7. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Lý luận chung về nghiên cứu cảnh quan
Trong lời nói đầu của cuốn sách “Nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh quan tỷ lệ
trên lãnh thổ Việt Nam” GS. Nguyễn Thƣợng Hùng cho rằng: “Nghiên cứu cảnh quan
thực chất là nghiên cứu về các mối quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần tự nhiên, nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và quy luật phân hóa của tự nhiên nhằm phát hiện và phân chia các thể tổng hợp tự nhiên - các đơn vị cảnh quan có tính đồng nhất tương đối trong lãnh thổ làm cơ sở đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN và KT-XH để lập quy hoạch sử dụng hợp lý, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường” [13].
Nhƣ vậy, nghiên cứu cảnh quan thực chất là nghiên cứu mối quan hệ tƣơng tác giữa các yếu tố thành phần trong địa tổng thể và giữa các địa tổng thể tự nhiên với nhau trên một lãnh thổ, nhằm phát hiện và phân chia các thể tổng hợp tự nhiên - các đơn vị cảnh quan có tính đồng nhất tƣơng đối để làm cơ sở đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, TNTN và KT-XH. Điều này giúp cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên đồng thời phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng. Để xác định cơ sở lý luận, phƣơng pháp luận cần xác định đối tƣợng nghiên cứu, những nguyên tắc cơ bản, cơ sở khoa học thực hiện nội dung và đề xuất các bƣớc nghiên cứu cụ thể... nhằm giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
1.2.2.1. Đối tượng nghiên cứu cảnh quan
Đối tƣợng nghiên cứu cảnh quan là các đơn vị CQ, trong đó có thể bao gồm cả các đơn vị phân loại với nhiều cấp từ trên xuống dƣới từ cấp hệ thống CQ đến đới, kiểu, lớp, loại đến các dạng, diện CQ, cũng nhƣ có thể là các cấp đơn vị phân vùng CQ nhƣ các địa ô, các miền, các vùng CQ đƣợc phân chia trên lãnh thổ. Việc lựa chọn, sử dụng các đối tƣợng nghiên cứu là các đơn vị CQ cụ thể (đơn vị phân loại), hay là các vùng, miền CQ (đơn vị phân vùng) còn phụ thuộc khá nhiều vào các mục tiêu cụ thể cần đạt đƣợc và đặc biệt vào tỷ lệ nghiên cứu, tỷ lệ của các bản đồ sẽ đƣợc xây dựng.
1.2.2.2. Những nguyên tắc nghiên cứu cảnh quan
Ngoài những nguyên tắc mang tính thống nhất đã đƣợc khẳng định nhƣ trong nghiên cứu tự nhiên chung còn có rất nhiều các nguyên tắc riêng của CQ học, trong đó đặc biệt quan trọng và nổi bật nhất là các nguyên tắc liên quan đến các đặc điểm đặc trƣng của chính CQ lãnh thổ, đó là các nguyên tắc đồng nhất trong phát sinh, đồng nhất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 17 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
về lịch sử phát triển, đồng nhất trong cấu trúc và chức năng của các đơn vị CQ đƣợc phân chia... Tuy nhiên, cũng cần lƣu ý đến nguyên tắc mà thƣờng đƣợc gọi là lịch sử phục hồi hay phát sinh lịch sử. Nguyên tắc này có ý nghĩa hết sức quan trọng nghiên cứu CQ, trong xác định nguồn gốc thành tạo nên chúng và đặc biệt cần thiết trong quá trình nghiên cứu đề xuất các phƣơng án sử dụng cho các mục đích thực tiễn.
a. Nguyên tắc phát sinh hình thái: Nguyên tắc phát sinh hình thái trả lời một cách chính xác những câu hỏi: cảnh quan đƣợc cấu tạo nhƣ thế nào, các quan hệ phát sinh và các quan hệ nhân quả và chức năng tự nhiên và chức năng xã hội của nó. Theo nguyên tắc này, những đơn vị cảnh quan có cùng nguồn gốc phát sinh và hình thái tƣơng đối giống nhau sẽ đƣợc xếp vào một đơn vị ở cấp lớn hơn, trái lại một đơn vị lãnh thổ có hình thái tƣơng đối đồng nhất nhƣng không có cùng nguồn gốc phát sinh sẽ đƣợc phân thành những cấp đơn vị khác nhau, từ đó tạo cơ sở cho việc vạch ra ranh giới giữa các cấp của đơn vị cảnh quan [6].
b. Nguyên tắc đồng nhất tƣơng đối: Mỗi cấp phân vị đƣợc xác định bởi một số chỉ tiêu nhất định, phản ánh mối quan hệ giữa các hợp phần cảnh quan. Mỗi cấp đơn vị lớn bao hàm ít nhất là hai cấp đơn vị nhỏ hơn nó. Đối với cấp đơn vị cảnh quan càng lớn, lãnh thổ càng rộng thì mức độ đồng nhất càng thấp và ngƣợc lại ở các cấp đơn vị càng thấp, lãnh thổ càng hẹp thì mức độ đồng nhất càng cao.
