7. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Đặc điểm chức năng cảnh quan huyện Lập Thạch
Trên cơ sở biết đƣợc những đặc điểm của khu vực nghiên cứu (thông qua kết quả nghiên cứu - thành lập đƣợc bản đồ CQ huyện Lập Thạch), chúng ta cần xác định đƣợc các đặc điểm chức năng của các đơn vị CQ. Việc xác định đƣợc những đặc điểm chức năng của CQ sẽ giúp công việc đánh giá CQ và đƣa ra những đề xuất sử dụng chính xác hơn.
Đối với các hoạt động sản xuất, mỗi đơn vị cảnh quan tự nhiên đều có chức năng riêng nhƣ: Chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trƣờng, chức năng phục hồi và bảo tồn, chức năng khai thác sử dụng bền vững tài nguyên, chức năng phát triển kinh tế sinh thái nông nghiệp bền vững. Đối với khu vực Lập Thạch, qua phân tích, tác giả xác định CQ khu vực có các chức năng sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 64 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trƣờng: Các CQ này phân bố chủ yếu trên địa hình núi thấp và vùng đồi có độ dốc lớn hơn 250, mức độ chia cắt lớn > 400 m/km2 và chia cắt ngang mạnh > 2 km/km2, phân bố chủ yếu khu vực Tây, Tây - Bắc của huyện. Các khu vực này dễ xảy ra các quá trình xói mòn, trƣợt lở đất, lũ quét. Dòng chảy mặt giữ vai trò chủ đạo trong quá trình vận chuyển vật chất đi. Thảm thực vật có vai trò quan trọng giữ lại vật chất, duy trì cán cân nhiệt - ẩm, điều hòa khí hậu, hạn chế và làm giảm cƣờng độ của các quá trình ngoại sinh. Các cảnh quan có chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trƣờng là các loại cảnh quan: CQ số 1, CQ số 2, CQ số 3, CQ số 4.
* Chức năng phục hồi và bảo tồn tự nhiên: Các CQ này thƣờng phân bố trên các địa hình có độ dốc từ 15 - 250
trở lên, mức độ chia cắt khá lớn - chia cắt sâu từ 250 - 400 m và chia cắt ngang trung bình 1,25 - 2 km/km2. Các cảnh quan có chức năng này là các CQ số: 4,5,8,11,14,19,22.
* Chức năng khai thác sử dụng bền vững tài nguyên: Chủ yếu là các CQ vùng gò đồi có độ dốc từ 8 - 150, mức độ chia cắt sâu dƣới 250 m/km2
và chia cắt ngang trung bình 1,25 - 2 km/km2. Các CQ này phân bố chủ yếu ở phụ lớp CQ đồi, đất đai khá màu mỡ, có thể phát triển mô hình nông - lâm kết hợp, hoặc tiến hành những biện pháp canh tác hợp lý. Liên quan đến chức năng này có các CQ mang đặc tính sinh thái của các loại CQ sau: 2, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 13, 14, 16, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 25.
* Chức năng phát triển hệ sinh thái nông nghiệp và định cƣ: Phân bố trên địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nƣớc dồi dào thuận lợi cho hoạt động canh tác nông nghiệp và định cƣ. Độ dốc trung bình < 80, mức độ chia cắt địa hình không lớn - chia cắt sâu nhỏ hơn hoặc lớn hơn 40 m và chia chia cắt ngang trung bình 1,25 - 2 km/km2 hoặc nhỏ hơn 1,25 km/km2. Những CQ này chịu tác động của con ngƣời sớm, mang đậm nét nhân văn. Những CQ có chức năng này là các CQ: 19, 20, 21, 22, 24, 25.
* Chức năng nuôi trồng thủy sản: Những CQ có khả năng nuôi trồng thủy sản là những CQ có điều kiện tự nhiên phù hợp, chủ yếu là các CQ có diện tích mặt nƣớc khá lớn, hoặc ngập nƣớc thƣờng xuyên, có điều kiện thuận lợi nuôi trồng thủy sản. Thuộc nhóm CQ này có: 17,18,26.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 65 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Cấu trúc động lực của cảnh quan khu vực nghiên cứu
Mỗi đơn vị CQ dù ở cấp nào, trong quá trình phát sinh, hình thành và phát triển luôn chịu tác động của các nhân tố động lực: Các nhân tố tự nhiên (như năng
lượng bức xạ mặt trời, cơ chế hoạt động của gió mùa...), hoạt động khai thác lãnh thổ
của con ngƣời, chúng là động lực thúc đẩy sự phát triển của cảnh quan và tạo nên nhịp điệu và xu thế biến đổi của CQ.
