Ngoài đột biến --SEA
thì --T HAI và --FIL cũng là những đột biến mất đoạn hai gen phổ biến ở khu vực Đông Nam Á. Đột biến --T HAI đặc trưng cho Thái Lan, đột biến --FIL
đặc trưng cho Philipine. Hai đột biến này gây mất đoạn hơn 20 kb chứa toàn bộ cụm gen α-globin. Những trường hợp đồng hợp tử một trong hai đột biến này sẽ không tổng hợp được huyết sắc tố bào thai do mất gen ζ dẫn đến thai chết lưu. Do đó, chúng tôi quyết định sàng lọc hai đột biến này tuy tần suất ở Việt Nam ch từ 1 – 2 %. Chúng tôi thiết kế 2 c ặp mồi THAI-F/R khuếch đại đoạn đột biến có kích thước 1144 bp và FIL-F/R khuếch đại đoạn đột biến có kích thước 546 bp. Thành phần và điều kiện tối ưu được trình bày trong Bảng 2.
Sản phẩm PCR được điện di trên gel agarose 1%. Kết quả trên Hình 11 cho thấy mẫu 90 xuất hiện băng to đậm có kích thước kho ảng 1,1 kb, phù hợp với kích thước theo lý thuyết của đoạn đột biến --T HAI. Điều này chứng tỏ chúng tôi đã tối ưu thành công quy trình phát hiện đột biến --T HAI. Tuy nhiên, sàng lọc trên 100
1,3 kb 1,5 kb
1 kb 2 kb
35
bệnh nhân chúng tôi không phát hiện được mẫu nào dương tính mất đoạn --FIL
. Kết quả này có thể do tần suất đột biến thấp và cỡ mẫu chưa đủ lớn để phát hiện được.
Hình 11. Kết quả sàng lọc đột biến --T HAI. Sản phẩm PCR được điện di trên gel agarose 1%. Giếng 83 - 93: các mẫu bệnh phẩm. Giếng M: thang chuẩn ADN-SY 4,6 kb.