Những hoạt động dân sinh

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp (Trang 57 - 61)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.3.Những hoạt động dân sinh

2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động

Dân số trung bình năm 2010 là 118.772 ngƣời, trong đó thành thị có 12.515 ngƣời (chiếm 10,54% dân số toàn huyện), nông thôn 106.257 ngƣời, chiếm 89,46%.

Mật độ dân số trung bình 686 ngƣời/km2. Dân cƣ phân bố không đồng đều theo đơn vị hành chính. Mật độ dân số cao nhất là thị trấn Lập Thạch (1690 ngƣời/km2), tiếp đến là xã Triệu Đề (1247 ngƣời/km2). Thấp nhất là xã Vân Trục (341 ngƣời/km2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 49 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2010 là 63.556 ngƣời chiếm trên 53% tổng dân số. Trong đó lao động nông lâm nghiệp, thuỷ sản có 48.081 ngƣời (chiếm 75,65%), lao động công nghiệp - xây dựng 7.228 ngƣời (chiếm 11,37%) còn lại là lao động thƣơng mại - dịch vụ chiếm 12,98% với 8.247ngƣời.

Trên địa bàn huyện có 7 dân tộc anh em sinh sống: Kinh, Dao, Cao Lan, Sán Dìu, Tày, Nùng, Hoa.

Lực lƣợng lao động trên địa bàn huyện là khá dồi dào nhƣng chất lƣợng lao động nhìn chung còn thấp, lao động phổ thông chiếm trên 78%. Lực lƣợng lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm khoảng 22%.

Hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn mới đạt 85 - 87,5%. Hiệu quả lao động nhìn chung còn thấp.

2.1.3.2. Thực trạng phát triển kinh tế

Tăng trƣởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình phát triển của nền kinh tế. Số liệu đánh giá từ 2005 - 2010 năm đã qua là một trong những căn cứ quan trọng để tính toán các phƣơng án phát triển cho giai đoạn tiếp theo.

Thu nhập bình quân 33 triệu đồng ngƣời/năm (2014). Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất đạt 15,4%/năm trong toàn giai đoạn 2000-2010. Trong đó nông lâm nghiệp tăng 7,24%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng 18,36%/năm và thƣơng mại dịch vụ tăng 22,81%/năm. Giai đoạn 2005-2010 đạt 18,85%, trong đó nông lâm ngƣ nghiệp đạt 7,5%; công nghiệp - xây dựng đạt 16,78% và thƣơng mại dịch vụ đạt 28,75%.

a. Ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản

Công tác chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đƣợc xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện. Phong trào xây dựng cánh đồng thu nhập cao đƣợc các xã và ngƣời dân tích cực hƣởng ứng.

Về trồng trọt

Cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung chỉ đạo đƣa các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các loại cây con giống mới có năng suất cao, chất lƣợng tốt vào sản xuất, chỉ đạo thâm canh tăng vụ, xây dựng nhiều mô hình, có các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, tiềm năng lao động, đất đai đƣợc khai thác có hiệu quả; năng suất, sản lƣợng cây trồng vật nuôi hàng năm đều tăng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 50 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua thực tế cho thấy, những kiến thức tại các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật đã đƣợc nhân dân áp dụng một cách triệt để và mang lại hiệu quả thiết thực.

+ Năm 2010 diện tích rau các loại có 516,1 ha, sản lƣợng 4994,8 tấn. Các loại rau chủ lực của huyện cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhƣ cây bí xanh ở Ngọc Mỹ cho giá trị thu nhập từ 4-5 triệu đồng/sào, cây gấc ở Xuân Lôi, Văn Quán, cây bí đỏ ở Đồng Ích…

+ Cây ăn quả có 910,32 ha, trong đó chủ yếu là hồng, vải, nhãn chiếm 65,8% (598,97 ha), chuối chiếm 23,72% (215,9 ha). Còn lại là một số cây ăn quả khác nhƣ bƣởi, cam, chanh, quýt ... với diện tích gần 100 ha.

+ Ngoài tạo điều kiện vay vốn và kiến thức, thời gian qua huyện đã phối hợp với Sở Nông nghiệp &PTNT, chỉ đạo Phòng Nông nghiệp huyện xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình hiệu quả nhƣ: Mô hình trồng cây Thanh long ruột đỏ xã Vân Trục, Xuân Hòa, Ngọc Mỹ, Quang Sơn; mô hình trồng ớt xã Đồng Ích; mô hình trồng thảo dƣợc ở xã Triệu Đề

Về chăn nuôi

Chăn nuôi ngày càng đƣợc quan tâm nhằm từng bƣớc trở thành ngành sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp, đã có một số mô hình chăn nuôi theo quy mô công nghiệp và bán công nghiệp đem lại hiệu quả; mô hình nuôi lợn siêu nạc xã Quang Sơn; nuôi thỏ ở Văn Quán; nuôi bò sữa, nuôi ong ở Bắc Bình, Thái Hòa; mô hình gà thƣơng hiệu 36 ở xã Tử Du; nuôi hƣơu ở thị trấn Hoa Sơn; cùng mô hình mây tre đan ở Triệu Đề, Văn Quán...Với sự hỗ trợ giúp đỡ đó, nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tƣ sản xuất, chăn nuôi, nỗ lực vƣơn lên thoát nghèo.

Đƣợc sự quan tâm của các cấp chính quyền, trên địa bàn đã quy hoạch đƣợc 4 khu chăn nuôi tập trung (Liên Hòa, Tử Du, Bàn Giản, Quang Sơn) với tổng diện tích trên 38ha, vốn đầu tƣ 9,7 tỷ đồng. Khu chăn nuôi Bàn Giản, Tử Du, Quang Sơn đang xây dựng cơ sở hạ tầng.