- Huyện Lập Thạch nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, hàng năm nhận đƣợc lƣợng bức xạ mặt trời rất lớn, nền nhiệt cao. Đây là nguồn năng lƣợng chính cho mọi quá trình tổng hợp, chuyển hóa vật chất và năng lƣợng trong CQ. Nguồn năng lƣợng này là cơ sở cho các quá trình phong hóa, hình thành đất, vòng tuần hoàn nƣớc và sinh vật, vận chuyển vật chất trong cảnh quan, thúc đẩy các quá trình ngoại sinh diễn ra mạnh mẽ. Hơn thế nữa, nguồn năng lƣợng này còn là động lực cho mọi hoạt động sống trong CQ. Sinh vật có quá trình sinh trƣởng và phát triển diễn ra liên tục và quanh năm với cƣờng độ lớn tốc độ cao, tạo ra sinh khối lớn.
- Sự luân phiên tác động của chế độ gió mùa tạo nên nhịp điệu và xu thế biến đổi của CQ thông qua các quá trình tích tụ, trao đổi vật chất và năng lƣợng hay cả những tác động kìm hãm sự phát triển của CQ. Hoạt động gió mùa tạo nên cho khí hậu nơi đây có hai mùa: Mùa mƣa và mùa khô. Quá trình phong hóa cũng chịu sự chi phối mạnh mẽ của tính mùa này. Đặc biệt, tính mùa của sinh vật thể hiện sâu sắc tính mùa của tự nhiên. Mùa khô, tốc độ tăng trƣởng chậm. Trong khi mùa mƣa các quá trình tự nhiên đều gia tăng, khả năng tạo sinh khối rất lớn.
- Song song với những động lực tự nhiên, hoạt động khai thác lãnh thổ của con ngƣời đƣợc đánh giá là động lực biến đổi cảnh quan mạnh mẽ nhất, chi phối mọi quá trình diễn ra trong CQ và bộ mặt CQ hiện tại. Nếu để các quá trình này diễn ra tự nhiên thì phải mất rất nhiều thời gian hoặc không thể thực hiện đƣợc, nhƣ việc tạo ra CQ đồng ruộng, vƣờn cây... hay việc trồng rừng, xây hồ chứa, công trình thuỷ lợi giữ nƣớc và cung cấp nƣớc cho mùa khô. Bên cạnh đó, những tác động tiêu cực cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến xu thế biến đổi của CQ. Phá rừng làm suy giảm sinh khối cảnh quan, gia tăng xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất…Việc xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp, làm cho cảnh quan tự nhiên bị biến đổi sâu sắc, mang đậm nét cảnh quan nhân văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 66 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nhƣ vậy, cấu trúc động lực của CQ cho biết động lực quyết định tính nhịp điệu của CQ. Nghiên cứu cấu trúc CQ giúp tìm ra và phát huy những động lực thúc đẩy CQ phát triển theo chiều hƣớng tốt, hạn chế những động lực kìm hãm và chi phối CQ phát triển theo chiều hƣớng bất lợi. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể tác động để làm tốt hơn môi trƣờng sống và sản xuất của con ngƣời và đóng góp vai trò to lớn cho bƣớc nghiên cứu tiếp theo.
Tiểu kết chƣơng 2
Là huyện miền núi phía Tây Bắc, nghèo nhất nhì của tỉnh Vĩnh Phúc, với vị trí địa lí thuận lợi, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng rất phù hợp với việc phát triển nông - lâm nghiệp. Đây là những yếu tố để đánh giá toàn diện bức tranh phát triển kinh tế của toàn huyện đặc biệt là phát triển nông - lâm nghiệp.
Điều kiện kinh tế - xã hội: Trong những năm qua cơ sở hạ tầng của huyện đã đƣợc nâng cấp, nhiều chính sách phát triển, thị trƣờng mở rộng, công nghệ chế biến đƣợc đầu tƣ...
