Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu cảnh quan của huyện Lập

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp (Trang 41)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.2.Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu cảnh quan của huyện Lập

Vĩnh Phúc

Là huyện miền núi phía Tây Bắc, nghèo nhất nhì của tỉnh Vĩnh Phúc, có tổng diện tích tự nhiên là 173,10 km2

, Lập Thạch có diện tích đất đồi, rừng tƣơng đối lớn, nét đặc trƣng này cũng là những thách thức trong quá trình phát triển kinh tế của huyện. Dù điều kiện khó khăn nhƣ vậy, ngƣời dân ở đây đã chinh phục đƣợc thiên nhiên, biến những khu đất đồi rộng lớn, sỏi đá, bạc màu thành những khu kinh tế mang giá trị kinh tế cao. Với tiềm năng đất đai, khí hậu, tài nguyên phong phú, Lập Thạch hội tụ tất cả các điều kiện để phát triển toàn diện các ngành kinh tế cả nông, lâm nghiệp và du lịch. Đặc biệt là khí hậu và đất đai đã tạo nên những điều kiện để huyện phát triển đa dạng các giống cây trồng, vật nuôi, các vùng chiêm trũng ven sông, các hồ trong huyện đang đƣợc chú trọng phát triển chăn thả thủy sản, chủ yếu là cá. Một loại nông sản trở thành loại cây hàng hóa giảm nghèo bậc nhất của Lập Thạch chính là trái thanh long. Ngoài ra, các cây lƣơng thực, cây nguyên liệu, cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ lạc, đậu tƣơng, mía vẫn đƣợc duy trì và phát triển. Một số cây công nghiệp dài ngày đang dần đƣợc thu hẹp về diện tích để nhƣờng chỗ cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 33 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao nhƣ nhãn, vải, hồng, xoài, ngoài ra những cánh đồng rau màu nhƣ bí đỏ, bí xanh, dƣa chuột và đỗ cove đã mang lại màu xanh no ấm cho nhiều cánh đồng cao sản trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, việc quan tâm đầu tƣ để khai thác các nguồn lực của huyện phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế hiện nay còn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng để phát triển kinh tế của huyện, công tác khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó còn thiếu tính lâu dài và đồng bộ trên toàn khu vực, thiếu cơ sở khoa học.

Để có quy hoạch phát triển kinh tế bền vững , phát huy đƣợc thế mạnh của huyện, cần có những nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc đi ̣nh hƣớng phát triển , nâng cao năng suất, chất lƣợng, giá trị sản phẩm nông - lâm nghiệp, đảm bảo phát triển bền vƣ̃ng kinh tế - xã hội của huyện.

Tiểu kết chƣơng 1

Dựa trên cơ sở lý luận về việc đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên hay nói cách khác là việc đánh giá cảnh quan nhằm mục đích đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc phục vụ mục đích phát triển nông - lâm nghiệp. Sau khi nghiên cứu, để có cơ sở đầy đủ, cần thiết khi xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan, tham khảo các hệ thống phân loại đã có trƣớc đó trên thế giới, đặc biệt là các hệ thống phân loại trong nƣớc gần với đối tƣợng và lãnh thổ nghiên cứu.

Trong điều kiện trung du miền núi nói chung, huyện Lập Thạch nói riêng, việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phải đƣợc nghiên cứu theo thời gian và không gian để thấy rõ đƣợc mục đích phát triển nông - lâm nghiệp. Để huyện Lập Thạch thoát khỏi tình trạng kém phát triển, cùng với cả nƣớc đi vào công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, trƣớc mắt phải dựa vào khai thác và sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên, nhƣng về lâu dài các điều kiện tự nhiên phải đƣợc sử dụng theo hƣớng phát triển phù hợp nhất, phát triển bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 34 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN VÀ ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC 2.1. Các nhân tố thành tạo cảnh quan huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.1. Vị trí địa lý

Lập Thạch là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, cách tỉnh lỵ Vĩnh Yên 20km, nằm ở vị trí từ 105°30′ đến 105°45′ kinh độ Đông và 21°10′ đến 21°30′ vĩ Bắc. Có vị trí địa lý các phía giáp giới nhƣ sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang và dãy núi Tam Đảo. + Phía Đông giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dƣơng.

+ Phía Tây giáp huyện Sông Lô và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ. + Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tƣờng và một phần tỉnh Phú Thọ.

