PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu xác định đột biến gen alpha globin gây bệnh thalassemia bằng kỹ thuật PCR đa mồi (Trang 35)

2.2.1. Sơ đồ nghiên cứu

Với mục đích xác định đồng thời nhiều đột biến mất đoạn trên gen α-globin, chúng tôi bố trí sơ đồ thí nghiệm như Hình 7 gồm các bước: (1) thu nhận mẫu bệnh phẩm (200 µl máu ngoại vi), (2) tách chiết ADN tổng số bằng kit thương mại. (3) kiểm tra chất lượng ADN bằng phương pháp điện di, xác định nồ ng độ và độ tinh sạch bằng phương pháp đo mật độ quang học; (4) tối ưu hóa điều kiện PCR với cặp mồi nội kiểm LIS và α2 và khuôn là ADN đạt chất lượng (5) tách dòng và giải trình tự vùng đột biến của mẫu ADN cho kết quả dương tính. (6) tối ưu hóa điều kiện cho phản ứng PCR đa mồi. Tham khảo các tài liệu về tối ưu hóa phản ứng PCR đa mồi nói chung và những nghiên cứu PCR đa mồi trong mất đoạn alpha thalassemia, c húng tôi tập trung vào 3 vấn đề trọng tâm: thứ nhất là tối ưu hóa theo dải nhiệt độ gắn mồi; thứ hai là tối ưu hóa theo t ỷ lệ nồng độ các mồi; thứ ba là sử dụng thêm một số chất tăng cường phản ứng để hỗ trợ cho việc khuếch đại nhiều trình tự đích. (7) Áp dụng điều kiện tối ưu cho PCR đa mồi để xác định đột biến cho các mẫu bệnh phẩm. (8) thống kê phân tích số liệu nghiên cứu.

26

Hình 7. Sơ đồ nghiên cứu. (1) thu thập mẫu bệnh phẩm; (2) tách chiết ADN; (3) kiểm tra chất lượng và nồng độ ADN; (4) tối ưu hóa PCR cho cặp mồi đơn; (5) tách dòng đoạn mang đột biến; (6) tối ưu hóa PCR đa mồi; (7) sàng lọc trên mẫu bệnh phẩm; (8) phân tích số liệu nghiên cứu.

27

2.2.2. Phương pháp xác định nồng độ ADN bằng đo quang phổ

Để kiểm tra chất lượng và xác định nồng độ ADN, trong nghiên cứu này chúng tôi kết hợp phương pháp điện di và đo quang phổ. Phương pháp điện di nhằm kiểm tra mức độ đứt gãy ADN, còn phương pháp đo quang phổ để xác định nồng độ và độ sạch của ADN (1,8 < A260/A280 < 2). Phương pháp này dựa trên nguyên lý hấp phụ ánh sáng cực đại của ADN tại bước sóng 260 nm. Nồng độ ADN được tính theo công thức sau:

[ADN] = Α260 x n x 50 (µg/ml) Trong đó: Α260 là độ hấp thụ của ADN ở bước sóng 260 nm

n là số lần pha loãng mẫu

50 là nồng độ ADN ứng với Α260 = 1 A260/A280 thể hiện độ sạch ADN.

2.2.3. Kỹ thuật PCR đa mồi

Trong nghiên c ứu này, phản ứng PCR được sử dụng để khuếch đ ại các đoạn nội kiểm, đoạn mang đột biến và kiểm tra vector mang đoạn chèn sau khi tách dòng. Phản ứng PCR đa mồi khuếch đại được đồng thời 5 đoạn có kích thước khác nhau: 1 đoạn nội kiểm LIS, 1 đoạn xác định đồng hợp/dị hợp tự gen α2-globin, 3 mất đoạn phổ biến nhất gồm --SEA, -α3.7 và -α4.2. Thành phần và điều kiện phản ứng khuếch đại các cặp mồi đơn được trình bày trên Bảng 2. Trong đó, nhiệt độ gắn mồi cho các đoạn LIS, a2, SEA, THAI, FIL, α3.7, α4.2 lần lượt là 62, 63, 64, 60, 60, 65 và 64o

C. Thời gian gắn mồi cho các cặp mồi khuếch đại các đoạn này lần lượt là 1 phút, 1 phút, 1 phút 30 giây, 30 giây, 30 giây, 2 phút 30 giây và 2 phút 30 giây.

