Ngành sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp (Trang 80 - 86)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Ngành sản xuất nông nghiệp

Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá và trọng số

Từ những số liệu điều tra, đánh giá tổng hợp về ĐKTN, KT - XH của huyện Lập Thạch đã cho thấy mức độ phân cấp các yếu tố trong đơn vị CQ gồm các yếu tố chính sau:

- Loại đất: Lãnh thổ nghiên cứu có thành phần đất rất đa dạng. Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc đánh giá các loại cảnh quan cho phát triển nông nghiệp, tác giả đã phân chỉ tiêu này thành 3 cấp nhƣ sau:

+ Nhóm đất phù sa, đất dốc tụ

+ Nhóm đất đất xám vùng đồi, đất xám vùng đồng bằng thấp, đất xám vùng đồng bằng cao.

+ Nhóm đất cát.

- Địa hình: Lập Thạch là một huyện miền núi nên đặc điểm địa hình đƣợc coi là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc định hƣớng phát triển ngành nông - lâm nghiệp. Dạng địa hình đƣợc phân thành 3 cấp:

+ Địa hình đồng bằng thấp

+ Địa hình đồng bằng trên núi (đồng bằng cao)

+ Địa hình đồi và núi thấp

- Lƣợng mƣa: Chỉ tiêu về lƣợng mƣa luôn đƣợc xem là nhân tố nhiệt ẩm khá quan trọng đối với sự phát triển của cây trồng. Chỉ tiêu này đƣợc chia thành 2 cấp theo phân vùng khí hậu là: mƣa nhiều: > 1.600mm và mƣa vừa: 1.400 - 1.500mm.

- Nhiệt độ: Chỉ tiêu về nhiệt độ cũng đƣợc đánh giá khá quan trọng nhƣ chỉ tiêu về lƣợng mƣa. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, các cây trồng đƣợc lựa chọn cho phát triển chủ yếu là các công trồng nhiệt đới nhƣ: lúa, ngô, mía,... Vì vây, nền nhiệt độ nóng từ 200

- 250C đƣợc đánh giá là khá thích hợp cho cây trồng phát triển. Chỉ tiêu này đƣợc chia thành 3 cấp:

- Cấp 1: T1 rất thích nghi = 220

- 250C - Cấp 2: T2 thích nghi = 200 - 220C - Cấp 3: T3 ít thích nghi < 200

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 72 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Hiện trạng thảm thực vật: Trên thực tế, diện tích rừng tự nhiên của huyện còn lại rất ít, chúng phân bố trên vùng núi cao, nơi đầu nguồn của các con sông lớn. Nên những nơi có rừng cần đƣợc khoanh nuôi, tái sinh và bảo vệ. Còn những nơi có rừng trồng chủ yếu trên địa hình núi thấp, đồi, trên đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, đất xám. Vì vậy, những cảnh quan có rừng tự nhiên và những cảnh quan rừng trồng ở độ dốc trên 150 không đƣa vào đánh giá cho sản xuất nông nghiệp. Có 3 thảm thực vật đƣợc đƣa vào đánh giá là:

+ Lúa, hoa màu và cây trồng quanh khu dân cƣ

+ Trảng cỏ cây bụi trên đất có khả năng canh tác

+ Trảng cỏ cây bụi hoang hóa

- Thuỷ văn (khả năng cấp thoát nƣớc): Đây là chỉ tiêu chi phối rất lớn đến mức độ phát triển của ngành nông nghiệp. Việc đảm bảo đủ nguồn nƣớc cho phép mở rộng diện tích canh tác, thực hiện thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất cây trồng. Mức độ thuận lợi của nguồn cung cấp nƣớc đƣợc chia thành 3 cấp:

- Có sông, suối, kênh rạch chảy qua

- Gần sông, suối, kênh rạch, ao hồ, hệ thống thuỷ lợi đảm bảo tốt - Xa sông, suối kênh rạch

- Trọng số: Trọng số của các chỉ tiêu đƣợc xác định căn cứ vào và mức độ ảnh hƣởng của nó đối với nhu cầu sinh thái của cây trồng. Trong đó, chỉ tiêu về loại đất có tầm quan trọng nhất, đƣợc lấy trọng số là 3; chỉ tiêu về độ dốc và địa hình có bậc trọng số là 2, các chỉ tiêu còn lại có bậc trọng số là 1.

