Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp (Trang 43 - 57)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.2.Điều kiện tự nhiên

2.1.2.1. Địa chất, tài nguyên khoáng sản

a. Địa chất

Lập Thạch có cấu tạo địa tầng rất cổ. Khu vực xung quanh núi Sáng và các xã Quang Sơn, Hợp Lý, Bắc Bình, Liễn Sơn ở hữu ngạn sông Phó Đáy có diện tích hàng chục km2 có tuổi đại nguyên sinh. Nhƣ vậy, huyện Lập Thạch nằm trên một địa tầng rất vững vàng, rất cổ xƣa, nơi trẻ nhất cũng cách ngày nay trên 200 triệu năm. Từ địa tầng đó đã xuất hiện hai thành tạo magma xâm nhập đáng kể là khối núi Sáng và các khối núi khác nằm hai bên bờ sông Phó Đáy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 35 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 36 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Các đá biến chất cao phân bố ở trung tâm huyện Lập Thạch, tạo thành dải theo phƣơng Tây bắc - Đông nam, bao gồm các đá gneis giàu plgioclas, biotit, silimanit, xen những lớp mỏng, hoặc thấu kính amphibolit bị migmatits hóa, đôi chỗ gặp quarzit thuộc phức hệ sông Hồng (PR1-2 sh); đá phiến thạch anh - mica xen lớp mỏng đá quarzit chứa mica của hệ tầng Chiêm Hóa (PR3 - E1ch).

- Các trầm tích lục nguyên chứa than: Các trầm tích Neogen lộ ra ở khu vực tây nam huyện Lập Thạch, dọc rìa tây nam huyện Tam Đảo, nằm kẹp giữa các hệ thống đứt gãy sông Chảy, sông Lô, bao gồm tảng kết, cuội kết, cát kết ở phần dƣới, chuyển lên bột kết, sét kết mà xám đen.

b. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn có các loại khoáng sản sau:

- Nhóm khoáng sản nhiên liệu: có than bùn ở Văn Quán đã đƣợc khai thác làm phân bón và chất đốt.

- Nhóm khoáng sản kim loại gồm Barit, đồng, vàng, thiếc, sắt đã phát hiện có trên địa bàn.

- Nhóm vật liệu xây dựng gồm:

+ Cát sỏi lòng sông Phó Đáy thuộc loại thạch anh, silic có độ cứng cao, độ bám dích liên kết tốt.

+ Cát sỏi bậc thềm ở vùng Văn Quán, Xuân Lôi, Triệu Đề có trữ lƣợng lớn. Tuy nhiên cát sỏi này vẫn còn bị lẫn sét, bột, không tốt nhƣ ở lòng sông nên chƣa đƣợc khai thác.

+ Đá xây dựng ở Quang Sơn.

Theo khảo sát, đánh giá sơ bộ của các nhà địa chất thì trên địa bàn Lập Thạch có khá nhiều loại tài nguyên khoáng sản nhƣng đa phần chƣa có chƣơng trình nào điều tra, thăm dò một cách kỹ lƣỡng để đƣa vào khai thác sử dụng một cách có hiệu quả.

2.1.2.2. Địa hình

Địa hình huyện Lập Thạch thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, phía bắc có hai dãy núi án ngữ là dãy núi Tam Đảo và dãy núi Sáng Sơn, ba phía Tây, Nam và Đông có 2 con sông bao bọc là Sông Lô và Sông Phó Đáy. Độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển là 85 m, nơi cao nhất là 958,6 m, thấp nhất là 9,2 m. Có nhiều Đồi Núi nhấp nhô tạo thành sự chia cắt phức tạp, hình thành nhiều khe suối. Chia làm 3 tiểu vùng chính:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 37 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 38 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ a. Tiểu vùng miền núi:

Bao gồm 9 xã, thị trấn (Quang Sơn, Ngọc Mỹ, Hợp Lý, Bắc Bình, Vân Trục, Xuân Hòa, Thái Hòa, Liễn Sơn, TT Hoa Sơn), với tổng diện tích tự nhiên là 93,73 km2, chiếm 54,15% diện tích tự nhiên toàn huyện. Địa hình tiểu vùng này thƣờng bị chia cắt bởi độ dốc khá lớn (từ cấp II đến cấp IV), hƣớng dốc chính từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình so với mực nƣớc biển từ 200-300m. Tiểu vùng này đất đai có độ phì khá, khả năng phát triển rừng còn khá lớn. Điều kiện địa hình và đất đai thích hợp với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, và chăn nuôi gia súc.

b. Tiểu vùng trũng ven sông:

