Quy hoạch phát triển nôn g lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp (Trang 93)

7. Cấu trúc luận văn

3.4.1.Quy hoạch phát triển nôn g lâm nghiệp

Trong kỳ quy hoạch 2011-2020 và định hƣớng đến năm 2030, đã xác định Lập Thạch là huyện có quỹ đất khá, trong tƣơng lai là huyện ngoại thành của TP Vĩnh Yên do vậy phát triển nông nghiệp với các khâu đột phá là:

- Phát triển chăn nuôi: Xác định đây là mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp. Đầu tƣ các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cƣ, phát triển đa dạng loại hình chăn nuôi nhƣ trang trại, gia trại tập trung,... theo phƣơng thức công nghiệp, bán công nghiệp. Hình thành các vùng chăn nuôi tập trung nhƣ lợn siêu nạc, gà thả vƣờn, đại gia súc ở xã Quang Sơn, Hợp Lý, Bắc Bình, Thái Hoà, Ngọc Mỹ.

- Tích cực đƣa một số giống cây trồng mới vào sản xuất nhƣ Thanh Long ruột đỏ. - Từng bƣớc đầu tƣ các vùng sản xuất rau an toàn tập trung, đáp ứng nhu cầu rau xanh của ngƣời dân đô thị nói chung và ngƣời dân trên địa bàn huyện nói riêng.

- Phát triển nông nghiệp gắn liền với phát triển KTXH nông thôn, đặc biệt quan tâm đến nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ kỹ thuật để phát triển đồng bộ, lâu bền, có hiệu quả, đồng thời giữ gìn môi trƣờng sinh thái.

- Phát triển sản xuất gắn liền với phát triển thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho dân cƣ đô thị, khu công nghiệp.

- Tốc độ tăng trƣởng GTSX của ngành nông lâm thủy sản đạt 6,89%/năm, trong đó giai đoạn 2011-2015 tăng 7,44%/năm, giai đoạn 2016-2020 tăng 6,34%/năm.

- Tốc độ tăng trƣởng VA của ngành nông lâm thủy sản trong kỳ quy hoạch đạt trên 8,78% giai đoạn 2011-2015; giai đoạn 2016-2020 đạt trên 6,34%.

- Cơ cấu kinh tế của ngành nông lâm thủy sản đến năm 2015 còn chiếm trên 30% và đến năm 2020 chỉ tiêu này trên 20%.

- GTSX bình quân/ha đất nông nghiệp đạt trên 50 triệu đồng/ha (năm 2015); trên 60 triệu đồng/ha (năm 2020).

- Tận dụng mặt nƣớc các ao, hồ thuỷ lợi, diện tích 1 lúa 1 cá... ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản lên 600ha.

- Trồng, quản lý và khai thác có hiệu quả trên 4.000 ha rừng vào năm 2015 và trên 3700 ha vào năm 2020, chuyển đổi cơ cấu cây rừng theo hƣớng 65-70% gỗ phục vụ XDCB và chế biến gia dụng, 30-35% gỗ trụ mỏ. Nếu thị trƣờng gỗ gia dụng phát triển tốt có thể tăng cơ cấu rừng phục vụ sản xuất chế biến gỗ gia dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 85 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.5.2. Định hướng sử dụng không gian lãnh thổ huyện Lập Thạch cho phát triển nông - lâm nghiệp

3.5.2.1. Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Kết quả đánh giá CQ là cơ sở khoa học cho việc đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ, phát triển nông, lâm nghiệp. Mỗi một CQ cụ thể có một chức năng riêng, phù hợp từng ngành sản xuất cụ thể. Từ đó, chúng tôi đƣa ra một số định hƣớng phát triển nhƣ sau:

* Chuyển đổi sử dụng đất

Trên một số CQ hiện tại việc sử dụng đất đem lại hiệu quả chƣa cao, vì vậy chúng tôi kiến nghị định hƣớng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Cơ sở của việc định hƣớng là căn cứ vào kết quả đánh giá CQ, các cơ sở đã nêu ở trên và hiệu quả kinh tế của các hình thức sử dụng đất hiện tại:

+ Các đơn vị CQ thuộc hệ sinh thái trảng cỏ xen nƣơng rẫy, hiện đang sử dụng thiếu hiệu quả cần chuyển đổi sang mục đích lâm nghiệp hoặc phát triển theo mô hình kinh tế nông lâm kết hợp nhằm khai thác lợi thế về tự nhiên và nâng cao hiệu quả kinh tế.