- Hiện trạng sử dụng: chỉ tiêu này cho biết việc sử dụng đất vào các mục đích khác nhau. Mức độ thuận lợi nhất hiện tại là đang sản xuất nông nghiệp. Những trảng cỏ xen nƣơng rẫy, đất trống, cỏ và cây bụi rải rác trên vùng địa hình thấp có đất phù sa đƣợc coi là còn tiềm năng để phát triển nông nghiệp. Còn trảng cỏ, cây bụi, khu vực đồi núi cao đƣợc đánh giá là ít có tiềm năng cho phát triển nông nghiệp.

Phân nhóm cảnh quan cho đất sản xuất nông nghiệp

Qua việc phân tích các chỉ tiêu trên thì cảnh quan huyện Lập Thạch đƣợc xác định áp dụng cho sản xuất nông nghiệp là:

- Nông nghiệp vùng cao: Đất trồng cây lƣơng thực, thực phẩm, cây ăn quả tại các vùng trũng, thung lũng, địa hình bằng phẳng ở vùng đồi núi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 73 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nông nghiệp vùng thấp: Đất trồng lúa, màu, cây công nghiệp, cây ăn quả ở vùng đồng bằng.

Hiện nay, trên địa bàn huyện miền núi Lập Thạch, diện tích rừng tự nhiên không còn mà chỉ có rừng thƣa cho nên những nơi có rừng cần đƣợc khoanh nuôi, tái sinh và bảo vệ. Vì thế những CQ có rừng thƣa, những nơi có độ dốc trên 150 không đƣa vào đánh giá cho sản xuất nông nghiệp. Đó là những CQ số:1, 2, 3,4.

Trọng số của các chỉ tiêu đƣợc xác định căn cứ vào mức độ ảnh hƣởng của nó với nhu vầu sinh thái của cây trồng. Trong đó, chỉ tiêu về loại đất có tầm quan trọng nhất, đƣợc lấy trọng số là 3, chỉ tiêu về độ phì có bậc trọng số là 2, các chỉ tiêu còn lại có bậc trọng số là 1.

Sản xuất nông nghiệp là ngành chịu ảnh hƣởng trực tiếp của nhiều yếu tố tự nhiên nên tác giả đƣa ra hệ thống phân cấp chỉ tiêu, bậc trọng số cho ngành nông nghiệp nhƣ sau:

Bảng 3.1: Tổng hợp đánh giá riêng các chỉ tiêu của CQ đối với sản xuất nông nghiệp

TT Loại chỉ tiêu Bậc trọng số Mức độ thuận lợi Rất thuận lợi

(3 điểm) Thuận lợi trung bình (2 điểm) Ít thuận lợi (1 điểm)

1 Loại đất 3 Đất phù sa đƣợc bồi hàng năm + Nhóm đất đất xám vùng đồi, đất xám vùng đồng bằng thấp, đất xám vùng đồng bằng cao. + Nhóm đất cát. Các loại đất khác 2 Độ phì 2 Cao Trung bình Thấp 3 Độ dốc 1 < 30 30-80 80- 150 4 Tầng đất 1 > 100cm 50 - 100 cm < 50 cm 5 Thành phần

cơ giới 1 Cát pha Thịt nhẹ Cát thô 6 Vị trí với

nguồn nƣớc 1

Có sông, suối, kênh rạch chảy qua

Gần sông, suối, kênh

rạch và hệ thống thủy lợi Xa sông, suối, kênh rạch

7 Hiện trạng

sử dụng 1 Sản xuất nông nghiệp

Vùng rừng trồng Trảng cỏ, cây bụi; đất phát triển mô hình nông lâm kết hợp

Vùng rừng trồng; khu vực đất trống, cỏ và cây bụi rải rác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 74 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.2.1.1. Kết quả đánh giá

