Quá trình thực hiện đề tài được tóm tắt theo sơđồ sau:
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU TỔNG QUAN ĐIỀU TRA HIỆN TRƯỜNG PHỎNG VẤN CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VÀ HỘ GIA ĐÌNH XỬ LÝ THÔNG TIN VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU TỔNG HỢP KỸ THUẬT GÂY TRỒNG TRE MAI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KT-XH CỦA TRỒNG TRE MAI ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÂY TRE MAI THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRỒNG RỪNG TRE MAI ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
Hình 2.1. Sơ đồ các bước nghiên cứu
* Cách tiếp cận hệ thống
Theo quan điểm hệ thống thì rừng vừa là những thực thể của hệ thống tự nhiên vừa là những thực thể của hệ thống kinh tế và xã hội. Sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của chúng phụ thuộc đồng thời vào nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế và xã hội như khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, kỹ thuật trồng, khai thác và chế biến lâm sản, giá cả thị trường lâm sản, sự hỗ trợ tài chính của Nhà nước, quy định của luật pháp, quy ước của cộng đồng, nhận thức và kiến thức bản địa của người dân, các phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng về rừng, v.v… Vì vậy, khi nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác trồng rừng và phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình trồng rừng sản xuất tại khu vực nghiên cứu thì ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố tự nhiên, kinh tế và xã hội đến các vấn đề nghiên cứu của luận án cần đặc biệt quan tâm.
Cách tiếp cận hệ thống đòi hỏi phải xem xét thực trạng công tác trồng rừng sản xuất và phân tích các chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình trồng rừng sản xuất một cách logic, chặt chẽ và toàn diện từ các khâu: Nguồn giống trồng rừng; điều kiện gây trồng; kỹ thuật trồng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng trồng; sinh trưởng phát triển, năng suất rừng trồng; thuận lợi và khó khăn trong công tác trồng rừng; đặc điểm cấu trúc lâm phần; tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình trồng rừng sản xuất điển hình tại điểm nghiên cứu; qua đó là căn cứ, cơ sở đưa ra các giải pháp phát triển bền vững và hiệu quả rừng trồng sản xuất tập trung tại vùng nghiên cứu.
* Cách tiếp cận liên ngành
Do giới hạn về thời gian nghiên cứu, nên nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở về kiến thức bản địa của người dân cũng như điều kiện thực tế tại vùng nghiên cứu, kết hợp với sự hiểu biết của nhóm nghiên cứu và cán bộ kỹ thuật địa phương để tổng hợp, lựa chọn các mô hình trồng Tre mai điển hình, phù hợp với vấn đề nghiên cứu. Chính vì vậy, cách tiếp cận phát triển kỹ thuật có sự tham gia sẽ được áp dụng xuyên suốt quá trình thực hiện của luận án.
- Sự tham gia của cộng đồng:
Sự tham gia của người dân trong quá trình tổng hợp, lựa chọn và đánh giá các mô hình trồng Tre mai điển hình là yếu tố xuyên suốt trong quá trình thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài.
Trong quá trình thực hiện các nội dung nghiên cứu, đề tài tham khảo ý kiến cộng đồng về các nhu cầu cấp thiết và nguyện vọng để đề xuất các giải pháp cho vấn đề nghiên cứu và phát triển bền vững, hiệu quả công tác trồng rừng Tre mai cung cấp sản phẩm măng và thân cây cho công nghiệp chế biến ở vùng nghiên cứu.
- Sự tham gia của các bên liên quan:
Đề tài cần chú trọng đến vai trò và sự tham gia của chính quyền địa phương, huy động sự tham gia của chính quyền địa phương trong tạo điều kiện cho luận án triển khai nghiên cứu trên địa bàn và vận động người dân tham gia các hoạt động trong nghiên cứu của đề tài từ tổng hợp, lựa chọn và đánh giá các mô hình trồng rừng Tre mai điển hình; tổng hợp, xây dựng và phân tích các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và môi trường của các mô hình trồng Tre mai; cùng đưa ra các biện pháp, giải phát góp phần phát triển các mô hình trồng rừng Tre mai tại địa phương hiệu quả và bền vững.