Sau khi nghiên cứu, phân tích các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội - các yếu tố thành tạo cảnh quan huyện Lập Thạch, để có cơ sở đầy đủ, cần thiết khi xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan. Từ đó thấy đƣợc cảnh quan huyện Lập Thạch có sự phân hóa đa dạng, sự phân hóa đó đƣợc thể hiện rõ nét theo sự phân hóa của hình thái đại địa hình, từ cấp phân loại lớp cảnh quan trở xuống: lớp CQ, phụ lớp CQ, kiểu CQ, loại CQ đƣợc thể hiện đầy đủ và chi tiết trên bản đồ CQ. Loại CQ đƣợc phân chia dựa vào mối quan hệ tƣơng tác của thảm thực vật và loại đất, và chịu tác động của điều kiện khí hậu, hoạt động nhân tác đã tạo nên 26 loại CQ khác nhau nằm trong 3 lớp CQ (núi, đồi và đồng bằng) và thuộc một kiểu CQ chính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 67 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN HUYỆN LẬP THẠCH VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP 3.1. Phân hạng mức độ thích nghi sinh thái
3.1.1. Nguyên tắc và phương pháp đánh giá
Đánh giá mức độ thuận lợi của các ĐKTN cho mục đích phát triển ngành nông - lâm nghiệp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc chúng tôi thực hiện theo hƣớng: so sánh khả năng đáp ứng của các loại cảnh quan đối với ngành nông nghiệp. Việc đánh giá đƣợc thực hiện bằng cách cho điểm các chỉ tiêu của các ĐKTN có nhân với trọng số. Phân cấp thang điểm theo các mức độ thuận lợi khác nhau. Thang điểm đƣợc chia thành 3 cấp:
+ Rất thuận lợi (3 điểm)
+ Thuận lợi trung bình (2 điểm) + Ít thuận lợi (1 điểm)
Bậc trọng số đƣợc xác định tuỳ theo mức độ ảnh hƣởng của yếu tố đối với từng ngành sản xuất cụ thể. Bậc trọng số đƣợc chia thành 3 cấp:
+ Ảnh hƣởng mang tính chất quyết định, bậc trọng số là 3 + Ảnh hƣởng mạnh, bậc trọng số là 2
+ Ít ảnh hƣởng hoặc không đáng kể, bậc trọng số là 1
Khi đánh giá điểm đánh giá chung của các ĐKTN càng cao thì cảnh quan đó càng thuận lợi đối với ngành sản xuất cần đánh giá.
Điểm đánh giá chung đó đƣợc tính bằng công thức:
DA = 1 n i = n i = n=1 Ki.Di (I) Trong đó:
- DA : Điểm đánh giá chung cho cảnh quan A
- Ki: Điểm đánh giá của yếu tố thứ i - Di: Trọng số của yếu tố thứ i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 68 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Mỗi cấp thuận lợi tƣơng ứng với những khoảng giá trị của điểm đánh giá chung. Khoảng cách điểm ΔD của các cấp mức độ thuận lợi đƣợc tính theo công thức.
D = Dmax-Dmin M (II) Trong đó:
- Dmax : Điểm đánh giá chung cao nhất - Dmin : Điểm đánh giá chung thấp nhất - M: cấp mức độ thuận lợi
* Trong quá trình đánh giá những ĐKTN nào chứa đựng một yếu tố giới hạn đối với ngành sản xuất cần đánh giá, thì ĐKTN đó không đƣợc đƣa vào đánh giá. Chỉ đánh giá những ĐKTN có khả năng cho phát triển ngành sản xuất đó.
3.1.2. Chỉ tiêu đánh giá cảnh quan
Để đánh giá CQ, trƣớc tiên phải tiến hành lựa chọn, phân cấp những chỉ tiêu đánh giá dựa trên những nét tƣơng đồng nhất cho các loại hình sử dụng đất. Điều đó còn phụ thuộc vào những đặc điểm CQ khu vực với những mối quan hệ mật thiết của địa hình, độ cao, độ dốc, loại đất... cũng nhƣ hiện trạng sử dụng, quy hoạch sử dụng đất của huyện để lựa chọn phân cấp CQ. Trƣớc tiên, việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Các chỉ tiêu lựa chọn để đánh giá phải có sự phân hoá rõ rệt trong lãnh thổ ở tỷ lệ nghiên cứu.
- Các chỉ tiêu đƣợc lựa chọn để đánh giá phải ảnh hƣởng một cách mạnh mẽ đến quá trình sinh trƣởng và phát triển của các loại hình sản xuất, các loại cây trồng, vật nuôi.
- Số lƣợng các chỉ tiêu đƣợc lựa chọn và phân cấp đánh giá có thể khác nhau giữa các loại hình sử dụng đất, các cây trồng, vật nuôi; phụ thuộc vào đặc điểm phân hoá lãnh thổ và mục tiêu nghiên cứu.
Các chỉ tiêu đƣợc lựa chọn để đánh giá đối với hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp:
a. Chỉ tiêu địa hình. Đây là nhóm chỉ tiêu đƣợc xét đến đầu tiên trong hệ thống chỉ tiêu đánh giá.
