Những nghiên cứu về chế biến, thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển loài cây tre mai (dendrocalamus cauhainensis n h xia, v t nguyen) tại xã lâm thượng huyện lục yên tỉnh yên bái (Trang 28 - 32)

Thị trường là một trong những nhân tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến việc kinh doanh và phát triển.

Theo Phạm Văn Phong trong đề tài nghiên cứu "Đánh giá thực trạng gây trồng và phát triển lâm sản ngoài gỗ tại vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ", kết quả nghiên cứu cho thấy, tại vườn quốc gia Xuân Sơn các loài lâm sản ngoài gỗ như Măng bát độ, Vầu đắng do người dân gây trồng mới chỉ được bán tại địa

phương với lượng tiêu thụ không lớn, một số ít được bán cho khách du lịch, riêng đối với thị trường nhựa mủ Sơn ta thì tư thương tới tận nhà để mua và sau đó bán cho thị trường tiêu thụ trong nước và bán sang Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đểđẩy mạnh việc gây trồng và phát triển cây lâm sản ngoài gỗ tại khu vực thì công tác đẩy mạnh phát triển thị trường ra các tỉnh khác là hết sức cần thiết [7].

Theo Nguyễn Thị Phúc (2009), nghiên cứu sản xuất mặt ghế cong 2 chiều từ cót mộc và ván bóc gia nhiệt bằng dòng điện cao tần. Đề tài ứng dụng công nghệ gia nhiệt bằng dòng điện cao tần, sản xuất các mặt ghế cong bằng cót ép đạt năng suất, chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao [27].

Hiện nay trong sản xuất, ngoài các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được sản xuất từ song mây, tre kết hợp có một số cơ sở sản xuất ván sàn tre (Thanh Hóa), ván sàn tre – vàn MDF kết hợp (Hải Dương), sản xuất nhà tre xuất khẩu, sản xuất than hoạt tính từ tre.

Do kích thước thân khí sinh lớn có vách dày, cứng và bền nên tre, Luồng đã được sử dụng làm vật liệu xây dựng nhà cửa của người dân. Thân các cây lớn dùng

làm cột nhà, xà nhà, đòn tay, rui mè. Các loài có thân to hay vừa có thân mỏng hơn

được dùng làm sàn nhà như trong nhà sàn của đồng bào dân tộc, đôi khi làm vách

và làm mái nhà. Hiện nay, tre luồng chủ yếu được dùng nhiều ở nông thôn và miền núi, song nhiều nơi ở thành phố vẫn sử dụng tre để gia cố móng nhà thay cho cọc bê tông, vừa rẻ lại bền. Một số công trình xây dựng nhỏ còn dùng tre, Luồng làm cột chống côppha, có nơi các phên nứa và cót ép được dùng để lót đổ bê tông trần nhà. Tre trúc cũng là nguồn nguyên liệu lý tưởng để sản xuất giấy. Thân tre trúc có chứa lượng sợi cao (40 - 60%), và chiều dài sợi khoảng 1,5 -2 ,5 mm (tối đa là 5 mm), là nguyên liệu tốt cho sản xuất giấy (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005) [26].

Một số loài tre trúc còn cho măng ăn ngon như măng Mai, măng Luồng, măng Tre gai, măng Mạy lay, măng Nứa, có khi là măng đắng như măng Vầu. Đây là nguồn thực phẩm tốt, và cũng là nguồn thu nhập quan trọng của người dân miền núi. Trong thời gian gần đây, việc trồng tre lấy măng (kể cả tre trúc bản địa và nhập nội)

đang phát triển mạnh mẽ, góp phần xoá đói giảm nghèo và tăng đáng kể giá trị lợi ích của đất trồng rừng và tăng việc làm cho người dân [26].

Tre trúc đã được sử dụng rất nhiều vào mục tiêu văn hoá. Từ hàng nghìn năm trước, người Trung Hoa cổ đại đã biết sử dụng thân một số loài tre trúc để làm giấy viết. Ngày nay, rất nhiều các loại tre trúc vẫn được sử dụng làm giấy viết. Ngoài ra, nhiều loài tre trúc được sử dụng làm cây cảnh, cây trang trí cho các công viên, công sở, gia đình như Tre bụng phật, Tre vàng sọc, Tre đùi gà, Trúc hoá long, Trúc đen, và Trúc quân tử. Một số nhạc cụ nổi tiếng của đồng bào các dân tộc thiểu số nhưđàn Tơ rưng, khèn, và các nhạc cụđơn giản khác như sáo đều được làm bằng một số loài nứa và trúc. Cần dùng để uống rượu cần cũng được làm bằng thân cây trúc. Cơm lam nổi tiếng của người Thái vùng Tây Bắc cũng được sử dụng bằng thân cây tre để nấu

(Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005) [26].

Tre trúc còn có rất nhiều công dụng khác. Tre trúc dùng đểđóng thuyền thúng, thuyền nan, bè mảng tre luồng, sào chống thuyền trên sông suối, ống dẫn nước từ suối về nhà, cột điện, dụng cụ bắt cá. Với công nghệ mới hiện đại, tre trúc còn được sử dụng làm ván ghép nhân tạo để làm ván sàn, lá diễn trứng phơi khô xuất khẩu cho một số nước làm giấy gói, Trúc sào Cao Bằng làm chiếu trúc, mành trúc [26].