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 173,10 km2, dân số trung bình năm 2014 là 119.532 ngƣời, mật độ dân số 690 ngƣời/km2

. Huyện có 14/20 xã, thị trấn là miền núi, có 5 thôn đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tƣ theo “Chƣơng trình 135” của Chính phủ, đây là một thách thức lớn trong việc xóa đói giảm nghèo ở huyện Lập Thạch.

Với vị trí nằm tiếp giáp với hai tỉnh là Tuyên Quang và Phú Thọ lại kẹp giữa hai thành phố lớn là Việt Trì và thành phố Vĩnh Yên đang phát triển điều này đã tạo nên nhiều lợi thế phát huy đƣợc tiềm năng trong việc trao đổi hàng hóa nông sản, thực phẩm trong địa bàn cũng nhƣ ngoài tỉnh.

2.1.2. Điều kiện tự nhiên

2.1.2.1. Địa chất, tài nguyên khoáng sản

a. Địa chất

Lập Thạch có cấu tạo địa tầng rất cổ. Khu vực xung quanh núi Sáng và các xã Quang Sơn, Hợp Lý, Bắc Bình, Liễn Sơn ở hữu ngạn sông Phó Đáy có diện tích hàng chục km2 có tuổi đại nguyên sinh. Nhƣ vậy, huyện Lập Thạch nằm trên một địa tầng rất vững vàng, rất cổ xƣa, nơi trẻ nhất cũng cách ngày nay trên 200 triệu năm. Từ địa tầng đó đã xuất hiện hai thành tạo magma xâm nhập đáng kể là khối núi Sáng và các khối núi khác nằm hai bên bờ sông Phó Đáy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 35 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 36 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Các đá biến chất cao phân bố ở trung tâm huyện Lập Thạch, tạo thành dải theo phƣơng Tây bắc - Đông nam, bao gồm các đá gneis giàu plgioclas, biotit, silimanit, xen những lớp mỏng, hoặc thấu kính amphibolit bị migmatits hóa, đôi chỗ gặp quarzit thuộc phức hệ sông Hồng (PR1-2 sh); đá phiến thạch anh - mica xen lớp mỏng đá quarzit chứa mica của hệ tầng Chiêm Hóa (PR3 - E1ch).

- Các trầm tích lục nguyên chứa than: Các trầm tích Neogen lộ ra ở khu vực tây nam huyện Lập Thạch, dọc rìa tây nam huyện Tam Đảo, nằm kẹp giữa các hệ thống đứt gãy sông Chảy, sông Lô, bao gồm tảng kết, cuội kết, cát kết ở phần dƣới, chuyển lên bột kết, sét kết mà xám đen.

b. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn có các loại khoáng sản sau:

- Nhóm khoáng sản nhiên liệu: có than bùn ở Văn Quán đã đƣợc khai thác làm phân bón và chất đốt.

- Nhóm khoáng sản kim loại gồm Barit, đồng, vàng, thiếc, sắt đã phát hiện có trên địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhóm vật liệu xây dựng gồm:

+ Cát sỏi lòng sông Phó Đáy thuộc loại thạch anh, silic có độ cứng cao, độ bám dích liên kết tốt.

+ Cát sỏi bậc thềm ở vùng Văn Quán, Xuân Lôi, Triệu Đề có trữ lƣợng lớn. Tuy nhiên cát sỏi này vẫn còn bị lẫn sét, bột, không tốt nhƣ ở lòng sông nên chƣa đƣợc khai thác.

+ Đá xây dựng ở Quang Sơn.

Theo khảo sát, đánh giá sơ bộ của các nhà địa chất thì trên địa bàn Lập Thạch có khá nhiều loại tài nguyên khoáng sản nhƣng đa phần chƣa có chƣơng trình nào điều tra, thăm dò một cách kỹ lƣỡng để đƣa vào khai thác sử dụng một cách có hiệu quả.