28

Bảng 2: Thành phần và điều kiện phản ứng khuếch đại các cặp mồi đơn

Thành phần Thể tích (µl) Điều kiện H2O đủ 15 μl Biến tính lần đầu: 940 C trong 3 phút Lặp lại 45 chu kỳ: Biến tính : 940 C trong 30" Gắn mồi : 600 C - 650C trong 30” - 2' 30" (tùy thuộc vào từng cặp mồi)

Tổng hợp: 720

C trong 2’ 30”

Tổng hợp bước cuối: 720C trong 5 phút

Đệm 10x 1,5

MgCl2 25 mM 1,2

dNTP 2 mM 0,5

Mồi xuôi 10 nM 0,5

Mồi ngược 10 nM 0,5

GoTaq ADN polymerase 5 u/ µl 0,2

ADN khuôn 20-200 ng

Tổng thể tích 15,0

2.2.4. Phương pháp đi ện di

Điện di là phương pháp phổ biến để phân tách các phân tử axit nucleic. Dưới tác dụng của điện trường một chiều, ADN sẽ di chuyển từ cực âm sang cực dương nhờ có nhóm phosphat tích điện âm. Các phân tử ADN được phân tách dựa vào kích thước và cấu hình phân tử ADN trên giá thể gel agarose. Quá trình phân tách ADN được thực hiện trong đệm TBE 1X (Tris base, Axit boric, EDTA). Các băng ADN được phát hiện dưới tia tử ngoại sau khi nhuộm với ethidium bromide . Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng gel agarose 1% để phân tách các đoạn sản phẩm có kích thước từ 1000 bp đến 2500 bp.

2.2.5. Phương pháp tách dòng

Sản phẩm PCR được tinh sạch bằng High Pure PCR Product Purification Kit (Roche) sau đó đưa vào vector pTZ57R/T theo quy trình của InsTAcloneT M

PCR Cloning Kit (Fermentas).

29

2.2.5.1. Biến nạp bằng sốc nhiệt

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp sốc nhiệt để biến nạp các vector tái tổ hợp vào tế bào E. coli JM109. Các tế bào vi khuẩn được xử lý với CaCl2 có màng trở nên xốp, tạo điều kiện cho ADN plasmid đi qua các lỗ trên màng khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Quy trình thực hiện gồm các bước cơ bản sau:

 Lấy tế bào khả biến E. coli JM 109 từ -80oC, để trên đá 5 phút  Bổ sung 5 µl hỗn hợp của phản ứng nối, búng nhẹ, ủ trên đá 30 phút  Sốc nhiệt hỗn hợp ở 42oC trong 45 giây, để lại trên đá 3 phút

 Bổ sung 1 ml môi trường LB, ủ 37oC trong 15 phút, lắc 200 vòng/phút ở 37oC trong 1 giờ

 Ly tâm hỗn hợp ở nhiệt độ phòng, 3000 vòng/phút trong 5 phút, loại bỏ 900 µl dịch phía trên

 Chuẩn bị đĩa thạch LB có bổ sung Ampicillin (50 µg/ml), X-gal (40 µg/ml) và 40 µl IPTG 100 mM, đặt đĩa LB trong tủ ấm 370

C trong vòng 30 phút

 Hoà tan phần tủa bằng 100 µl dung dịch còn lại và trải trên đĩa thạch LB đã chuẩn bị ở trên.

2.2.5.2. Sàng lọc khuẩn lạc và nuôi tế bào bão hòa

Mỗi khuẩn lạc mọc trên đĩa thạch LB bổ sung ampicillin được sàng lọc nhanh bằng kĩ thuật PCR. Khuẩn lạc cho băng ADN có kích thước phù hợp sẽ được sàng lọc tiếp bằng cách nuôi bão hòa qua đêm trong môi trường LB bổ sung ampicillin (50 µg/ml) lắc 200 vòng/phút ở 370C qua đêm, tách plasmid và cắt kiểm tra với enzyme giới hạn.