Sản xuất lâm nghiệp

Theo số liệu phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, năm 2009 Lập Thạch có 4.304,31 ha đất lâm nghiệp giảm 331,27 ha so với năm 2000, trong đó:

+ Đất rừng sản xuất: 3496,74 ha chiếm 81,24% đất lâm nghiệp. + Đất rừng phòng hộ: 807,57 ha chiếm 18,76%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 51 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Công tác trồng, chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng những năm qua đã đƣợc thực hiện tốt, độ che phủ rừng đạt 33%. Diện tích đất trống có thể phát triển lâm nghiệp gần nhƣ không còn, rừng phục hồi nhanh, tạo nguồn sinh thủy cung cấp cho các hồ lớn của huyện (hồ Vân Trục). Do làm tốt công tác tuyên truyền đã góp phần nâng cao ý thức của ngƣời dân về công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Tình trạng phá rừng, cháy rừng đã hạn chế, còn không đáng kể. Hàng năm có khoảng 500 hộ dân tham gia dự án trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Cơ cấu cây rừng chính là bạch đàn, keo,....

Tổng GTSX (theo giá hiện hành) ngành lâm nghiệp năm 2009 là 27.203 triệu đồng. Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất trong giai đoạn 2000-2009 đạt 9,83%/năm.

b. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

Trong những năm qua đã có bƣớc chuyển biến rõ nét, tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất trong giai đoạn 2000-2010 đạt 18,36%/năm, trong đó giai đoạn 2000- 2005 đạt 23,49%/năm; giai đoạn 2005-2010 đạt 16,78%/năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ cấu giá trị sản xuất đã có sự chuyển dịch tích cực, năm 2010 đã chiếm 28,64%, tăng 15,87% so với năm 2000.

Số cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài nhà nƣớc tăng nhanh chóng từ 1770 cơ sở với 3922 (năm 2000) lên 3.150 cơ sở (năm 2010) thu hút 7228 lao động.

- Tiểu thủ công nghiệp: Đã quy hoạch và đang triển khai 2 cụm tiểu thủ công nghiệp tại Bắc Bình - Thái Hòa và Triệu Đề với các nghề: đan lát, mây tre đan, dệt tơ tằm. Làng nghề mây tre đan xã Triệu Đề đã đƣợc công nhận theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp & PTNT với 880 hộ sản xuất với trên 4000 lao động. Khu làng nghề tại thị trấn Lập Thạch với diện tích 7,2ha đang triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

Các loại sản phẩm chính nhƣ: khai thác cát sỏi, sản xuất gạch, đồ mộc, cắt may, đan lát các loại...

Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất giai đoạn 2000-2010 ngành công nghiệp - TTCN đạt 11,73%/năm, trong đó giai đoạn 2000-2005 đạt 11,6%/năm, giai đoạn 2005-2010 đạt 14,98%/năm.

c. Ngành thương mại - dịch vụ

Hoạt động trên lĩnh vực thƣơng mại - dịch vụ trong những năm qua đã có bƣớc phát triển khá, với sự tham gia tích cực của nhiều thành phần kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 52 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Dịch vụ vận tải có bƣớc phát triển, khối lƣợng luân chuyển hàng hoá tăng bình quân 20%/năm trong 5 năm gần đây. Có 2 tuyến xe buýt Vĩnh Yên - Lập Thạch với trên 30 lƣợt xe đi đến mỗi ngày và hàng trăm xe tải lớn nhỏ, đã đáp ứng yêu cầu vận chuyển hành khách và hàng hoá.

- Thị trƣờng hàng hoá sôi động, phong phú, đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống. Hoạt động kinh doanh thƣơng mại có bƣớc phát triển và mở rộng ở cả khu vực thị trấn và nông thôn. Sức mua ngày càng tăng, nhất là đối với nhóm hàng nông sản, thực phẩm.

- Hoạt động bƣu chính viễn thông có tốc độ phát triển nhanh và theo hƣớng hiện đại. Đến nay 100% số xã, thị trấn có điểm bƣu điện văn hoá xã hoặc trạm bƣu cục, tỷ lệ máy điện thoại cố định đạt 15 máy/100 dân.

- Hoạt động ngân hàng: Hệ thống ngân hàng chính sách bám sát các chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, phục vụ tốt các đối tƣợng chính sách trên địa bàn. Các ngân hàng chuyên doanh có nhiều cố gắng trong việc huy động và cho vay vốn, góp phần tích cực tăng vốn đầu tƣ phát triển.

- Hệ thống chợ, tụ điểm thƣơng mại

+ Chợ trung tâm huyện Lập Thạch đã hoạt động lâu đời tại trung tâm thị trấn. + Chợ nông thôn: có 9 chợ đang hoạt động: Chợ Ngọc Mỹ, chợ Quang Sơn, chợ Ri (Hợp Lý), chợ Trang (Bắc Bình), chợ Đầm (Thái Hòa), chợ Miễu (TT Hoa Sơn), chợ Lối (Xuân Lôi), chợ Triệu Đề, chợ Tiên Lữ.

+ Hiện chƣa có tụ điểm thƣơng mại đƣợc hình thành rõ rệt, chủ yếu các hộ gia đình mở xung quanh các chợ nông thôn, tại trung tâm các xã, thị trấn nhƣ ở khu trung tâm thị trấn Hoa Sơn, khu chợ Đầm (Thái Hòa), khu ngã 4 trung tâm chợ Lối.

Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành năm 2010 chiếm 30,52% tăng 3,79% so với năm 2000.

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp (Trang 57 - 61)