Kết quả hoạt động dịch vụ tư vấn tài chính tại Công ty tài chính

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ (Trang 32 - 44)

Dầu khí.

Trong quá trình hoạt động của mình công ty đã thực hiện những dịch vụ tư vấn sau cho các khách hàng.

2.2.2.1. Tư vấn cổ phần hóa.

Các bước tiến hành tư vấn cổ phần hoá

Hoạt động tư vấn cổ phần hoá được Công ty tài chính cung cấp dưới hình thức dịch vụ và tư vấn. Trong mọi trường hợp với phương châm chủ động tìm kiếm khách hàng trước khi họ tìm tới mình.

Công ty tài chính sẽ cung cấp thông tin thêm cho khách hàng, giới thiệu về khả năng cung cấp dịch vụ của mình và đồng thời thể hiện sự hiểu biết về khách hàng. Sự giới thiệu này được Công ty tài chính gửi tới khách hàng dưới một Thư chào các dịch vụ công ty tài chính có thể cung cấp.

Bước 1: Xây dựng phương án cổ phần hoá

Đây là bước đầu tiên chuẩn bị cho tiến trình cổ phần hoá Doanh nghiệp. Bước này bao gồm việc chuẩn bị hồ sơ, tài liệu bao gồm:

- Lựa chọn phương pháp, hình thức xác định giá trị doanh nghiệp. Lựa chọn thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và các văn bản liên quan tới cổ phần hoá.

- Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, các hồ sơ pháp lý về tài sản của doanh nghiệp bao gồm cả diện tích đất được giao hoặc thuê, hồ sơ về công nợ (đặc biệt là các khoản nợ tồn đọng, nợ không có khả năng thu hồi, các khoản nợ đã xử lý theo chế độ trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp); hồ sơ về các tài sản không cần dùng, vật tư hàng hoá ứ đọng, kém, mất phẩm chất, tài sản hình thành từ nguồn quỹ khen thưởng phúc lợi; hồ sơ về các công trình đầu tư xây dựng cơ bản dở dang; hồ sơ về các khoản vốn đầu tư khác, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế của công ty tới thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, lập danh sách người lao động theo các đối tượng .

- Kiểm kê và xử lý những vấn đề tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp, thực hiện nghiệp vụ tư vấn và dịch vụ thực hiện việc Xác định giá trị doanh nghiệp. Các công việc cụ thể bao gồm:

• Soát xét đánh giá và xác định lại công nợ

• Kiểm kê và đánh giá lại toàn bộ tài sản của Doanh nghiệp

• Lập biên bản kiểm kê, đánh giá

• Lập báo cáo xác định giá trị doanh nghiệp gồm nhiều bộ hồ sơ cho cả hai phía. Hồ sơ bao gồm các tài liệu:

 Hợp đồng xác định giá trị doanh nghiệp giữa hai bên  Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp

 Bảng xác định tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn  Bảng xác định tài sản cố định và đầu tư dài hạn  Bảng xác định giá trị lợi thế của doanh nghiệp  Bảng xác định giá trị quyền sử dụng đất

 Bảng kê khai chi tiết tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi, nợ thực tế phải trả

 Các văn bản pháp luật có liên quan đến tiến trình cổ phần hoá của doanh nghiệp cổ phần hoá.

• Giải trình kết quả xác định giá trị doanh nghiệp với cơ quan chủ quản, Ban chỉ đạo cổ phần hoá về kết quả xác định giá trị doanh nghiệp.

- Sau khi xác định xong giá trị doanh nghiệp và giải trình với cơ quan chủ quản, Ban chỉ đạo cổ phần hoá, nếu kết quả được công nhận thì Công ty tài chính Dầu khí sẽ công bố kết quả xác định giá trị doanh nghiệp.

- Hoàn tất phương án cổ phần hoá, gồm các nội dung chính sau:

 Giới thiệu công ty, gồm cả quá trình thành lập công ty và mô hình tổ chức của công ty, tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 3 – 5 năm trước khi tiến hành cổ phần hoá.

 Đánh giá thực trạng về tài sản, thực trạng về tài chính, công nợ, thực trạng về lao động, những vấn đề cần tiếp tục xử lý.