2.1.2.2. Địa hình

Địa hình huyện Lập Thạch thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, phía bắc có hai dãy núi án ngữ là dãy núi Tam Đảo và dãy núi Sáng Sơn, ba phía Tây, Nam và Đông có 2 con sông bao bọc là Sông Lô và Sông Phó Đáy. Độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển là 85 m, nơi cao nhất là 958,6 m, thấp nhất là 9,2 m. Có nhiều Đồi Núi nhấp nhô tạo thành sự chia cắt phức tạp, hình thành nhiều khe suối. Chia làm 3 tiểu vùng chính:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 37 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 38 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ a. Tiểu vùng miền núi:

Bao gồm 9 xã, thị trấn (Quang Sơn, Ngọc Mỹ, Hợp Lý, Bắc Bình, Vân Trục, Xuân Hòa, Thái Hòa, Liễn Sơn, TT Hoa Sơn), với tổng diện tích tự nhiên là 93,73 km2, chiếm 54,15% diện tích tự nhiên toàn huyện. Địa hình tiểu vùng này thƣờng bị chia cắt bởi độ dốc khá lớn (từ cấp II đến cấp IV), hƣớng dốc chính từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình so với mực nƣớc biển từ 200-300m. Tiểu vùng này đất đai có độ phì khá, khả năng phát triển rừng còn khá lớn. Điều kiện địa hình và đất đai thích hợp với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, và chăn nuôi gia súc.

b. Tiểu vùng trũng ven sông:

Bao gồm 3 xã (Sơn Đông, Triệu Đề, Đồng ích), với tổng diện tích tự nhiên 27,94 km2, chiếm 16,14% diện tích tự nhiên toàn huyện. Tiểu vùng này đa phần là đất lúa 1 vụ, thƣờng bị ngập úng vào mùa mƣa, thích hợp cho việc vừa cấy lúa vừa nuôi trồng thủy sản.

c.Tiểu vùng giữa

Bao gồm 8 xã thị trấn (TT Lập Thạch, Liên Hòa, Bàn Giản, Xuân Lôi, Tử Du, Tiên Lữ, Đình Chu, Văn Quán), với tổng diện tích tự nhiên 51,43 km2, chiếm 29,71% diện tích tự nhiên toàn huyện. Tiểu vùng này thƣờng có một số ít đồi thấp xen lẫn với đồng ruộng, độ dốc cấp II đến cấp III. Tiểu vùng này đất trồng cây hàng năm (lúa, màu) chiếm chủ yếu do vậy đây là vùng chủ lực sản xuất lƣơng thực cũng nhƣ rau màu hàng hóa để phục vụ nội huyện và các địa phƣơng lân cận.

Địa hình Lập Thạch khá phức tạp, thấp dần từ Bắc xuống Nam, ruộng đất xen kẽ những dãy đồi thấp. Độ cao phổ biến từ 11 - 30 m là huyện thuộc vùng núi thấp, nhiều sông suối. Địa hình bị chia cắt đa dạng, dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

2.1.2.3. Khí hậu

Lập Thạch nằm ở vùng tiếp giáp đông bắc và tây nam nên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nhiều mƣa vào mùa hè và khô hanh vào mùa đông. Một năm có 4 mùa rõ rệt là Xuân - Hạ -Thu- Đông. Do huyện không có trạm khí tƣợng nên việc theo dõi các điều kiện thời tiết thông qua hai trạm lân cận đó là trạm khí tƣợng Vĩnh Yên và trạm khí tƣợng Tam Đảo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 39 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm là 23,5 - 250C, nhiệt độ cao nhất là 38,50C, thấp nhất là 20C. Tuy nhiên, do ảnh hƣởng của yếu tố địa hình nên có sự chênh lệch khá lớn về nhiệt đô ̣ giữa vùng núi và đồng bằng. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, 7, 8 và lạnh nhất vào tháng 11, 12. Nhiệt độ cao nhất là 41o C và thấp nhất là 5oC.

Hình 2.3: Biểu diễn nhiệt độ trung bình các tháng trong năm giai đoạn 2003- 2012

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2012)

Độ ẩm

Độ ẩm bình quân cả năm là 83%. Nhìn chung , đô ̣ ẩm các tháng trong năm không chênh lệch nhiều giữa vùng núi với vùng trung du và đồng bằng ., cao nhất vào tháng 4 với (87% ) thấp nhất vào tháng 2 với (79%).

Bốc hơi: Lượng bốc hơi: lƣợng bốc hơi bình quân trong năm là 1.040 mm.

Từ tháng 4 đến tháng 9, lƣợng bốc hơi bình quân trong mô ̣t tháng là 107,58 mm; từ tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm sau là 71,72 mm.

Nắng, bức xạ: Tổng số giờ nắng bình quân trong năm là 1.400 - 1.800 giờ.

Tháng có nhiều giờ nắng nhất là tháng 6 và tháng 7; tháng có ít giờ nắng nhất là tháng 3.

