên nhân là do thông tư 12/2012 về kinh doanh vàng đã chính thức đến ngày tất toán, nên PGD đã giảm được chi phí đáng kể cho việc trả lãi huy động vốn vàng. Tổng nguồn vốn huy động cũng giảm sút so với 2011 và 2012 do lãi suất năm 2013 tiếp tục được hạ, khiến cho người dân dùng sử dụng nguồn tiền đầu tư vào một số lĩnh vực khác sinh lợi hơn thay vì gửi tiền ở ngân hàng. Một số chi phí hoạt động cùng chi phí HĐDV cũng giảm tương ứng. Ngược lại, thì chi phí dự phòng lại có sự tăng nhẹ 4,33% do ngân hàng phải trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu đã vay từ các giai đoạn kinh tế khó khăn từ các năm trước.

3.3.3 Lợi nhuận

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng đạt hiệu quả với lợi nhuận trước thuế không ngừng tăng lên và đạt được sư ổn định. Đến năm 2011, sau 4 năm PGD chính thức đi vào hoạt động, cùng với sự nỗ lực của cán bộ và nhân viên, đẩy mạnh hoạt động cho vay, hoạt động kinh doanh dịch vụ và kinh doanh ngoại hối. Lợi nhuận 2011 đã đạt 5.084 triệu đồng. Thu nhập tăng hơn chi phí, ngân hàng không chỉ mở rộng quy mô tín dụng còn kiểm soát tốt các khoản chi phí. Đến năm 2012, mặc dù ảnh hưởng chung của nền kinh tế, lợi nhuận ngân hàng vẫn đạt cao là 7.880 tăng đến 2.831 tương ứng với 56,07% so với 2011. Lợi nhuận đạt cao do thu nhập được giữ ở mức ổn định nhưng chi phí lại được giảm đáng kể chứng tỏ hiệu quả hoạt động của PGD ngày càng được nâng cao. Đến năm 2013 thì tuy rằng thu nhập giảm đáng kể nhưng chi phí cũng đã giảm tương ứng nên lợi nhuận dù có giảm đôi chút so với 2012 nhưng con số không đáng kể về cả số tương đối và tuyệt đối nên có thể nói hoạt động của PGD có sự ổn định và kỳ vọng sẽ được nâng cao trong tương lai.

39

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN 4.1 KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU- PGD NGÃ BẢY SÀI GÒN

Trong hoạt động kinh doanh quyền sử dụng vốn của mình, các PGD hay chi nhánh ngân hàng thường sử dụng 2 nguồn vốn chủ yếu để cấp tín dụng là vốn huy động và vốn điều chuyển. Trong đó, nguồn vốn huy động có vai trò rất quan trọng, thể hiện sự chủ động và tính tự chủ trong hoạt động của chính PGD hay chi nhánh ấy. Vốn huy động có ưu điểm là lãi suất thấp hơn so với vốn điều chuyển và việc cấp tín dụng của PGD cũng chủ động và linh hoạt hơn. Nhờ có nguồn vốn dồi dào mà ngân hàng, bằng các nghiệp vụ của mình cấp tín dụng cho nền kinh tế, mở rộng quy mô khách hàng, nâng cao lợi nhuận, đáp ứng kịp thời nhu cầu của nền kinh tế xã hội từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Dưới đây thể hiện thực trạng hoạt động huy động vốn của PGD từ 2011 đến 2013.

Bảng 4.1 Thực trạng huy động vốn của PGD Ngã Bảy Sài Gòn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Bộ phận Giao dịch và ngân quỹ ngân hàng Á Châu-PGD Ngã bảy Sài Gòn)

Qua số liệu cho thấy, nguồn vốn huy động của PGD đạt khá cao, do đạt được địa thế khá thuận lợi là ở trung tâm quận 3 của TP HCM là quận có tốc độ phát triển kinh tế khá mạnh và dân cư đông đúc. Nhờ vậy mà PGD thu hút được lượng vốn huy động dồi dào. Số liệu còn cho biết vốn huy động của PGD luôn lớn hơn dư nợ cho vay trong năm của PGD. Chính nhờ nguồn vốn huy động dồi dào mà PGD không cần sử dụng vốn điều chuyển từ hội sở. Vì vậy PGD có thể linh hoạt, chủ động hơn trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng với chi phí lãi vay rẻ hơn so với vốn điều chuyển từ hội sở.