Địa hình là thành phần quan trọng trong tổng hợp thể tự nhiên, không những có ảnh hƣởng đến các thành phần tự nhiên khác nhƣ thổ nhƣỡng, khí hậu, dòng chảy, lớp phủ thực vật... mà còn có ý nghĩa lớn đối với hoạt động kinh tế và cuộc sống của con ngƣời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 69 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Địa hình ảnh hƣởng trực tiếp đến phân bố của nhiệt độ, lƣợng mƣa và có tác động tích cực đến thành tạo lớp phủ thổ nhƣỡng, thực vật, ảnh hƣởng đến độ sâu mực nƣớc ngầm, độ ẩm đất, sự di động của các nguyên tố hóa học trong cảnh quan, tốc độ bóc mòn, bồi tụ…
Xét tổng quan thì địa hình là cơ sở để xác định mối quan hệ và tác động tƣơng hỗ của tất cả các yếu tố trong tự nhiên. Các chỉ tiêu cần xem xét khi đánh giá địa hình là độ cao, độ dốc, hƣớng sƣờn và mức độ chia cắt.
Độ cao, độ dốc địa hình là chỉ tiêu để xác định ranh giới giữa hai ngành sản xuất lớn: nông nghiệp, lâm nghiệp. Địa hình có độ dốc nhỏ hơn 150 phù hợp nhất cho các ngành sản xuất nông nghiệp; độ dốc trên 150 phù hợp với các ngành sản xuất lâm nghiệp. Ngƣỡng độ dốc 150 của địa hình là cơ sở phân biệt ngành sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Trong khoảng giới hạn này, khi đánh giá cho từng ngành cụ thể, sẽ phân chia thành các cấp nhỏ hơn phù hợp với đặc điểm chung của từng ngành, từng giống cây trồng dự định bố trí trên lãnh thổ.
Các chỉ tiêu khác của địa hình nhƣ độ chia cắt sâu, chia cắt ngang, độ cao tuyệt đối, hƣớng sƣờn,... khi đánh giá cũng phân chia mức độ theo mối tƣơng quan với đặc điểm từng ngành sản xuất cụ thể. Từ đó có thể đánh giá đƣợc mức độ thích hợp nhất với từng ngành sản xuất.
b. Chỉ tiêu khí hậu. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng đối với sự sinh trƣởng và phát triển của cây trồng.
Khí hậu với các yếu tố khí hậu nhƣ nhiệt độ, lƣợng mƣa biểu hiện mối tƣơng quan nhiệt - ẩm, yếu tố quyết định bộ mặt tự nhiên và chi phối việc phân định mức độ thích hợp, không thích hợp của điều kiện tự nhiên đối với sinh trƣởng, phát triển của thực vật. Ngoài ra, các chỉ tiêu còn đƣợc chọn là tổng nhiệt độ năm, nhiệt độ trung bình tháng và năm, biên độ dao động nhiệt độ; tổng lƣợng mƣa năm; độ dài mùa, cƣờng độ mùa mƣa, mùa khô, mùa lạnh; độ ẩm không khí; số giờ nắng; tốc độ gió, hƣớng gió thịnh hành; những đặc điểm khí hậu cực đoan, các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt nhƣ dông, bão, sƣơng mù, sƣơng muối, mƣa đá,…
c. Chỉ tiêu lớp phủ thổ nhưỡng. Đất và độ phì của đất là yếu tố quyết định và giới hạn sinh trƣởng, phát triển của cây trồng. Từ đó quyết định đến năng suất, sản lƣợng cây trồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 70 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Các chỉ tiêu về đất đƣợc sử dụng để đánh giá là đặc điểm loại đất, địa thế, mức độ thoát nƣớc, độ dốc, tầng dày, cấu tƣợng đất, thành phần cơ giới, phần trăm đá lộ, phần trăm kết von, đá ong, độ phì của đất,…
Mỗi lọai đất chỉ phù hợp với một hoặc một vài giống cây trồng nhất định. Vì vậy, tùy thuộc từng ngành sản xuất, từng giống cây trồng mà số lƣợng, thành phần, cơ cấu các chỉ tiêu đƣợc lựa chọn sẽ thay đổi phù hợp.
d. Chỉ tiêu thuỷ văn
Nƣớc là điều kiện để cây trồng hấp thụ các chất dinh dƣỡng. Cây trồng muốn có năng suất cao thì phải có một độ ẩm thích hợp. Nếu độ ẩm quá cao hay quá thấp