Bảng 3.2: Kết quả đánh giá cho nông nghiệp

Số hiệu CQ Chỉ tiêu đánh giá Loại đất Độ phì Tầng đất Thành phần cơ giới Vị trí tƣơng đối với nguồn nƣớc Hiện trạng sử dụng Độ dốc Tổng điểm Bậc trọng số Điểm ĐG Bậc trọng số Điểm ĐG 4 3 1 2 2 2 2 2 2 1 17 5 3 1 2 2 2 2 2 3 1 18 6 3 1 2 2 2 2 2 2 1 17 7 3 2 2 2 2 2 2 3 2 20 8 3 2 2 2 2 3 3 2 2 21 9 3 2 2 2 2 2 3 3 2 21 10 3 2 2 3 2 3 3 3 2 23 11 3 2 2 2 2 2 2 2 2 19 12 3 2 2 2 2 2 2 3 2 20 13 3 2 2 3 2 3 2 3 2 22 14 3 2 2 2 2 2 2 2 2 20 15 3 2 2 2 2 1 3 2 2 19 16 3 2 2 3 2 2 2 2 2 22 17 3 2 2 1 2 2 3 1 2 18 18 3 3 2 3 3 3 3 3 3 26 19 3 2 2 2 2 2 2 2 2 19 20 3 2 2 2 2 2 2 2 2 19 21 3 2 2 2 2 2 3 3 3 22 22 3 2 2 2 3 2 3 3 3 23 23 3 2 2 2 2 2 1 2 3 19 24 3 3 3 3 3 3 3 2 3 26 25 3 3 2 3 3 3 3 3 3 26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 75 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.2.1.2. Phân hạng mức độ thuận lợi các điều kiện tự nhiên cho phát triển nông nghiệp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

Khoảng cách điểm giữa các mức độ thích nghi đƣợc tính theo công thức (II)

max min D D D M   

Mỗi loại CQ đƣợc đánh giá đều dựa trên 7 chỉ tiêu, kết quả đánh giá là tổng số điểm của các chỉ tiêu sau khi đã nhân trọng số. Số điểm cao nhất đạt 26 điểm (CQ số 18, 24, 25), số điểm thấp nhất là 17 (CQ số 4, 6).

Khoảng cách điểm giữa các mức độ thuận lợi đƣợc tính theo công thức (II). Kết quả tính đƣợc khoảng cách điểm giữa các mức độ thuận loại là 5 điểm, tổng điểm giữa các mức độ thuận lợi nhƣ sau:

Bậc N1 - thuận lợi nhất: từ 26 - 30 điểm Bậc N2 - thuận lợi trung bình: từ 21 - 25 điểm Bậc N3 - ít thuận lợi: từ 16 - 20 điểm

Qua tính toán cho thấy trong số những CQ đƣợc đánh giá ở trên, các CQ thích hợp cho phát triển nông nghiệp đƣợc phân thành 3 mức độ:

+ CQ thuận lợi nhất cho phát triển nông nghiệp là loại CQ số 18, 24, 25.

+ CQ thuận lợi trung bình cho phát triển nông nghiệp là loại CQ số:8, 9, 10, 13,16, 21, 22.

+ CQ ít thuận lợi nhất cho phát triển nông nghiệp là loại CQ số 4, 5, 6, 7, 11, 12, 14, 15, 17, 19, 20, 23.

Từ những kết quả trên, chúng ta rút ra bảng tổng hợp kết quả đánh giá cho phát triển ngành nông nghiệp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.

Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả đánh giá chung của các loại cảnh quan cho ngành nông nghiệp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

Ngành Cấp thuận lợi Khoảng điểm Số hiệu loại CQ

Nông nghiệp

Thuận lợi nhất 26 - 30 18, 24, 25 Thuận lợi trung bình 21 - 25 8, 9, 10, 13,16, 21, 22. Ít thuận lợi 16 - 20 4, 5, 6, 7, 11, 12, 14,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 76 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 77 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)