3. Giai đoạn 201 6 2025): Giai đoạn phát triển bền vững
3.3.1. Đối với Chính phủ và Bộ nghành có liên quan
Hệ thống các chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng và chi phối mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… Một sự thay đổi dù nhỏ trong các chính sách cũng sẽ tác động trực tiếp lên toàn xã hội. Để nâng cao chất lượng công tác tư vấn tài chính khách hàng đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực riêng của ngành tài chính mà còn cần sự phối hợp, giúp đỡ của Chính phủ và các Ban, ngành hữu quan khác đối với lĩnh vực tài chính nói chung trong đó có hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp nói riêng. Điều đó sẽ thúc đẩy cho sự phát triển ổn định và mạnh mẽ của nền tài chính Việt Nam.
Xây dựng, củng cố và hoàn thiện các cơ quan tư vấn và cơ quan cung cấp thông tin.
Các nguồn thông tin đáng tin cậy về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tình hình hoạt động chung của ngành là cơ sở quan trọng để nâng cao chất lượng tư vấn tài chính của công ty. Chính phủ và các cơ quan hữu quan cần tăng cường quản lý hoạt động của các doanh nghiệp và thường xuyên công bố các thông tin về chủ trương, chính sách phát triển ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động; thông tin về chuyển dịch cơ cấu đầu tư, quy hoạch tổng thể, chiến lược kinh tế của cả nước… để công ty cũng như mọi tổ chức và các nhân trong nền kinh tế hiểu rõ hơn về môi trường kinh doanh cũng như định hướng phát triển của các doanh nghiệp.
Theo đà phát triển chung của nền kinh tế, Chính phủ cũng cần tính đến việc chỉ đạo các bộ, ngành nghiên cứu thành lập các tổ chức, cơ quan chuyên thu thập thông tin, tư vấn, đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp để bản thân
doanh nghiệp và các nhà đầu tư có cái nhìn trung thực và khách quan về doanh nghiệp. Trước mắt có thể thành lập các công ty hay các trung tâm theo mô hình Trung tâm thông tin thương mại hiện có. Bởi với lợi thế về chuyên môn, các công ty hay trung tâm này không chỉ giúp đỡ các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn góp phần cung cấp thông tin cho công tác tư vấn tài chính doanh nghiệp. Để tạo nguồn thông tin cho các công ty tư vấn tài chính, các bộ, ngành liên quan như Bộ tài chính, bộ kế hoạch đầu tư…cần tiến hành thu thập, trao đổi, xử lý và chuẩn hoá thông tin về doanh nghiệp. Sau đó ban hành một cách có định kỳ, thường xuyên các thông tin này. Có như vậy chất lượng nguồn thông tin về doanh nghiệp sẽ được cải thiện, từ đó góp phần nâng cao chất lượng tư vấn của công ty.
Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước với hoạt động tư vấn tài chính.
Việc quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với chất lượng hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp. Vì vậy Nhà nước cần bổ xung và hoàn thiện các văn bản, cơ chế chính sách nhằm quản lý có hiệu quả hơn đối với hoạt động tư vấn tài chính, để hoạt động này ngày càng lành mạnh và phát triển.
Đồng thời Chính phủ cũng như các ngành có liên quan cũng nên đưa ra các chính sách nhằm khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển của loại hình dịch vụ này vì đây là một biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của nền tài chính đất nước và cũng chính là nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân.
Việc nắm giữ cổ phần chi phối trong Công ty.
Hiện nay đã có khá nhiều văn bản pháp qui dưới luật nhằm hướng dẫn hoạt động của các Tổng công ty tài chính và các ngân hàng thương mại nhà nước. Tuy nhiên, đa phần các văn bản pháp quy này đều được xây dựng trên quan điểm xem doanh nghiệp nhà nước là một đơn vị trực thuộc. Với vai trò
là người hỗ trợ, Chính phủ cần sớm hình thành những nền tảng pháp lý cơ bản điều chỉnh hoạt động của công ty tài chính, đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính và các chuẩn mực kế toán. Bên cạnh đó, Nhà nước không nhất thiết phải nắm giữ trên 70% cổ phần của Tổng công ty như hiện nay. Bởi hai lý do: (1) Nhà nước vẫn có khả năng chi phối với tư cách là cổ đông lớn nhất mà không cần nắm giữ 70% cổ phần hoặc trên 51% để nắm quyền chi phối; và (2) việc nắm giữ trên 70% sẽ làm hạn chế quy mô vốn và khả năng mở rộng của Tổng công ty. Bên cạnh đó, cần nới lỏng tỷ lệ tham gia cổ phần của các tổ chức tài chính nước ngoài để Tổng công ty có thể tìm được những cổ đông chiến lược phù hợp và tăng quy mô vốn điều lệ phù hợp với thông lệ khu vực và quốc tế.
Là một công ty cổ phần có tới 70% là vốn cổ phần của Tập đoàn. PVFC vừa chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp vừa chịu sự điều chỉnh của luật của các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó PVFC còn phải hoạt động theo các quy định tại Nghị định 79/2002/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 04/10/2002 về tổ chức, hoạt động của công ty tài chính. Như vậy công ty tài chính đang chịu cả ba sự điều chỉnh của văn bản luật và nghị định. Khi trình duyệt các cấp chủ quản, có thể coi PVFC là một trung gian tài chính hoặc một doanh nghiệp đơn thuần. Vì vậy để hoạt động tốt và thỏa mãn các ràng buộc trên là một thách thức không nhỏ của công ty. Theo nghị định 79/2002/NĐ-CP thì có nhiều khó khăn không nhỏ cho sự hoạt động của công ty tài chính như Công ty tài chính không được thực hiện dịch vụ thanh toán, hạn chế tỉ lệ cho vay thấp hơn Ngân hàng thương mại 5%. Đó là những khó khăn đề nghi Chính phủ có những sửa đổi để công ty hoạt động hiệu quả hơn.