 Đề ra phương án sắp xếp lại lao động đối với tất cả các đối tượng lao động trong công ty như số lao động có tên trong danh sách thường xuyên ở thời điểm cổ phần hoá, số lao động tiếp tục tuyển dụng, số lao động dôi dư và phương án giải quyết theo từng đối tượng, bao gồm cả phương án đào tạo lại lao động để bố trí công việc phù hợp với kế hoạch kinh doanh mở rộng hay thu hẹp sản suất của doanh nghiệp.

 Phương án hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 – 5 năm tiếp theo, trong đó phải đưa ra được: phương án cơ cấu lại doanh nghiệp khi chuyển thành công ty cổ phần, sắp sếp lại các bộ phận trong doanh nghiệp, đổi mới ngành nghề kinh doanh, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh; kế hoạch kinh doanh trong các năm tiếp theo về lợi nhuận, thị trường, quy mô,.... và các giải pháp về vốn, nguyên liệu, tổ chức sản xuất, lao động, tiền lương.

 Phương án cổ phần hoá: hình thức cổ phần hoá, vốn điều lệ theo hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần; dự kiến vốn điều lệ, số cổ phần bán cho người đầu tư khác; phương thức phát hành cổ phần, lựa chọn bán đấu giá trực tiếp tại công ty hay tại doanh nghiệp hay qua trung gian, trung tâm giao dịch Hà nội; dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần tuỳ từng doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan.

• Hoàn thiện phương án cổ phần hoá:

Phương án cổ phần hoá sau khi đã được xây dựng, Công ty sẽ kết hợp với doanh nghiệp, ban chỉ đạo cổ phần hoá và các đơn vị liên quan hoàn thiện

toàn bộ phương án cổ phần hoá, gửi tới các bộ phận của doanh nghiệp để nghiên cứu trước khi tiến hành hội nghị công nhân viên chức bất thường để lấy ý kiến hoàn thiện cổ phần hoá; sau hội nghị cổ đông bất thường của công nhân viên chức, tiến hành hoàn thiện cổ phần hoá để trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt.

Bước 2: Tổ chức bán cổ phần

- Tuỳ từng doanh nghiệp với quy mô vốn và điều kiện khác nhau, Công ty sẽ cung cấp cho doanh nghiệp trọn gói dịch vụ Bán đấu giá cổ phần. Bao gồm:

• Tư vấn tổng thể về đấu giá theo các quy định của pháp luật và thông lệ đấu giá hiện có trên thị trường chứng khoán.

• Tư vấn xây dựng chương trình bán đấu giá theo yêu cầu của công ty

• Xây dựng hồ sơ công bố thông tin bán đấu giá cổ phần lần đầu bao gồm: Quy chế đấu giá và bản công bố thông tin.

• Cùng Công ty xác định thời điểm tổ chức bán đấu giá

• Thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng giá khởi điểm và số lượng cổ phần bán ra bên ngoài.

• Chuẩn bị các mẫu biểu dùng cho cuộc đấu giá

• Tổ chức nhận đăng ký, thu tiền đặt cọc mua cổ phần của nhà đầu tư bên ngoài

• Lập danh sách nhà đầu tư đăng ký hợp lệ

• Tổ chức buổi đấu giá bán cổ phần ra bên ngoài: Gửi phiếu tham dự đấu giá đến nhà đầu tư, chuẩn bị phần mềm đấu giá. Thực hiện đấu giá, xác định danh sách được mua cổ phần.

• Thu tiền bán đấu giá cổ phần của nhà đầu tư và chuyển về cho doanh nghiệp theo quy định.

• Lập báo cáo tổng kết sau khi kết thúc đợt đấu giá.

• Chuyển trả tiền từ kết quả thu được cho công ty sau khi đã trừ đi chi phí tổ chức đấu giá mà Công ty được hưởng.

Bước 3: Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành CTCP

- Tổ chức đại hội cổ đông thành lập. Công ty sẽ tư vấn cho doanh nghiệp về thời gian, địa điểm, nội dung họp đại hội cổ đông thành lập.

Nội dung họp thông thường bao gồm:

• Bầu Hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị.

• Bầu Ban kiểm soát.

• Thông qua điều lệ Công ty.

• Thông qua phương án kinh doanh cho các năm sắp tới.