+ Các CQ mang số: 2, 5, 8, 11, 14, 19, 22 hiện đang chỉ đảm nhiệm vai trò trồng rừng có thể chuyển đổi sang hƣớng phát triển kinh tế theo mô hình kinh tế nông lâm kết hợp nhằm tận dụng lợi thế đất đai, nguồn lao động. Mô hình này nhân rộng sẽ vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, lại vừa có vai trò bảo vệ môi trƣờng sinh thái và phát triển bền vững.

+ Thông qua quá trình đánh giá, chúng tôi nhận thấy các CQ hiện đang phát triển các loại cây hàng năm và cây công nghiệp, hoa màu của huyện nhƣ CQ số 8, 9, 10, 13,16, 21, 22 có thể chuyển đổi theo hƣớng phát triển mô hình kinh tế nông lâm kết hợp. Tùy vào ƣu thế cao hơn cho phát triển nông nghiệp hoặc lâm nghiệp cho từng loại CQ mà ƣu tiên phát triển kinh tế theo hƣớng nông, lâm một cách hợp lý...

* Cần chuyển đổi mô hình canh tác nông nghiệp truyền thống sang mô hình kinh tế sinh thái nông, lâm nghiệp thâm canh cho năng suất và sản lƣợng cao. Lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý. Đẩy mạnh công tác ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Tiếp tục đầu tƣ hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi chất lƣợng cao. Tăng cƣờng công tác tiếp thị tạo thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lâu dài và ổn định cho huyện.

* Đẩy mạnh phát triển thủy lợi và nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt trên CQ số 26 và khu vực lƣu vực sông Phó Đáy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 86 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.3.2.2. Xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái phù hợp cho phát triển nông - lâm nghiệp

Lập Thạch là một huyện miền núi, kinh tế của các hộ gia đình còn nhiều khó khăn, thu nhập chính vẫn từ nông, lâm nghiệp. Tài nguyên đất của huyện khá phong phú nhƣng ngƣời dân chƣa biết khai thác hết tiềm năng. Nạn chặt phá rừng, canh tác nƣơng rẫy, hiện tƣợng du canh du cƣ còn khá phổ biến ở địa phƣơng. Chính điều này đã làm gia tăng nguy cơ thoái hóa đất, phá hủy thảm thực vật. Và nhƣ vậy vòng xoáy đói nghèo lại làm tăng thêm nguy cơ phát triển không bền vững cho huyện.

Hình 3.4. Sơ đồ: Vòng xoáy đói nghèo của người dân miền núi

Mô hình NLKH là mô hình phát triển bền vững và phù hợp nhất đối với thực tế của huyện. Bởi vậy mô hình này đem lại rất nhiều lợi ích:

Hình 3.5. Sơ đồ Lợi ích KT - XH và môi trường của mô hình NLKH

Mô hình NLKH là tên gọi ghép của các hệ thống sử dụng đất, mà trong đó việc gieo trồng và quản lý có suy nghĩ những cây trồng lâu năm (cây rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả) trong sự phối hợp hài hòa hợp lý với những cây trồng nông nghiệp ngắn ngày hoặc gia súc theo thời gian và không gian trong hệ thống bền vững về mặt sinh thái, xã hội và kinh tế.

Nghèo đói Phá rừng

rrõng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xói mòn Mất đất

Lợi ích kinh tế Lợi ích xã hội Lợi ích môi trƣờng sinh thái

Đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa

Tạo việc làm.Bảo tồn các kinh nghiệm bản địa

Bảo vệ tài nguyên Đa dạng sinh học

häc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 87 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Dựa vào cấu trúc rừng, cây trồng, đồng cỏ và chăn nuôi, chúng ta còn có thể chia ra các hình thức:

- Cây rừng + cây trồng hàng năm: NLKH - Cây dài ngày + cá: lâm - ngƣ kết hợp - Cây dài ngày + đồng cỏ: lâm - súc kết hợp - Cây dài ngày + nuôi ong: lâm - ong kết hợp

- Cây dài ngày + cây trồng lâu năm + đồng cỏ: lâm - nông - súc kết hợp - Cây dài ngày + nuôi tằm: lâm - tằm kết hợp

Hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều hộ đang thực hiện theo mô hình NKLH mang lại nhiều hiệu quả. Qua điều tra chúng tôi thấy một số dạng mô hình NLKH phổ biến có tại huyện Lập Thạch nhƣ sau:

Bảng 3.8: Kết cấu một số mô hình nông - lâm kết hợp

STT Kết cấu mô hình Cơ cấu cây trồng vật nuôi (Ví dụ ở huyện)

1 R-V-A-C-Rg Bạch đàn, keo,thanh long, vải, sắn, ngô, ruộng lúa, đậu tƣơng, lợn, gà, vịt, cá...

2 R-V-A-C Bạch đàn, vải, sắn, cam, dứa, xoài, lợn, gà, vịt, cá... 3 V-A-C Vải, nhãn, sắn, lợn, gà, vịt, cá...

4 V-A-C-Rg Vải, thanh long, hồng, sắn, ngô, lúa, đậu tƣơng, lợn, gà, vịt, cá...

5 R-V-C-Rg Bạch đàn, keo,thanh long, vải, sắn, ngô, lúa, đậu tƣơng, lợn, gà, vịt. 6 R-V-C Bạch đàn, keo, tre bát độ, lợn, gà, vịt Trong đó: o R-V-A-C-Rg: Rừng - vƣờn - ao - chuồng - ruộng o R-V-A-C: Rừng - vƣờn - ao - chuồng o V-A-C: Vƣờn - ao - chuồng

o V-A-C-Rg: Vƣờn - ao - chuồng - ruộng

o R-V-C-Rg: Rừng - vƣờn - chuồng - ruộng

o R-V-C: Rừng - vƣờn - chuồng

3.5.2.3. Định hướng bố trí không gian lãnh thổ sản xuất theo các đơn vị cảnh quan cho việc phát triển nông - lâm nghiệp huyện Lập Thạch

Bảng đánh giá tổng hợp các loại CQ cho phát triển nông, lâm nghiệp huyện Lập Thạch cho thấy có những CQ chỉ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, có những CQ lại chỉ thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, có CQ thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, và rất nhiều loại CQ lại vừa thích hợp cho phát triển nông nghiệp, vừa thuận lợi để phát triển lâm nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 88 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết quả đánh giá cho định hƣớng sử dụng sẽ lựa chọn bố trí phát triển cho ngành có mức độ thuận lợi cao hơn. Ví dụ: CQ số 17 có kết quả đánh giá chung là N3L1, CQ này sẽ ƣu tiên cho phát triển lâm nghiệp.

Trong trƣờng hợp một số CQ có điểm đánh giá đều thuận lợi cho việc phát triển 2 ngành, căn cứ vào đặc điểm tự nhiên cũng nhƣ KT - XH của huyện, chúng tôi sẽ lựa chọn và ƣu tiên cho ngành nào có lợi thế hơn. Tuy nhiên, trong định hƣớng phát triển bền vững khu vực trung du và miền núi, thì việc phát triển mô hình kinh tế nông lâm kết hợp sẽ đƣợc ƣu tiên lựa chọn.

Một số CQ nhƣ CQ số 3, 6, 9, 12, 15, 17, 20, 24 là các CQ trảng cỏ cây bụi, tuy ít thích hợp cho phát triển lâm nghiệp song chúng tôi vẫn ƣu tiên cho việc phát triển lâm nghiệp nhằm phát triển diện tích rừng phòng hộ khu vực đồi núi, tăng cƣờng độ che phủ và nâng cao thu nhập cho nhân dân địa phƣơng.

Lần lƣợt xét cho các CQ chúng tôi có kết quả nhƣ sau: * Không gian ƣu tiên bảo vệ rừng và đa dạng sinh học Gồm các CQ số 1, 2, 4.

Phân bố chủ yếu ở phía Tây, Tây bắc lãnh thổ nghiên cứu, thuộc địa phận các xã Ngọc Mỹ. Thực vật của các CQ này là rừng thƣa và rừng trồng trên đất xám rên núi, đất xám trên đồi. Không gian này ƣu tiên cho bảo vệ rừng, nghiêm cấm khai thác gỗ, săn bắn động vật hoang dã. Để thực hiện cho việc bảo vệ cần có biện pháp chế tài và hình thức xử phạt đúng mức.