Bao gồm 3 xã (Sơn Đông, Triệu Đề, Đồng ích), với tổng diện tích tự nhiên 27,94 km2, chiếm 16,14% diện tích tự nhiên toàn huyện. Tiểu vùng này đa phần là đất lúa 1 vụ, thƣờng bị ngập úng vào mùa mƣa, thích hợp cho việc vừa cấy lúa vừa nuôi trồng thủy sản.

c.Tiểu vùng giữa

Bao gồm 8 xã thị trấn (TT Lập Thạch, Liên Hòa, Bàn Giản, Xuân Lôi, Tử Du, Tiên Lữ, Đình Chu, Văn Quán), với tổng diện tích tự nhiên 51,43 km2, chiếm 29,71% diện tích tự nhiên toàn huyện. Tiểu vùng này thƣờng có một số ít đồi thấp xen lẫn với đồng ruộng, độ dốc cấp II đến cấp III. Tiểu vùng này đất trồng cây hàng năm (lúa, màu) chiếm chủ yếu do vậy đây là vùng chủ lực sản xuất lƣơng thực cũng nhƣ rau màu hàng hóa để phục vụ nội huyện và các địa phƣơng lân cận.

Địa hình Lập Thạch khá phức tạp, thấp dần từ Bắc xuống Nam, ruộng đất xen kẽ những dãy đồi thấp. Độ cao phổ biến từ 11 - 30 m là huyện thuộc vùng núi thấp, nhiều sông suối. Địa hình bị chia cắt đa dạng, dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

2.1.2.3. Khí hậu

Lập Thạch nằm ở vùng tiếp giáp đông bắc và tây nam nên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nhiều mƣa vào mùa hè và khô hanh vào mùa đông. Một năm có 4 mùa rõ rệt là Xuân - Hạ -Thu- Đông. Do huyện không có trạm khí tƣợng nên việc theo dõi các điều kiện thời tiết thông qua hai trạm lân cận đó là trạm khí tƣợng Vĩnh Yên và trạm khí tƣợng Tam Đảo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 39 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm là 23,5 - 250C, nhiệt độ cao nhất là 38,50C, thấp nhất là 20C. Tuy nhiên, do ảnh hƣởng của yếu tố địa hình nên có sự chênh lệch khá lớn về nhiệt đô ̣ giữa vùng núi và đồng bằng. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, 7, 8 và lạnh nhất vào tháng 11, 12. Nhiệt độ cao nhất là 41o C và thấp nhất là 5oC. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.3: Biểu diễn nhiệt độ trung bình các tháng trong năm giai đoạn 2003- 2012

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2012)

Độ ẩm

Độ ẩm bình quân cả năm là 83%. Nhìn chung , đô ̣ ẩm các tháng trong năm không chênh lệch nhiều giữa vùng núi với vùng trung du và đồng bằng ., cao nhất vào tháng 4 với (87% ) thấp nhất vào tháng 2 với (79%).

Bốc hơi: Lượng bốc hơi: lƣợng bốc hơi bình quân trong năm là 1.040 mm.

Từ tháng 4 đến tháng 9, lƣợng bốc hơi bình quân trong mô ̣t tháng là 107,58 mm; từ tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm sau là 71,72 mm.

Nắng, bức xạ: Tổng số giờ nắng bình quân trong năm là 1.400 - 1.800 giờ.

Tháng có nhiều giờ nắng nhất là tháng 6 và tháng 7; tháng có ít giờ nắng nhất là tháng 3.

Chế độ gió: Trong năm có hai loại gió chính là gió đông nam , thổi từ tháng

4 đến tháng 9; và gió đông bắc , thổi từ tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm sau. Thƣờng kéo theo không khi lạnh làm ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân trong huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 40 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chế độ mưa

Lƣợng mƣa trung bình năm đạt 1.400 - 1.600mm, trong đó, lƣợng mƣa bình quân cả năm của vùng đồng bằng và trung du đo đƣợc tại trạm Vĩnh Yên là

1.323,8mm, vùng núi tại trạm Tam Đảo là 2.140 mm. Lƣợng mƣa phân bố không đều trong năm, tâ ̣p trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lƣợng mƣa cả năm. Mùa khô (từ tháng 11 năm nay đến tháng 4 năm sau) chỉ chiếm 20% tổng lƣợng mƣa trong năm.

.

Hình 2.4. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm giai đoạn 2003- 2012

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2012)

Mƣa nhiều vào mùa khô gây úng lụt vùng trũng do nƣớc từ các dãy núi lớn, nhƣ Tam Đảo, và từ sông Lô, sông Đáy trút vào đồng chiêm, nhiều khi tràn ngập ra cả đƣờng liên huyện, liên xã gây ngập lụp một số cụm dân cƣ tại các xã. Mùa đông khí hậu khô hanh thậm chí gây hạn hán tại nhiều vùng đồi, núi trên địa bàn huyện.