Theo nguyên tắc này, những đơn vị cảnh quan có các hợp phần cùng nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và hình thái tƣơng đối đồng nhất đƣợc xếp vào cùng cấp, mặc dù chúng phân bố ở nững nơi khác nhau trên lãnh thổ.
c. Nguyên tắc tổng hợp: Là một lãnh thổ miền núi có tính đa dạng cao về tự nhiên và nhân văn, các đơn vị cảnh quan huyện Lập Thạch là những tổng thể tự nhiên khá phức tạp, thể hiện trong các tác động tƣơng hỗ giữa các thành phần trong cấu trúc thẳng đứng cũng nhƣ các đơn vị cảnh quan trong cấu trúc ngang của cảnh quan. Song nếu sử dụng nhân tố trội nhƣ là một phƣơng pháp chính thì kết quả sẽ gần giống với bản đồ của một yếu tố nào đó. Cho nên, khi vạch ranh giới chính thức của các đơn vị cảnh quan ta phải xét đến tất cả các hợp phần tham gia thành tạo cảnh quan trong mối quan hệ tƣơng hỗ giữa các hợp phần đó [6].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 18 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.2.2.3. Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan
Theo lý luận chung, nghiên cứu đặc điểm CQ cần nghiên cứu về cấu trúc, chức năng và động lực của CQ, cụ thể:
a.Cấu trúc cảnh quan
Chính là nghiên cứu tổ chức bên trong của thể tổng hợp địa lí tự nhiên (địa hệ) với sự sắp xếp các thành phần cảnh quan trong không gian bao gồm cấu trúc đứng (cấu trúc tầng) và cấu trúc ngang (cấu trúc hình thái). Nó liên quan đến quy luật biến động, phát triển của mỗi đơn vị cảnh quan trong toàn hệ thống CQ. Đây là cơ sở để xác định chức năng đặc trƣng cho các mục đích sử dụng khác nhau.
Cấu trúc thẳng đứng: Cấu trúc thẳng đứng của cảnh quan đƣợc tạo nên bởi đặc điểm liên hệ và mối quan hệ tác động tƣơng hỗ giữa các thành phần cấu tạo của cảnh quan, phụ thuộc vào hƣớng thay đổi của các thành phần cấu tạo trong úa trình phát triển cũng nhƣ vào tuổi và lịch sử phát triển của thể tổng hợp [8].
Cấu trúc thẳng đứng thể hiện ở sự phân bố theo tầng của các thành phần cảnh quan đƣợc sắp xếp từ dƣới lên, từ nền địa chất của thạch quyển, địa hình, lớp phủ thổ nhƣỡng, sinh vật, thủy văn, khí hậu và mối quan hệ giữa chúng. Nó đƣợc biểu thị qua lát cắt tổng hợp nói lên sự sắp xếp các thành phần theo tầng từ dƣới lên trên và ngƣợc lại.
Cƣờng độ và tốc độ hình thành cấu trúc đứng còn phụ thuộc vào các điều kiện khí hậu, mức độ ẩm trên mặt và nƣớc ngầm. Ở nơi có các quá trình tự nhiên diễn ra mạnh (thường mang tính chất địa phương) thì cấu trúc đứng cũng phức tạp và dày hơn. Cấu trúc đứng biến động và vận động trong quá trình lịch sử phát triển lâu dài do ảnh hƣởng của các quá trình tự nhiên, đặc biệt là các quá trình hiện thời (cấu trúc đứng
thường bị phá huỷ ở các đơn vị cảnh quan nhỏ - miền núi). Bên cạnh quá trình tự nhiên
thì hoạt động của con ngƣời cũng làm thay đổi cấu trúc đứng (thực bì, thổ nhưỡng, dòng chảy, địa hình - nhiều nơi thực bì tự nhiên còn bị thay thế bằng thực bì trồng trên
toàn bộ diện tích). Những nơi mà cấu trúc đứng của cảnh quan ở đó bị biến đổi cơ bản
sẽ tạo nên những cảnh quan hoàn toàn mới [6].