* Không gian ƣu tiên khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng mới

Gồm những CQ số 2, 3, 5, 8, 11, 14, 19, 22. Các CQ này hiện là rừng trồng và trảng cỏ xen nƣơng rẫy, phân bố trên địa hình có độ dốc khá lớn. Những nơi đã trồng rừng, cần tiếp tục chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ. Những nơi là trảng cỏ cây bụi xen nƣơng rẫy hiệu quả kinh tế thấp, cần tiến hành trồng rừng mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Không gian ƣu tiên phát triển mô hình kinh tế nông lâm kết hợp

Gồm những CQ số 8, 9, 10, 13, 21. Khu vực này có địa hình chủ yếu là các đồi bát úp, độ dốc không quá lớn từ 50 đến 150. Bên cạnh việc sử dụng đất và định cƣ, đất ở, còn có thể phát triển mô hình nhà vƣờn, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm kết hợp trồng rừng. Những nơi có độ dốc lớn cần ƣu tiên cho trồng rừng. Biện pháp canh tác nên thực hiện theo việc trồng theo đƣờng đồng mức. Không gian này chiếm diện tích lớn nhất của huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 89 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Không gian ƣu tiên phát triển nông nghiệp

Gồm những CQ số 24, 25. Đây là khu vực có chức năng sản xuất lƣơng thực cho toàn tỉnh. Tuy diện tích khá hạn chế, song không gian này có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp lƣơng thực thực phẩm cho nhân dân địa phƣơng, đảm bảo tự túc một phần lƣơng thực. Các loại cây trồng chính là lúa nƣớc, hoa màu và cây hàng năm.

* Không gian ƣu tiên phát triển nuôi trồng thủy sản và mục đích thủy lợi

Không gian này chiếm một diện tích nhỏ song lại có vai trò rất lớn. Nơi đây vừa có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt và là nguồn cung cấp, điều tiết nƣớc quan trọng không chỉ cho các xã thuộc huyện mà còn phục vụ công tác thủy lợi cho các huyện phía tây của tỉnh Vĩnh Phúc.

Tiểu kết chƣơng 3

Vì mục đích phát triển nông - lâm nghiệp hƣớng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Lập Thạch đến năm 2020, huyện Lập Thạch cần có những giải pháp trọng tâm vào việc sử dụng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên hợp lý. Các định hƣớng phát triển nông - lâm nghiệp cần đƣợc dựa trên cơ sở khoa học và thực tế trên địa bàn huyện Lập Thạch.

Từ kết quả đánh giá riêng cho từng ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, kết quả đánh giá từng loại cảnh quan cho thấy toàn cảnh bức tranh tổng hợp các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông - lâm nghiệp huyện Lập Thạch. Có những loại cảnh quan chỉ thích hợp cho phát triển nông nghiệp còn có những loại chỉ thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, nhƣng cũng lại có những loại cảnh quan thích hợp cho cả phát triển nông - lâm nghiệp, đảm bảo cho việc phát triển kinh tế của huyện và bảo vệ môi trƣờng.

Định hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ và định hƣớng bố trí không gian lãnh thổ sản xuất cho việc phát triển nông - lâm nghiệp theo mô hình nông lâm kết hợp đƣợc ngƣời dân chấp thuận và đem lại hiệu quả cao làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong huyện. Đây có thể đƣợc xem là một trong những chiến lƣợc tổng thể của công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn miền núi, đem lại nhiều những cơ hội và thách thức lớn cho huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 90 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Việc nghiên cứu cảnh quan huyện, tỉnh Vĩnh Phúc nhằm mục đích đƣa ra những định hƣớng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng, đây là những cơ sở khoa học đáng tin cậy phục vụ phát triển KT - XH bền vững lâu dài. Luận văn đã thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra và đạt đƣợc các kết quả nhƣ sau:

1. Việc phân tích những nhân tố thành tạo CQ cho thấy tính phân hóa đa dạng và phức tạp của CQ huyện Lập Thạch. Đánh giá tổng hợp các ĐKTN phần nào phác họa bức tranh tiềm năng TNTN của lãnh thổ nghiên cứu. Là một huyện miền núi thuộc loại nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc, Lập Thạch có diện tích đất tự nhiên tƣơng đối lớn, nguồn nhân lực dồi dào, tài nguyên phong phú, Lập Thạch có nhiều điều kiện phát triển toàn diện các ngành kinh tế, đặc biệt là phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khác nhau, “bức tranh kinh tế” của Lập

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp (Trang 93)