Đi sâu vào phân tích thì nguồn vốn huy động của PGD phân theo loại tiền gửi bao gồm: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm. Nhìn chung, hoạt động huy động vốn của PGD đạt kết quả khá cao với quy mô lớn do thuận lợi CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012

Số tiền (%) Số tiền (%) TG thanh toán 30.618 33.714 42.007 3.096 10,11 8.293 24,60 TG tiết kiệm 504.326 405.750 383.746 (98.576) (19,55) (22.004) (5,42)

40 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

về vị trí địa lý và uy tín của ACB. Cụ thể, vốn huy động đạt khá cao 534.944 triệu đồng năm 2011 do đây là năm PGD phát triển mạnh mẽ nhất. Nhưng đến năm 2012 thì nguồn vốn huy động của PGD giảm xuống 17,85% còn 439.464 triệu đồng, do ảnh hưởng bởi tác động của nền kinh tế vĩ mô. Năm 2012 là năm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn khi GDP tăng thấp, lạm phát tăng cao, hoạt động của các doanh nghiệp khó khăn khiến nhu cầu gửi tiền vào NH giảm sút. Thêm vào đó, chính phủ đã có một số giải pháp kiềm chế lạm phát làm cho trần lãi suất huy động và lãi suất điều hành liên tục cắt giảm từ 14% xuống 8%, đây là mức giảm lớn với tốc độ khá nhanh nên nguồn vốn người dân bị chảy vào một số kênh đầu tư khác Năm 2012 cũng là năm NHNN ban hành thông tư 12/2012 bổ sung một số điều của thông tư 11/2011 về việc chấm dứt việc huy động và kinh doanh vàng khiến cho vốn huy động từ vàng giảm đáng kể. Cụ thể, vốn huy động bằng vàng đã giảm 73% so với năm 2011 từ 185.000 triệu đồng xuống còn 49.944 triệu đồng. Bên cạnh vốn huy động bằng vàng giảm thì nguồn vốn từ ngoại tệ cũng giảm đi 50,87% so với năm 2011 từ 67.946 triệu đồng xuống 33.379 triệu đồng. Chính sự sụt giảm của hai nguồn tiền này làm cho tổng vốn huy động năm 2012 giảm mạnh. Đến năm 2013 thì tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn gặp nhiều khó khăn do những ảnh hưởng của năm 2012, nên huy động vốn giảm đã giảm nhẹ 3,12% và còn 425.753 triệu đồng. Trong năm, chính phủ tiếp tục hạ lãi suất huy động, cụ thể đến cuối năm 2013, lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng (TCTD) phổ biến ở mức 1- 1,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, 5,5- 7,0%/năm kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng, 6,5- 7,5%/năm kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng, 8-9%/năm kỳ hạn từ 12 tháng trở lên khiến tổng vốn huy động PGD tuy giảm nhưng đạt mức khá cao và ổn định so với 2012.

Trong cơ cấu vốn huy động của PGD thì tiền gửi tiết kiệm vẫn luôn là nguồn huy động cao nhất của PGD bình quân chiếm khoảng hơn 93% trong tổng vốn huy động, chiếm một tỷ lệ rất cao. Vì gửi tiết kiệm thường có lãi suất cao hơn nên thu hút được lượng vốn lớn. Đây là nguồn vốn có tính ổn định, quy mô lớn vì ngân hàng có thể biết được thời hạn người gửi tiền đến rút nhờ đó mà có thể chủ động cho vay với các kỳ hạn khác nhau nhằm mở rộng khách hàng tạo ra lợi nhuận. Trong năm 2011, PGD đã triển khai nhiều chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng gửi tiết kiệm sinh lời như “Lộc tới-Mừng xuân mới cùng ACB” dành cho khách hàng doanh nghiệp có tài khoản tiền gửi có kỳ hạn bằng VND. Sản phẩm “Đầu tư linh hoạt” là hình thức đầu tư thông qua tài khoản tiền gửi VNĐ thời hạn 36 tháng, Sản phẩm “Tiền gửi lãi suất thả nổi- Online” dành cho khách hàng gửi tiền qua hệ thống ACB Online. Với việc đưa ra những sản phẩm hấp dẫn, lãi suất cạnh tranh với

41

nhiều tiện ích, tính tiện lợi cao với từng nhóm nhu cầu khách hàng, chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên tốt luôn làm hài lòng khách hàng, thêm và đó PGD có vị trí đặc biệt thuận lợi nằm ở trung tâm Quận 3 TPHCM, uy tín tốt từ thương hiệu ACB, PGD đã có được một nguồn vốn huy động dồi dào cho nhu

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu phòng giao dịch ngã bảy sài gòn (Trang 47)