30

2.2.5.3. Tách plasmid

ADN plasmid được tách chiết theo quy trình trong Molecular Cloning – A Laboratory Manual gồm các bước như sau.

 Ly tâm thu cặn tế bào, 6,000 vòng/phút ở 40C trong 5 phút

 Hòa tan cặn tế bào trong 100 µl dung dịch I (Tris-HCl 25 mM pH 8, glucose 50 mM, EDTA 10 mM pH 8) có bổ sung RNase 20 µg/ml, ủ 15 phút ở nhiệt độ phòng

 Thêm 200 µl dung dịch II (NaOH 0,2 N, SDS 1%), trộn nhẹ, ủ trên đá trong 3 phút

 Thêm 150 µl dung dịch III (CH3COOK 3M pH 5,2), trộn nhẹ, ủ trên đá trong 5 phút

 Ly tâm 13,000 vòng/phút ở 40C trong 15 phút để thu dịch trong

 Bổ sung 1 thể tích Phenol : Chloroform : Isoamyl (25 : 24 : 1), trộn nhẹ  Ly tâm 13,0 00 vòng/phút ở nhiệt độ phòng trong 5 phút, thu dịch pha

trên

 Bổ sung 0,6 thể tích isopropanol, ủ ở nhiệt độ phòng trong 15 phút  Ly tâm 13,000 vòng/phút ở 40C trong 20 phút, thu tủa

 Rửa tủa bằng 500 µl ethanol 70%, ly tâm 13,000 vòng/phút ở 40C trong 5 phút, thu tủa và làm khô tủa

 Hòa tủa trong 30µl H2O, bảo quản ở -200 C.

31

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. ĐẶC ĐIỂM NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng 100 mẫu bệnh phẩm được cung c ấp bởi Viện Huyết học & Truyền máu Trung ương. Các bệnh phẩm này được thu thập từ những bệnh nhân đến khám và điều trị tại Trung tâm Thalassemia trực thuộc Viện. Hầu hết số bệnh nhân nghiên cứu được sàng lọc dựa trên phân tích công thức máu ngoại vi và phân tích thành phần huyết sắc tố (Phụ lục 4).

Về đặc điểm công thức máu ngoại vi, người Việt Nam số lượng hồng cầu ở nam và nữ lần lượt trong khoảng 3,87 - 4,91 1012/l và 4,18 - 5,42 1012/l; lượng hemoglobin trong khoảng 117,5 - 143,9 g/l ở nam và 132,0 - 153,6 g/l ở nữ. Kết quả phân tích tế bào máu ngo ại vi trong P hụ lục 3 có 98/100 bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu, tức là số lượng hồng cầu ho ặc/và lượng hemoglobin thấp hơn bình thường. Phân tích máu ngoại vi có hai ch số quan trọng nhất để chẩn đoán thalassemia là thể tích hồng cầu trung bình (MCV) và lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu (MCH). Các trường hợp nghi ngờ thalassemia khi thể tích hồng cầu nhỏ (MCV < 80 fl) ho ặc hồng cầu nhược sắc (MCH < 27 pg). Theo số liệu trong Phụ lục 4 có 91/100 bệnh nhân nghi ngờ thalassemia hay ch số MCV < 80 fl hoặc/và MCH < 27 pg. Cụ thể có 89/100 trường hợp có hồng cầu nhược sắc, 68/100 trường hợp hồng cầu nhỏ MCV < 80 fl và 66/100 trường hợp có hồng cầu nhỏ, nhược sắc (MCH < 27 pg và MCV < 80 fl).

Đặc điểm về thành phần và tỷ lệ huyết sắc tố có vai trò quan trọng trong phân loại bệnh thalassemia. Những bệnh nhân thalassemia thường có sự dao động

của một số phân tử huyết sắc tố điển hình và sự xuất hiện các huyết sắc tố bất thường khác. Đáng chú ý trong đó là t ỷ lệ huyết sắc tố HbΑ2. người trưởng

thành, giá trị bình thường của HbA2 trong kho ảng 2,0 - 3,2 %, ở những bệnh nhân β-thalassemia HbΑ2 thường lớn hơn 3,5 % và giảm nhẹ ở những bệnh nhân α-

32

thalassmia. Tỷ lệ HbA2 < 3,2 % thường được nghi ngờ đến α-thalassemia. Tuy nhiên tỷ lệ này ch phân biệt được bệnh HbH với tỷ lệ HbA2 luôn nhỏ hơn 2 %.