- Lập báo cáo tài chính tại thời điểm Công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu, thực hiện quyết toán thuế, quyết toán chi phí cổ phần hoá, báo cáo cơ quan chủ quản, ban chỉ đạo cổ phần hoá, nộp tiền thu từ bán cổ phần về công ty.

- Tổ chức giúp cho Công ty cổ phần ra mắt và bố cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tổ chức bàn giao giữa doanh nghiệp và Công ty cổ phần.

Tính cho tới thời điểm hiện nay, Công ty tài chính Dầu khí đã tư vấn cổ phần hóa cho các công ty sau:

Cụ thể năm 2006: Công ty kinh doanh doanh khí hoá lỏng Miền Bắc; Công ty kinh doanh khí hoá lỏng Miền Nam; Công ty Phân đạm và hoá chất Dầu khí, PVI. Và năm 2007: tiếp tục là: PTSC, Petechim, Công ty DVDL Phương Đông,… và ngoài ra đã cung cấp dịch vụ đến các khách hàng ngoài ngành như Socon, Licogi, Lilama…

dịch vụ khác như: quản lý cổ đông và chuyển nhượng cổ phần,đấu giá cổ phần, tái cơ cấu doanh nghiệp, tách lập doanh nghiệp, tư vấn phát hành thêm, …

Công ty tài chính Dầu khí là một trong những công ty có nhiều lợi thế về quy mô và tính đa dạng về dịch vụ hơn hẳn so với các công ty tài chính khác tuy nhiên so với các công ty chứng khoán thì dịch vụ tư vấn cổ phần hóa còn yếu hơn một số công ty chứng khoán có tên tuổi trên thị trường. Cho đến nay công ty chủ yếu tiến hành tư vấn cổ phần hóa cho các công ty trong tập đoàn, các doanh nghiệp ngoài tập đoàn doanh nghiệp cũng đã mở rộng thị phần nhưng còn hạn chế.

Năm 2007, công tác chuyển đổi doanh nghiệp của Tập đoàn được thực hiện rộng với tiến độ gấp rút tuy công tác tư vấn cổ phần hóa đã theo sát được tiến trình đổi mới doanh nghiệp đã giải quyết được nhiệm vụ mang tính chất chính trị góp phần đảm bảo tiến độ cổ phần hóa chung của Tập đoàn và của các đơn vị thành viên của Tập đoàn. Cụ thể năm 2006: Công ty kinh doanh doanh khí hoá lỏng Miền Bắc; Công ty kinh doanh khí hoá lỏng Miền Nam; Công ty Phân đạm và hoá chất Dầu khí, PVI. Và năm 2007 là: PTSC, Petechim, Công ty dịch vụ du lịch Phương Đông,… và ngoài ra đã cung cấp dịch vụ đến các khách hàng ngoài ngành như Socon, Licogi, Lilama…

Đặc biệt Năm 2007 đã thực hiện đồng thời đa dạng các sản phẩm dịch vụ khác như: quản lý cổ đông và chuyển nhượng cổ phần ( sau đã chuyển cho TTGD Láng Hạ ),đấu giá cổ phần, tái cơ cấu doanh nghiệp, tách lập doanh nghiệp, tư vấn phát hành thêm,…

2.2.2.2. Tư vấn tài chính doanh nghiệp.

Hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng các chế độ, chính sách tài chính phù hợp với các quy định của nhà nước trong lĩnh vực tài chính .

động cho các doanh nghiệp mới thành lập, xây dựng hệ thống kiểm soát tài chính và thông tin kinh tế nội bộ phục vụ công tác sản xuất– kinh doanh của doanh nghiệp.

Tư vấn giúp cho các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định về cơ chế quản lý tài chính cũng như các chính sách huy động và sử dụng vốn một cách hợp lý và đem lại hiệu quả cao nhất giúp cho doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đã đặt ra.

