Tổng kết đánh giá các biện pháp kỹ thuật gây trồng Tre mai tại khu vực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển loài cây tre mai (dendrocalamus cauhainensis n h xia, v t nguyen) tại xã lâm thượng huyện lục yên tỉnh yên bái (Trang 61 - 64)

vực nghiên cứu

Kết quả điều tra cho thấy, ở khu vực nghiên cứu các hộ gia đình hiện đang áp dụng mô hình trồng cây Tre mai theo phương thức trồng thuần loài. Kết quả điều tra đánh giá các biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển cây Tre mai trong thời gian qua trên địa bàn khu vực nghiên cứu được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 3.8. Các biện pháp kỹ thuật trồng Tre mai tại khu vực nghiên cứu

TT Hạng mục Biện pháp kỹ thuật

I Nhân giống

1 Tạo giống gốc chét

- Chọn các cây mẹ khỏe mạnh, độ tuổi khoảng 8 – 16 tháng, không bị sâu bệnh, cụt ngọn. Chặt bỏ phần thân khí sinh đến gần sát mặt đất.

- Thời gian chặt từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Sau khi chặt một thời gian ngắn, các chồi ngủ ở thân ngầm tạo thành các cây Tre mai khí sinh (gọi là chét). Sau khi cây chét đủ 8 – 16 tháng tuổi, lấy giống chét đi trồng.

2

Tạo giống Tre mai bằng chiết cành

- Chọn cây mẹ sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, độ tuổi

khoảng 8 – 16 tháng.

- Chọn cành làm giống: Cành có gốc mắt cua không bị sâu,

đường kính cành ở nơi giáp với gốc cành trên 0,7cm; cành

thứ cấp đã đủ lá. - Kỹ thuật tạo giống:

TT Hạng mục Biện pháp kỹ thuật

+ Ngả cây mẹ: Chặt 2/3 đường kính thân cây mẹ ở vị trí cách gốc 50 – 70cm, vít cây nằm ngang để hai hàng cành chĩa sang hai bên.

+ Cắt bớt ngọn cành chỉđể lại từ 30 – 40cm.

+ Cưa 4/5 phần tiếp giáp giữa gốc cành và thân cây mẹ theo hướng từ trên xuống; phía dưới gốc cành cưa mớm sâu

0,3cm, hướng vuông góc với thân cây.

+ Cành được bó ở gốc cành bằng hỗn hợp bùn ao hoặc bùn ruộng với rơm băm nhỏ, tỷ lệ 2 bùn : 1 rơm theo thể tích, trọng lượng bầu bó từ 150 – 200g.

+ Sau 20 ngày chọn những cành đã ra rễ màu vàng, đang hình thành rễ thứ cấp để giâm tại vườn ươm.

+ Giống được nuôi dưỡng ở vườn ươm không dưới 4 tháng, đã có một thế hệ mới đã đủ cành lá mới đủ tiêu chuẩn xuất vườn để trồng.

II Lựa chọn lập địa trồng Tre mai

Lập địa trồng rừng

- Đa phần các hộ gia đình tận dụng diện tích ven sông suối, góc vườn, v.v... để trồng; một số hộ trồng ở qui mô lớn (kinh doanh) trên đất nương rẫy sau khi trồng sắn, hoa màu sau 3 – 4 năm.

III Xử lý thực bì

1 Phương thức Phát dọn thực bì toàn diện

2 Phương pháp Dùng dao phát sát gốc

3 Thời gian xử

lý Thường tiến hành trước khi trồng từ 10 – 15 ngày.

IV Làm đất

1 Phương thức Làm đất cục bộ theo hố

2 Phương pháp Cuốc hố thủ công, bố trí theo hình nanh sấu và theo đường

đồng mức

3 Kích thước hố

trồng

- Đa phần các hộ có diện tích trồng < 1,0ha, kích thước hố: 20 x 20 x 20cm.

- Các hộ trồng qui mô lớn, trồng thâm canh, kích thước hố: 30 x 30 x 30cm.

4 Lấp hố - Lấp lớp đất mặt xuống 2/3 hố (rẫy cỏ quanh miệng hố, xăm đất đáy hố).

TT Hạng mục Biện pháp kỹ thuật 1 Phương thức trồng Trồng thuần loài 2 Mật độ trồng Mật độ trồng phổ biến từ 250 – 300 bụi/ha. Hàng cách hàng 6m, cây cách cây 6m. 3 Thời vụ trồng - Vụ xuân từ tháng 1 đến tháng 2 âm lịch. - Vụ thu từ tháng 7 đến tháng 8 âm lịch. 4 Tiêu chuẩn cây con đem trồng

- Giống chiết cành: Cây con > 8 tháng tuổi, ít nhất có 1 thế hệ măng. Không bị sâu bệnh.

- Giống gốc chét: Chét phải có rễ khí sinh, không bị nấm bệnh và phải đủ ít nhất 8 tháng tuổi.

5 Kỹ thuật trồng rừng

- Chọn những ngày râm mát, có mưa nhỏ để trồng. Khi trồng thường đặt cây con nghiêng một góc 450 so với hố, lấp đất nén chặt. Dùng cỏ khô, cây bụi tủ gốc.

- Sau khoảng 10 – 15 ngày, kiểm tra trồng dặm những cây

bị chết.

VI Chăm sóc quản lý bảo vệ rừng trồng

1 Phát dọn thực bì xâm lẫn

- Thực hiện 2 lần/năm: Lần đầu vào tháng 4 – 5; lần 2 từ tháng 9 – 10. Tiến hành phát dây leo, cây bụi xâm lấn, kết hợp trồng dặm những cây bị chết hoặc kém chất lượng.

2 Xới xáo, bón

phân

- Thực hiện 2 lần/năm, tương tự như phát thực bì. Cuốc xới, vun gốc, tủ cỏ cho bụi luồng.

- Nếu trồng luộng thâm canh thì tiến hành bón thúc phân chuồng khoảng 10 – 15kg/bụi hoặc 0,5 – 1,0kg NPK/bụi. - Khi bón phải tạo rãnh quanh gốc dạng vành khăn cách bụi 1m, rộng 20cm, cho phân xuống rãnh rồi lấp đất và tủ ẩm cho gốc. 3 Chặt vệ sinh rừng - Tiến hành chặt các cây bị bệnh, gãy, đổ. 4 Bảo vệ rừng - Bảo vệ ngăn ngừa mọi hình thức phá hại, không để trâu bò vào khu vực trồng rừng. Nhận xét:

Nhìn chung các hộ gia đình điều tra về các biện pháp kỹ thuật gây trồng tre mai tại khu vực nghiên cứu đều áp dụng tương tự theo các bước về quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác cây luồng (Quyết định số 05/2000/QĐ-BNN-KHCN). Tuy

nhiều hộ gia đình chưa áp dụng đồng bộ, còn một số tồn tại như: (i) Chưa có các tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể về kích thước, tuổi măng và mùa măng khai thác (có tới 100% số hộ điều tra trồng tre mai để khai thác măng); (ii) Khai thác thân cây để lại gốc quá cao; (iii) Không vun xới đất xung quanh gốc làm cho đất bí chặt, mắt ngủ chồi khỏi mặt đất; (iv) Cường độ khai thác măng cao, không đảm bảo số măng còn lại để phát triển thân; v.v...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển loài cây tre mai (dendrocalamus cauhainensis n h xia, v t nguyen) tại xã lâm thượng huyện lục yên tỉnh yên bái (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)