Thời tiết khí hậu của huyện Lập Thạch Vĩnh Phúc thích hợp với một số loại cây trồng, vật nuôi cho phép phát triển nông nghiệp bề vững đa dạng các loại cây trồng. Tuy nhiên vào mùa mƣa lũ tập trung thƣờng gây ra úng ngập ở các vùng trũng, vào mùa khô thì không có nƣớc ở các vùng đồi cao. Những năm gần đây thời tiết thƣờng diễn biến phức tạp theo chiều hƣớng xấu tới nông nghiệp và đời sống nhân dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 41 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.1.2.4. Thủy văn

a. Tài nguyên nước mặt

Phía Nam và phía Đông huyện Lập Thạch có sông Phó Đáy. Đoạn sông trên địa bàn Vĩnh Phúc dài 41,5 km, lƣu lƣợng bình quân là 23 m3/giây. Sông Phó Đáy ở đây còn đƣợc gọi là sông Đáy, làm thành ranh giới tự nhiên giữa Lập Thạch với Tam Đảo và giữa Lập Thạch với Tam Dƣơng, Lập Thạch với Vĩnh Tƣờng. Ngoài ra, huyện còn có hệ thống các ao hồ phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn. Tuy nhiên lƣợng nƣớc chủ yếu tập trung vào mùa mƣa, mùa khô chỉ chiếm 10% tổng lƣợng dòng chảy.

Trên địa bàn huyện Lập Thạch có 106 hồ đập lớn nhỏ với tổng diện tích 216,01 ha; tổng dung tích 5027198,5 m3 với khả năng tƣới 4651,98 ha. Ngoài các hệ thống trên còn có hệ thống hồ Vân Trục với diện tích trên 200 ha do công ty thủy lợi Lập Thạch quản lý.

b. Tài nguyên nước ngầm

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và qua điều tra ở một số xã cho thấy nguồn nƣớc ngầm của huyện rất hạn chế, trữ lƣợng không lớn và sâu, hàm lƣợng ion canxi và ôxit sắt trong nƣớc ngầm tƣơng đối lớn do đó việc khai thác rất khó khăn

c. Đánh giá tài nguyên nước

Nguồn nƣớc của huyện đƣợc đánh giá là phong phú dồi dào, tuy nhiên phân bố không đều trong năm. Về mùa khô vẫn có thời điểm thiếu nƣớc. Để đảm bảo hài hoà nguồn nƣớc cho phát triển kinh tế cần quan tâm xây dựng thêm những công trình điều tiết và có biện pháp khai thác nƣớc ngầm bổ sung mới đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt.

2.1.2.5. Thổ nhưỡng

a. Tính chất thổ nhưỡng

Đất canh tác của huyện Lập Thạch gồm 3 nhóm chính: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhóm đất phù sa ven sông Lô, sông Phó Đáy , chiếm 7,25% tổng diện tích tự

nhiên), tập trung ở những xã phía Nam và một số xã phía Đông của huyện.

- Nhóm đất bạc màu trên phù sa cổ có sản phẩm feralit, chiếm khoảng 9,46%

tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Nam và giữa huyện;

- Đất đồi núi: Chiếm khoảng 24,86% tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở phía

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 42 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 43 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhìn chung, đất canh tác ở đây nghèo dinh dƣỡng. Đất ở độ cao +9, +8, +7 trở xuống có đá gốc kết cấu chặt và ổn định, thuận lợi cho xây dựng các công trình.

Năm 2009, sau khi thay đổi về địa giới hành chính, huyện có diện tích tự nhiên là 173,1 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 40,3%; đất lâm nghiệp chiếm 31,8%; đất chuyên dùng chiếm 10,3% và đất ở chiếm 2,2%.

Nhận xét chung về điều kiện thổ nhưỡng, đất đai của huyện Lập Thạch:

- Lợi thế: Tính đa dạng của đất đai: Trong huyện có nhiều đơn vị đất đai chính

có tính chất khác nhau, phân bố ở cả vùng bằng và vùng dốc, cho phép phát triển hệ sinh thái đa dạng với nhiều loại cây trồng có giá trị.