Tre trúc là nguồn nguyên liệu cho người dân sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hiện nay, nước ta có khoảng 320 cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ riêng cho mây tre với tổng số lao động lên tới 32.500 người (Nguyễn Ngọc Bình và Phạm Đức Tuấn 2007) [6]. Giá trị xuất khẩu hàng mây tre đan của Việt Nam sáng thị trường Nhật Bản năm 2002 đạt 225 triệu đô la Mỹ và vẫn tiếp tục tăng trung bình hàng năm từ 30 - 35% từ năm 1996 tới nay. Thị trường châu Âu và Bắc Mỹ cũng có nhu cầu lớn về nhập khẩu các hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan của Việt Nam. Trong 6 năm (1996 - 2002) tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng tre trúc của Việt Nam đạt khoảng 300 triệu đô la Mỹ, chủ yếu là đũa và chiếu tre. Do tầm quan trọng của các làng nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ đối với xoá đói, giảm nghèo, Chính phủ đã có chính sách chi khoảng 115 tỷ đồng trong giai đoạn 2006 - 2015 đểđạt mức xuất khẩu sản phẩm của các làng nghề nông thôn tăng bình quân từ

20 - 22%/năm và thu hút trên 300.000 lao động ở vùng nông thôn (Nguyễn Ngọc Bình và Phạm Đức Tuấn, 2007) [6].

Việt Nam hàng năm khai thác một lượng lớn tre trúc để phục vụ nhiều mục tiêu của nền kinh tế quốc dân và đời sống nhân dân. Chúng ta cần phải có quy hoạch các vùng chuyên canh tre trúc, với sự quản lý chặt chẽ của các lâm trường và các hộ dân, áp dụng các biện pháp lâm sinh, chọn tạo giống tốt, trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, khai thác rừng tre trúc một cách hợp lý và bền vững, đặc biệt là các rừng tre trúc phân bố tự nhiên, để giải quyết các khó khăn hiện nay, chúng ta phải nhập khẩu tới 80% nguyên liệu mây tre đan, với khối lượng tới 500.000 tấn/năm (Nguyễn Ngọc Bình và Phạm Đức Tuấn 2007) [6] và Việt Nam xuất khẩu 640 triệu USD/năm hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất từ tre.

Nhìn chung, cho đến nay các công trình nghiên cứu ở trong nước về tre trúc tương đối phong phú. Tuy vây, các công trình nghiên cứu về tre bản địa lấy măng, làm nguyên liệu chế biến lại rất ít. Mặt khác, nước ta là nước có thành phần loài tre đa dạng, nhưng chỉ rất ít loài tre trúc được nghiên cứu gây trồng để làm nguyên liệu, chủ

yếu là Trúc sào (Phyllostachys edulis), Lung (Dendrocalamus barbatus), Giang

(Ampelocalamus patellaris), Diễn trứng (Dendrocalamus sp. nov.), Vầu đắng

(Indosasa angustata), Nứa lá nhỏ (Neohouzeana sp.), Tre gai (Bambusa blumeana).

Hơn nữa, các công trình nghiên cứu trên chỉđề cập một mặt kỹ thuật nào đó, chưa toàn diện. Với những hiểu biết hiện tại khó có thể mở rộng trồng rừng sản xuất tre trên qui mô lớn cung cấp nguyên liệu. Trong khi đó, một số loài tre bản địa cho măng ăn rất ngon, năng suất cao, thân khí sinh to vách dầy có thể sử dụng làm nguyên liệu trong xây dựng, ván nhân tạo,… hiện chưa được đầu tư nghiên cứu trong đó có cây Tre mai.

1.2.4. Nghiên cu v Tre mai

Tre mai hay còn gọi Mai cây, mạy puốc, mạy mươi (Thái, Tày, Nùng), lủng

chủ (H’mông, Hán – Lào Cai), Luồng cầu hai có tên khoa học (Dendrocalamus cauhaiensis N.H. Xia, V.T. Nguyen) [49] đây là một trong 3 loài mới vừa được phát hiện ở miền Bắc Việt Nam và công bố cho khoa học trên tạp chí Blumea. Tre mai mọc rất phổ biến trong rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh tự nhiên, ven các con suối

hoặc chân các quảđồi ởđộ cao từ 50 – 100m. Ngoài ra, chúng cũng được người dân địa phương ở Phú Thọ và Yên Bái trồng rất nhiều trong vườn nhà nhằm thu hoạch nguyên vật liệu phục vụ gia đình.

Thân mai được dùng nhiều để làm cột nhà, dui mè, đòn tay. Cột nhà làm bằng thân mai rất bền nếu được ngâm trong nước một năm. Do lóng có đường kính lớn nên mai còn được dùng làm bè mảng, ống đựng nước và máng nước, dát giường, chế biến hàng mỹ nghệ xuất khẩu. Hàm lượng cellulose trong thân mai chiếm hơn 50%; sợi

dài 1,4 - 1,6 mm (trung bình 2,7 mm), đường kính 26µm nên mai được dùng trong

công nghiệp giấy. Ở độ ẩm 19%, thân có tỷ trọng khoảng 900 kg/m3 (Trích theo

Nguyễn Ngọc Bình, 2007 [7]).

Măng mai là loại thực phẩm quí, đặc biệt chế biến thành loại măng "lưỡi lợn". Đó là loại măng sau khi luộc, được thái thành miếng lớn và phơi hoặc sấy khô. Giá bán của loại măng này vào dịp tết khoảng 1000 - 120.000đ/kg. Theo Nguyễn Danh Minh (2005), măng mai tươi gồm các thành phần: hàm lượng nước 92,4%; protein 1,81; đường tổng 2,14; gluxit 2,71; cellulose 0,51; lipid 0,18 (Trích theo Nguyễn

Ngọc Bình, 2007 [7]).

1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển loài cây tre mai (dendrocalamus cauhainensis n h xia, v t nguyen) tại xã lâm thượng huyện lục yên tỉnh yên bái (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)