Trong năm 2007, đã tự đẩy mạnh tăng cường liên kết được các mắt xích dịch vụ giữa các bộ phận trong Công ty như từ Ban thu xếp vốn và Ban đầu tư, khai thác được dịch vụ từ các mắt xích này tạo kênh và nguồn dịch vụ ổn định và quan trọng là cho khách hàng thấy sản phẩm của PVFC có tính chất trọn gói đồng bộ, nâng cao hình ảnh dịch vụ của Công ty. Cụ thể công ty đã cung cấp dịch vụ tư vấn lập phương án tài chính, phương án thu xếp vốn cho Công ty lắp máy Ruby, Công ty Cổ phần giấy An Hoà, Công ty CP băng tải Quan Đô, Công ty CP đầu tư du lịch biển Tiên Sa, Công ty CP thiết kế thời trang Nem, Công ty ATS, Công ty CP xi măng Vĩnh Phúc,…

- Thiết lập hệ thống làm đại lý bảo hiểm cũng như hoàn chỉnh quy trình, quy chế cho hoạt động này; Đã liên kết khách hàng từ các dịch vụ khách hàng của Công ty. Cuối năm 2007 đã ký kết hợp đồng làm đại lý khai thác bảo hiểm với PVI, môi giới cung cấp dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ cho các khách hàng vay vốn tại PVFC (đã ký Hợp đồng Bảo hiểm: Dự án Thuỷ điện Sử Pán 2, Dự án khu đô thị Phú lộc). Đối tượng khách hàng của dịch vụ Bảo Hiểm cũng dần được xác lập ổn định, khai thác từ các dự án, khách hàng của Công ty.

2.2.2.3. Phương pháp xác định kinh phí tư vấn

Mức phí của dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp không có một quy định hay công thức nào cụ thể để xác định, đối với mỗi hợp đồng tư vấn công

ty sẽ xác định mức phí dựa trên các yếu tố chủ yếu sau :

•Khối lượng công việc cần giải quyết trong quá trình tiến hành công tác tư vấn : điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô của doanh nghiệp, nội dung mà doanh nghiệp cần tư vấn…Khối lượng công việc sẽ được xác định thông qua số ngày công mà cán bộ tư vấn phải bỏ ra trong suốt quá trình tiến hành hoạt động tư vấn( có thể là một hoặc nhiều chu kỳ kinh doanh)

• Loại hình của doanh nghiệp : loại hình sở hữu, loại hình kinh doanh, cơ cấu tổ chức…Vì mỗi loại hình doanh nghiệp đều có đặc điểm riêng của mình do vậy yêu cầu công việc đối với từng loại là khác nhau.

• Yếu tố cuối cùng và cũng là quan trọng nhất đối với mức phí của dịch vụ tư vấn đó là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng cung cấp dịch.

Thông qua các yếu tố trên mà công ty sẽ tiến hành xác định kinh phí của hợp đồng tư vấn tài chính doanh nghiệp.

2.2.2.4. Kết quả thu được từ một số hoạt động tư vấn tư vấn tài chínhcủa Tổng công ty Tài chính Dầu khí.

Hoạt động tư vấn tài chính là hoạt động khá mới mẻ trên thị trường, hơn nữa hoạt động tư vấn tài chính của công ty tài chính Dầu khí đi vào hoạt động chưa lâu trước mắt nhằm mở rộng lĩnh vực hoạt động nhằm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trong chiến lược phát triển trở thành tập đoàn tài chính trong tương lai gần mà công ty đã đặt ra. Chính vì vậy mặc dù hoạt động tư vấn đi vào hoạt động và đã thu được kết quả ban đầu đáng khích lệ nhưng so với tiềm năng thị trường và năng lực hoạt động của một công ty tài chính tầm cỡ như Công ty Tài chính Dầu khí thì hoạt động này đang ở vị trí khá khiêm tốn nó chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong doanh thu , lợi nhuận của công ty.

Doanh thu và lợi nhuận của dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp từ 2005-2007 Đơn vị: triệu VNĐ Năm Doanh thu Tỷ lệ tăng doanh thu Lợi nhuận Ti lệ tăng lợi nhuận % Lần % Lần 2005 670 542 2006 890 32,8 1,328 795 46,67 1,467 2007 1282 44,04 1,44 1082 36,1 1,361

Nguồn: Phòng dịch vụ Tài chính công ty tài chính Dầu khí.

Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu của dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp và dịch vụ tư vấn cổ phần hóa liên tục tăng qua các năm. Cụ thể năm 2005 doanh số thu được từ hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp là 670

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ (Trang 32 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w