Cấu trúc ngang: Tác động tƣơng hỗ giữa các bộ phận cấu tạo hình thái (cấu trúc
ngang) của cảnh quan tạo thành cấu trúc ngang của cảnh quan. Cấu trúc ngang bao gồm các địa tổng thể đồng cấp hay khác cấp tạo nên một đơn vị địa lý nhất định cùng mối quan hệ phức tạp giữa các địa tổng thể đó với nhau. Vì bản thân mỗi một đơn vị cảnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 19 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
là một hệ thống hoàn chỉnh riêng nên cấu trúc ngang thƣờng đƣợc mô hình hóa bởi một mô hình đa hệ thống. Cũng nhƣ cấu trúc thẳng đứng, mỗi một cấp phân vị có một cấu trúc ngang riêng, đồng thời cấu trúc ngang của mỗi cá thể thuộc cùng một cấp phân vị cũng có những nét riêng.
Đối với cấu trúc CQ thì tác động của các điều kiện địa lý nhất là các điều kiện địa lý tự nhiên lên cấu trúc CQ có sự tƣơng đồng lớn, còn các yếu tố KTXH (trong đó có con ngƣời) đƣợc thể hiện ở các hoạt động nhân sinh sẽ là một phần của CQ có tác động đến CQ theo các mức độ khác nhau từ yếu đến mạnh và ngƣợc lại. CQ là sản phẩm của chính sức lao động của con ngƣời trên lãnh thổ. Các điều kiện địa lý không những có vai trò quyết định thành tạo CQ mà còn có vai trò chi phối các hoạt động SXNLN đƣợc thể hiện:
Bảng 1.1. So sánh các điều kiện địa lý, cấu trúc CQ và hoạt động SXNLN STT Các điều kiện
địa lý Cấu trúc CQ Các yếu tố đầu vào cho SXNLN
1 Địa chất Cấu trúc địa chất, nham thạch Đá tạo đất
2 Địa hình - địa mạo Các kiểu và dạng địa hình Mặt bằng cho sản xuất 3 Khí hậu Các kiểu khí hậu Sinh khí hậu cho NLN 4 Thủy văn Chế độ thủy văn Nguồn nƣớc tƣới 5 Thổ nhƣỡng Các nhóm, loại đất Dinh dƣỡng đất
6 Sinh vật Thảm thực vật Giống cây trồng và vật nuôi 7 Kinh tế - xã hội Hoạt động nhân sinh
Sức lao động, trí thức khoa học và cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp
Qua bảng trên ta thấy rằng:
- Nền địa chất: Bất cứ một cảnh quan nào cũng có một nền địa chất đồng nhất chủ yếu dựa vào tính chất và tuổi của thành hệ thạch học. Ở mức độ nhất định, đơn vị địa chất trùng với đơn vị địa mạo và thổ nhƣỡng.
- Địa hình: Địa hình là hợp phần quan trọng trong cấu trúc đứng và các cấp cấu tạo nên cấu trúc ngang của cảnh quan. Cùng với nền địa chất, địa hình đã hình thành nên nền tảng rắn của cảnh quan - cơ sở vật chất bền vững quyết định tính chất của các hợp phần còn lại. Vì vậy, việc xác định và phân loại các kiểu địa hình giữ vai trò chủ chốt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 20 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Khí hậu: Khí hậu của cảnh quan có mối quan hệ mật thiết với bề mặt đệm. Mỗi một đơn vị cảnh quan có một đơn vị khí hậu phù hợp, đó là kiểu khí hậu của cảnh. Trong mối quan hệ giữa khí hậu và cảnh quan, khí hậu của cảnh đƣợc xác định dựa trên số liệu thu thập đƣợc của các trạm quan trắc khí tƣợng đặt tại địa điểm đại diện cho cảnh.
- Thuỷ văn: Các thành phần của thuỷ văn, tính chất và mức độ phổ biến của các tích tụ nƣớc, chế độ của chúng, cƣờng độ tuần hoàn, mức độ khoáng hóa, thành phần hóa học và các tính chất khác, tất cả đều phụ thuộc vào tƣơng quan giữa các điều kiện địa đới và vào thực tế bên trong của bản thân cảnh quan.
- Thổ nhƣỡng: Theo A.G. Ixatsenko, trong cảnh quan thì các loại đất thay thế nhau theo không gian phù hợp với sự thay đổi của nhân tố địa hình, khí hậu, chế độ nƣớc cũng nhƣ thực vật. Nhƣ vậy có nghĩa là cảnh quan phải tƣơng ứng với vùng đất nhất định.