- Hạn chế: Nói chung độ phì của đất không cao, hiện tƣợng xói mòn, rửa trôi

còn xảy ra ở vùng đất dốc có độ che phủ thấp làm suy giảm chất lƣợng đất. b. Hiện trạng và biến động sử dụng đất đai

Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 Đất nông lâm nghiệp thủy sản

Tổng diện tích đất nông lâm nghiệp thủy sản của huyện Lập Thạch năm 2010 là 12.709,54 ha chiếm 73,42% diện tích tự nhiên. Trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp 8144,44 ha chiếm 64,08% đất nông lâm ngƣ nghiệp. Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp nhƣ sau:

+ Đất trồng cây hàng năm: 5670,3 ha (trong đó đất trồng lúa: 4473,59 ha chiếm 78,90% diện tích đất cây hàng năm)

+ Đất trồng cây lâu năm: 2474,14 ha chiếm 30,38% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

- Đất lâm nghiệp 4352,87 ha chiếm 34,25% diện tích đất nông lâm ngƣ nghiệp). Trong đất lâm nghiệp, chủ yếu là rừng sản xuất chiếm đến 81,45% diện tích đất lâm nghiệp (3545,23 ha), rừng phòng hộ chiếm tỷ lệ 18,55% (807,57 ha).

- Đất nuôi trồng thuỷ sản 205,85 ha chiếm 1,62% diện tích đất nông nghiệp. - Đất nông nghiệp khác 6,38ha, chiếm 0,05% diện tích đất nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 44 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.1: So sánh một số chỉ tiêu đất nông nghiệp

Đơn vị tính: m2/người Chỉ tiêu Vĩnh Phúc Lập Thạch Lập Thạch so với Vĩnh Phúc (%) 1. Đất SX nông nghiệp 498,65 701,09 140,60 2. Đất cây hàng năm 419,51 496,59 118,37 3. Đất lúa, lúa màu 351,93 390,68 111,01 4. Đất lâm nghiệp 324,06 371,39 114,61

(Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc, Lập Thạch; Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc; phòng Tài nguyên & Môi trường Lập Thạch)

Nếu so sánh một số loại đất nông nghiệp với bình quân chung toàn tỉnh Vĩnh Phúc thì hầu hết các loại đất nông nghiệp đều cao hơn, cụ thể đất sản xuất nông nghiệp gấp 1,4 lần, trong đó đất lúa màu gấp 1,1 lần, đất lâm nghiệp gấp 1,14 lần...

Nhóm đất phi nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2010 là 3907,41 ha chiếm 22,57% diện tích tự nhiên. Trong đó:

- Đất ở: diện tích đất ở là 594,63 ha (chiếm 15,22% tổng diện tích đất phi nông nghiệp) trong đó:

+ Đất ở nông thôn: 529,50 ha chiếm 89,05% diện tích đất ở. + Đất ở đô thị: 65,13 ha chiếm 10,95%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đất chuyên dùng: tổng diện tích đất chuyên dùng của huyện Lập Thạch là 2052,53 ha chiếm 52,53% diện tích đất phi nông nghiệp. Cụ thể nhƣ sau:

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 19,51 ha. + Đất quốc phòng, an ninh: 11,96 ha

+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: 69,61 ha. + Đất sử dụng vào mục đích công cộng: 1951,55 ha. - Đất tôn giáo, tín ngƣỡng: 13,76 ha

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 148,08 ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 45 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đất chưa sử dụng

Diện tích đất chƣa sử dụng của huyện Lập Thạch còn 693.27 ha, chiếm 4,0% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất chƣa sử dụng của huyện phân bố rải rác, manh mún, trên các đỉnh đồi, dọc đƣờng giao thông... điều kiện khai thác đƣa vào sử dụng tƣơng đối khó khăn.

Bảng 2.2: Biến động sử dụng đất đai giai đoạn 2000 - 2010

Đơn vị tính: ha STT Mục đích sử dụng 2000 2010 So sánh DT (ha) Tỷ lệ (%) DT (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 17290,41 100,00 17310,22 100,00 19,81 1 Đất nông nghiệp 13255,83 76,67 12709,54 73,42 -546,29 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 8422,35 63,54 8144,44 64,08 -277,91 Trong đó: Đất trồng lúa 4938,98 4473,59 78,90 -465,39 1.2 Đất lâm nghiệp 4635,58 34,97 4352,87 34,25 -282,71 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 197,90 1,49 205,85 1,62 7,95 1.5 Đất nông nghiệp khác 6,38 0,05 6,38 2 Đất phi nông nghiệp 3420,21 19,78 3907,41 22,57 487,20 2.1 Đất ở 492,74 14,41 594,63 15,22 101,89 2.2 Đất chuyên dùng 1658,39 48,49 2052,63 52,53 394,24 2.3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 15,43 0,45 13,76 0,35 -1,67 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 139,51 4,08 148,08 3,79 8,57 2.5 Đất sông suối và mặt

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp (Trang 43 - 57)