3.2. KẾT QUẢ SÀNG LỌC ĐỘT BIẾN ĐƠN

Sử dụng kit tách ADN tổng số ReliaprepT M Blood gDNA MiniPrep System (Promega), chúng tôi thu được ADN từ mẫu máu ngoại vi. Nhằm đảm bảo và kiểm soát chất lượng nghiên cứu ngay từ giai đoạn đầu, chúng tôi tiến hành điện di ADN tổng số để kiểm tra tính toàn vẹn ADN, đồng thời đo nồng độ và kiểm tra độ tinh sạch của ADN trên máy quang phổ. Hầu hết lượng ADN thu được đều đảm bảo chất lượng cho nghiên cứu phát hiện đột biến di truyền bằng kỹ thuật PCR. Sau đó, chúng tôi tiến hành pha loãng ADN tổng số về cùng một nồng độ là 50 ng/µl. Kết quả điện di ADN tổng số được trình bày trên Hình 8.

Hình 8. Kết quả điện di ADN tổng số trên gel agarose 1%. Giếng 1 đến 6 và giếng 97 đến 100: các mẫu ADN tổng số của bệnh nhân. M thang chuẩn ADN-SY 4,6 kb. Trong nghiên cứu này ngoài các cặp mồi phát hiện đột biến, chúng tôi còn thiết kế thêm cặp mồi LIS và α2. Cặp mồi LIS được thiết kế trên nhiễm sắc thể số 17 khuếch đ ại đoạn sản phẩm có kích thước 2504 bp. Đây là cặp mồi nội kiểm cho phản ứng để kiểm tra chất lượng ADN tách chiết, kiểm tra thao tác và thành phần trong phản ứng PCR. Cặp mồi α2 khuếch đại vùng trình tự chứa gen α2 có kích thước 1836 bp. Cả 5 mất đoạn chúng tôi sàng lọc đều chứa gen α2. Do đó việc sử dụng cặp mồi α2 giúp phân biệt trạng thái đồng hợp hoặc dị hợp tử của đột biến. Thành phần và điều kiện tối ưu của từng cặp mồi đã được trình bày trong Bảng 2.

4,1 kb 4,6 kb

33

Sản phẩm PCR được điện di kiểm tra trên gel agarose 1%. Kết quả trên Hình 9 cho thấy hai cặp mồi LIS và cặp mồi α2 đều khuếch đại băng ADN đặc hiệu sáng đậm có kích thước như tính toán lý thuyết lần lượt là 2504 bp và 1836 bp.

Hình 9. Kết quả tối ưu điều kiện PCR khuếch đại đoạn α2 và đoạn nội kiểm LIS. Sản phẩm PCR được điện di trên gel agarose 1%. Giếng 1: sản phẩm PCR với cặp mồi α2. Giếng 2: sản phẩm PCR với cặp mồi LIS. Giếng M: ladder 1 kb (affymetrix).

3.2.1. Sàng lọc mất đoạn SEA

Những nghiên cứu về bệnh α-thalassemia trong khu vực Đông Nam Á cho thấy mất đoạn --SEA là phổ biến nhất có tỷ lệ trên 70 % [19]. Nguyên nhân phát sinh mất đoạn --SEA được giả thiết là do hai trình tự lặp lại ngược chiều "GGAGGTTC” và “CTTGGAGG” bắt cặp bổ sung tạo cấu trúc thòng lọng gây đứt gãy ADN [47]. Trên cơ sở nghiên cứu này, chúng tôi thiết kế mồi SEA-F (HSGG1:26120  26140) cách trình tự “GGAGGTTC” 162 bp và mồi SEA-R (HSCOS12:3817  3797) cách trình tự “CTTGGAGG” 1178 bp. Sau quá trình sàng lọc mẫu dương tính và nhiều lần thay đổi từng thành phần và từng bước trong chu trình chúng tôi đã tối ưu thành công quy trình PCR đơn phát hiện mất đoạn --SEA. Thành phần và điều kiện PCR được trình bày trong Bảng 2. Đối với bệnh phẩm không mang đột

34

biến -- SEA thì không có sản phẩm PCR vì hai mồi cách nhau trên 19 kb. Bệnh phẩm có mất đoạn --SEA sẽ hình thành sản phẩm có kích thước 1336 bp.