Vũ Tự Lập cho rằng, thổ nhƣỡng của cảnh quan phải là một đại tổ hợp thổ nhƣỡng. Bởi vì trong một cảnh địa lý rất hiếm khi chỉ có một kiểu thổ nhƣỡng, nó có quan hệ chặt chẽ với kiểu địa hình, nền địa chất, với kiểu khí hậu - thuỷ văn, và trên nó sẽ tƣơng ứng với một đại tổ hợp thực vật.
- Sinh vật: Theo A.G. Ixatsenko, cảnh quan đƣợc đặc trƣng bằng một tổ hợp hoàn chỉnh các quần thể thực vật hình thành một dãy liên hợp với nhau một cách có quy luật về mặt sinh thái. Trong các dãy nhƣ thế có thể có sự kết hợp của các quần xã rất khác nhau, thay thế nhau trong không gian. Vũ Tự Lập xác định thực vật của cảnh phải là một đại tổ hợp thực vật, từ nhóm quần hệ trở lên đến lớp giữa quần hệ hoặc kiểu thảm thực vật trong hệ thống phân loại các quần thể thực vật.
b.Chức năng của cảnh quan
Việc nghiên cứu chức năng của CQ chính là đi tìm hiểu hoạt động của cấu trúc cảnh quan, thể hiện bản chất của cảnh quan. Bản chất đó đƣợc thể hiện ở cách thức liên hợp của các bộ phận cấu thành cảnh quan, các thành phần cấu tạo của cảnh quan luôn tác động qua lại lẫn nhau trong hoạt động của cảnh quan. Theo A.G. Ixatsenko, có thể vạch ra các kênh liên hệ chủ yếu sau đây giữa các thành phần trong cấu trúc cảnh quan:
- Sự chuyển dịch cơ học do trọng lực của vật chất (thể rắn, thể lỏng, thể khí), đi kèm với sự biến đổi thế năng thành động năng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 21 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Các quá trình hóa lí (phân tử) bảo đảm các khâu quan trọng của sự trao đổi chủ yếu theo chiều thẳng đứng giữa các hợp phần của cảnh quan đƣợc thực hiện nhờ năng lƣợng Mặt Trời và đi kèm với sự biến đổi của nó (có sự hòa tan, kết tủa, các
phản ứng hóa học).
- Sự chuyển hóa sinh vật - quá trình cực kì quan trọng trong hệ thống các mối liên hệ giữa các hợp phần của cảnh quan, nhờ đó vật chất của tất cả hợp phần đƣợc lôi cuốn vào sự trao đổi. Sự chuyển hóa sinh vật đóng vai trò điều hòa và ổn định, nhờ đó vật chất đƣợc giữ lại, ngăn cản quá trình trọng lực mang chúng đi khỏi cảnh quan.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá CQ đã xác định đƣợc những chức năng chủ yếu của chúng trên lãnh thổ nghiên cứu nhƣ: chức năng phòng hộ bảo vệ; chức năng phục hồi và bảo tồn; chức năng phát triển kinh tế sinh thái; chức năng sản xuất lƣơng thực thực phẩm. Phát triển nông nghiệp tạo sản phẩm hàng hóa đa dạng, nâng cao đời sống ngƣời dân, ngƣời dân sẽ không phá rừng. Phát triển lâm nghiệp bảo tồn và tái tạo sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi và an toàn nhất cho phát triển nông nghiệp, tạo cảnh quan đẹp cho phát triển du lịch sinh thái.
c. Về động lực của cảnh quan
Sự nghiên cứu động lực CQ không những làm sáng tỏ thực trạng biến đổi của CQ dƣới các tác động tự nhiên, nhân tác mà còn cho phép lựa chọn các phƣơng án sử dụng chúng có tính phù hợp nhất đối với tiềm năng tự nhiên của lãnh thổ. Phải khẳng định rằng sự hoạt động của cảnh quan dựa trên cơ sở hệ thống động lực, các quá trình trao đổi vật chất và năng lƣợng diễn ra trong suốt quá trình hình thành và phát triển.
Một trong những yếu tố động lực có tính quyết định đến sự biến đổi cảnh quan mà tác giả nhắc tới đó chính là hoạt động khai thác lãnh thổ và hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp của con ngƣời. Những tác động đó vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực:
- Tích cực: Làm thay đổi chế độ ẩm của các khu vực lãnh thổ khác nhau nhờ điều tiết dòng chảy, giúp duy trì độ ẩm ổn định cho CQ; hình thành CQ nhân sinh góp phần điều khiển vật chất và năng lƣợng trong các hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái nông - lâm...; thay đổi bề mặt địa hình tạo nên các quần thể kiến trúc,các CQ đô thị...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 22 http://www.lrc-tnu.edu.vn/