Chế độ gió: Trong năm có hai loại gió chính là gió đông nam , thổi từ tháng

4 đến tháng 9; và gió đông bắc , thổi từ tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm sau. Thƣờng kéo theo không khi lạnh làm ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân trong huyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 40 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chế độ mưa

Lƣợng mƣa trung bình năm đạt 1.400 - 1.600mm, trong đó, lƣợng mƣa bình quân cả năm của vùng đồng bằng và trung du đo đƣợc tại trạm Vĩnh Yên là

1.323,8mm, vùng núi tại trạm Tam Đảo là 2.140 mm. Lƣợng mƣa phân bố không đều trong năm, tâ ̣p trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lƣợng mƣa cả năm. Mùa khô (từ tháng 11 năm nay đến tháng 4 năm sau) chỉ chiếm 20% tổng lƣợng mƣa trong năm.

.

Hình 2.4. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm giai đoạn 2003- 2012

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2012)

Mƣa nhiều vào mùa khô gây úng lụt vùng trũng do nƣớc từ các dãy núi lớn, nhƣ Tam Đảo, và từ sông Lô, sông Đáy trút vào đồng chiêm, nhiều khi tràn ngập ra cả đƣờng liên huyện, liên xã gây ngập lụp một số cụm dân cƣ tại các xã. Mùa đông khí hậu khô hanh thậm chí gây hạn hán tại nhiều vùng đồi, núi trên địa bàn huyện.

Thời tiết khí hậu của huyện Lập Thạch Vĩnh Phúc thích hợp với một số loại cây trồng, vật nuôi cho phép phát triển nông nghiệp bề vững đa dạng các loại cây trồng. Tuy nhiên vào mùa mƣa lũ tập trung thƣờng gây ra úng ngập ở các vùng trũng, vào mùa khô thì không có nƣớc ở các vùng đồi cao. Những năm gần đây thời tiết thƣờng diễn biến phức tạp theo chiều hƣớng xấu tới nông nghiệp và đời sống nhân dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 41 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.1.2.4. Thủy văn

a. Tài nguyên nước mặt

Phía Nam và phía Đông huyện Lập Thạch có sông Phó Đáy. Đoạn sông trên địa bàn Vĩnh Phúc dài 41,5 km, lƣu lƣợng bình quân là 23 m3/giây. Sông Phó Đáy ở đây còn đƣợc gọi là sông Đáy, làm thành ranh giới tự nhiên giữa Lập Thạch với Tam Đảo và giữa Lập Thạch với Tam Dƣơng, Lập Thạch với Vĩnh Tƣờng. Ngoài ra, huyện còn có hệ thống các ao hồ phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn. Tuy nhiên lƣợng nƣớc chủ yếu tập trung vào mùa mƣa, mùa khô chỉ chiếm 10% tổng lƣợng dòng chảy.

Trên địa bàn huyện Lập Thạch có 106 hồ đập lớn nhỏ với tổng diện tích 216,01 ha; tổng dung tích 5027198,5 m3 với khả năng tƣới 4651,98 ha. Ngoài các hệ thống trên còn có hệ thống hồ Vân Trục với diện tích trên 200 ha do công ty thủy lợi Lập Thạch quản lý.

b. Tài nguyên nước ngầm

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và qua điều tra ở một số xã cho thấy nguồn nƣớc ngầm của huyện rất hạn chế, trữ lƣợng không lớn và sâu, hàm lƣợng ion canxi và ôxit sắt trong nƣớc ngầm tƣơng đối lớn do đó việc khai thác rất khó khăn

c. Đánh giá tài nguyên nước

Nguồn nƣớc của huyện đƣợc đánh giá là phong phú dồi dào, tuy nhiên phân bố không đều trong năm. Về mùa khô vẫn có thời điểm thiếu nƣớc. Để đảm bảo hài hoà nguồn nƣớc cho phát triển kinh tế cần quan tâm xây dựng thêm những công trình điều tiết và có biện pháp khai thác nƣớc ngầm bổ sung mới đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt.

2.1.2.5. Thổ nhưỡng

a. Tính chất thổ nhưỡng

Đất canh tác của huyện Lập Thạch gồm 3 nhóm chính:

- Nhóm đất phù sa ven sông Lô, sông Phó Đáy , chiếm 7,25% tổng diện tích tự

nhiên), tập trung ở những xã phía Nam và một số xã phía Đông của huyện.

- Nhóm đất bạc màu trên phù sa cổ có sản phẩm feralit, chiếm khoảng 9,46%

tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Nam và giữa huyện;

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp (Trang 41)