Sản phẩm PCR được điện di trên gel agarose 1%. Kết quả điện di trên Hình 10 cho thấy mẫu bệnh phẩm 22 xuất hiện một băng đậm có kích thước khoảng 1,3 kb phù hợp với kích thước tính toán theo lý thuyết. Như vậy chúng tôi đã tối ưu thành công điều kiện PCR phát hiện mất đoạn --SEA.

Hình 10. Kết quả sàng lọc đột biến --SEA. Giếng 14 - 23: các mẫu bệnh phẩm. Giếng M: thang chuẩn ADN-SY 4,6 kb.

3.2.2. Sàng lọc hai mất đo ạn THAI, FIL

Ngoài đột biến --SEA

thì --T HAI và --FIL cũng là những đột biến mất đoạn hai gen phổ biến ở khu vực Đông Nam Á. Đột biến --T HAI đặc trưng cho Thái Lan, đột biến --FIL

đặc trưng cho Philipine. Hai đột biến này gây mất đoạn hơn 20 kb chứa toàn bộ cụm gen α-globin. Những trường hợp đồng hợp tử một trong hai đột biến này sẽ không tổng hợp được huyết sắc tố bào thai do mất gen ζ dẫn đến thai chết lưu. Do đó, chúng tôi quyết định sàng lọc hai đột biến này tuy tần suất ở Việt Nam ch từ 1 – 2 %. Chúng tôi thiết kế 2 c ặp mồi THAI-F/R khuếch đại đoạn đột biến có kích thước 1144 bp và FIL-F/R khuếch đại đoạn đột biến có kích thước 546 bp. Thành phần và điều kiện tối ưu được trình bày trong Bảng 2.

Sản phẩm PCR được điện di trên gel agarose 1%. Kết quả trên Hình 11 cho thấy mẫu 90 xuất hiện băng to đậm có kích thước kho ảng 1,1 kb, phù hợp với kích thước theo lý thuyết của đoạn đột biến --T HAI. Điều này chứng tỏ chúng tôi đã tối ưu thành công quy trình phát hiện đột biến --T HAI. Tuy nhiên, sàng lọc trên 100

1,3 kb 1,5 kb

1 kb 2 kb

35

bệnh nhân chúng tôi không phát hiện được mẫu nào dương tính mất đoạn --FIL

. Kết quả này có thể do tần suất đột biến thấp và cỡ mẫu chưa đủ lớn để phát hiện được.

Hình 11. Kết quả sàng lọc đột biến --T HAI. Sản phẩm PCR được điện di trên gel agarose 1%. Giếng 83 - 93: các mẫu bệnh phẩm. Giếng M: thang chuẩn ADN-SY 4,6 kb.

3.2.3. Sàng lọc mất đoạn -α4.2 và -α3.7

Như đã trình bày trong cơ chế phát sinh mất đoạn gây α-thalassemia, nguyên nhân phát sinh mất đoạn -α4.2 và -α3.7 là do trao đổi chéo giữa hai nhiễm sắc thể tương đồng trong quá trình giảm phân. Trong vùng trình tự bảo thủ có 3 trình tự tương đồng cao được ký hiệu là X, Y, Z trong cụm gen α-globin. Tái tổ hợp tương đồng giữa hai vùng trình tự Z sẽ hình thành một nhiễm sắc thể mất đoạn 3.7 kb (-α3.7) ch còn 1 gen α-globin gây α+-thalassemia. Tương tự, tái tổ hợp tương đồng giữa hai vùng trình tự X tạo thành một nhiễm sắc thể mất đoạn 4.2

Một phần của tài liệu xác định đột biến gen alpha globin gây bệnh thalassemia bằng kỹ thuật PCR đa mồi (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)