Hiệu quả kinh tế của mô hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển loài cây tre mai (dendrocalamus cauhainensis n h xia, v t nguyen) tại xã lâm thượng huyện lục yên tỉnh yên bái (Trang 64 - 66)

Đối với các dự án, mô hình trồng rừng nói chung, việc đánh giá hiệu quả kinh tế có vai trò rất quan trọng để dự đoán tính khả thi của dự án, hay nói cách khác, phân tích hiệu quả kinh tế là cơ sở để quyết định phương án đầu tư hợp lý nhằm mang lại lợi nhuận tối ưu cũng như rút ngắn thời gian hòa vốn. Các chỉ tiêu kinh tế quan trọng thường được sử dụng đểđánh giá hiệu quả kinh tế là NPV, BCR và IRR. Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh khác nhau về hiệu quả của dự án và để đánh giá một cách khách quan về hiệu quả kinh tế của một dự án thì cần phải căn cứ vào 3 chỉ tiêu này. Kết quả tổng hợp, đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng Tre mai áp dụng tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp trong bảng 3.9 và 3.10 sau:

Bảng 3.9. Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của mô hình trồng Tre mai

Chi tiêu kinh tế Năm thứ (t) 1 2 3 4 5 1/(1+r)^t 0,93458 0,87344 0,8163 0,7629 0,71299 Ct 19.594.332 9.942.960 9.942.960 9.942.960 9.942.960 Bt 30.545.455 39.709.091 45.818.182 Bt-Ct (19.594.332) (9.942.960) 20.602.495 29.766.131 35.875.222 Bt/(1+r)^t 37.419.495 52.050.518 64.262.370 Ct/(1+r)^t 20.965.935 11.383.695 12.180.553 13.033.192 13.945.515 NPV (20.965.935) (11.383.695) 25.238.942 39.017.326 50.316.855 IRR 0,47 BCR 4,61 Trong đó:

Ct: Chi phí BCR: Tỷ số giữa lợi ích và chi phí

Kết quả bảng 3.9 cho thấy, trung bình chi phí năm đầu cho trồng rừng Tre mai ở các hộ gia đình khoảng 19,6 triệu đồng/ha bao gồm chi phí vật tư, cây giống

(phân bón NPK, cây giống Tre mai), chi phí nhân công trồng rừng (phát dọn thực

bì, đào hố, vận chuyển và bón phân, lấp hố, vận chuyện và trồng cây) và chi phí chăm sóc, quản lý bảo vệ (cụ thể ở mục 4, phụ lục 3 – tính chi phí theo Quyết định 38/2005/QĐ-BNN ngày 06 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành định mức kinh tế kỹ

thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng). Ở các năm tiếp theo, chi phí chăm sóc quản lý bảo vệ mô hình khoảng 9 triệu đồng/ha. Các mô hình trồng Tre mai đến năm thứ 3 bắt đầu cho thu hoạch, sản phẩm chủ yếu là măng Tre mai (măng tươi, măng khô), giá bán 1kg măng khô tại thời điểm nghiên cứu dao động từ 100.000 – 120.000 đồng/kg măng khô; ngoài ra đến năm thứ 4 – 5 trở đi một số hộ gia đình tận dụng khai thác thân cây Tre mai để bán cho các thương lái

thu mua cung cấp nguyên liệu băm dăm, trung bình thân cây Tre mai nặng khoảng

35 – 40kg, giá bán khoảng 300 – 400 đồng/kg thân tươi. Như vậy, ngoài sản phẩm

chính là măng, người dân còn tận dụng khai thác thân bán cho các thương lái để băm dăm. Tuy nhiên, người dân khai thác măng và thân chưa hợp lý, thiếu tính bền vững dẫn đến việc các bụi Tre mai ở các năm sau sinh trưởng phát triển kém (thân cây nhỏ hơn, chiều cao cây thấp hơn, măng ít và nhỏ hơn, v.v...).

Bảng 3.10. Hiệu quả của các mô hình trồng Tre mai Chỉ

tiêu

Lợi nhuận (NPV, đ/ha)

Lợi nhuận/ năm (NPV/năm; đ/ha) Tỷ suất lợi nhuận (BCR) Tỷ lệ thu hồi vốn (IRR, %) 50.316.855 10.063.371 4,61 47% Kết quả bảng 3.10 cho thấy:

- Lợi nhuận ròng quy về thời điểm hiện tại (NPV) của mô hình trồng Tre mai

thâm canh với tính cho 5 năm đạt 50.316.855 đồng/ha (NPV > 0, nghĩa là các mô

hình trồng thâm canh Tre mai trên địa bàn nghiên cứu đều có lãi), mức lãi bình quân cho 5 năm đạt 10.063.371 đồng/ha.

- Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí (BCR). Đây cũng là chỉ tiêu phản ảnh mỗi một đồng vốn bỏ ra thì thu lại được bao nhiêu đồng lời, và như vậy, BCR càng cao đồng nghĩa với phương án kinh doanh càng có lãi. Kết quả cho thấy, BCR = 4,61 > 1, nghĩa là 1 đồng vốn bỏ ra thu lại được 4,61 đồng và mô hình trồng thâm canh cây Tre mai có lãi.

- Tỷ lệ hoàn vốn nội tại (IRR) là chỉ tiêu phản ảnh tỷ lệ sinh lời của vốn đầu tư cho dự án. Về bản chất nó thể hiện mức lãi suất vay tiền lớn nhất để đầu tưđược chấp nhận, nhằm đảm bảo kinh doanh có lãi, bởi thế IRR phản ảnh mức quy vòng của vốn đầu tư trong một chu kỳ kinh doanh. Kết quả tính toán cho thấy, với mức chiết khấu được đặt ra là r = 7%/năm thì ta thấy giá trị IRR = 47% đạt được trong mô hình cao hơn rất nhiều (gấp 6,7%), điều đó phản ảnh thực tế là khả năng thu hồi

vốn của mô hình là cao và nhanh.

Kết quả điều tra cho thấy, giá trị kinh tế từ các mô hình trồng Tre mai chủ yếu là từ nguồn thu khai thác măng tươi hoặc măng khô, một phần rất nhỏ giá trị kinh tế từ thân cây như một số loài cây tre luồng khác (như giá trị kinh tế của cây

luồng ở Thanh Hóa, Phú Thọ, Hòa Bình chủ yếu từ khai thác thân cây). Người dân

chưa quan tâm đến giá trị của thân cây Tre mai như khai thác thân làm nguyên liệu giấy (băm dăm), thân cây phục vụ nhu cầu của các hộ gia đình rất ít do độ cứng kém và độ dày của vách thân Tre mai thấp so với cây một số cây Tre gai, Luồng.

Như vậy, xét về tổng thể có thể thấy rằng hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng Tre mai tại khu vực nghiên cứu có hiệu quả, giá trị mang lại tương đối cao. Tuy nhiên, chính vì hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng Tre mai mang lại cho người dân nơi đây, thì đồng nghĩa với thực trạng “vén rừng”, “lấn rừng” đang diễn ra do việc người dân mở rộng diện tích trồng Tre mai thuần loài, kéo theo nhiều diện tích rừng phòng hộđầu nguồn bị suy giảm, tranh chấp đất rừng giữa người dân với chính quyền, bản quý lý rừng phòng hộđang diễn ra, v.v...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển loài cây tre mai (dendrocalamus cauhainensis n h xia, v t nguyen) tại xã lâm thượng huyện lục yên tỉnh yên bái (Trang 64 - 66)