Những nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống và gây trồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển loài cây tre mai (dendrocalamus cauhainensis n h xia, v t nguyen) tại xã lâm thượng huyện lục yên tỉnh yên bái (Trang 25 - 28)

Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống, trồng, khai thác tre đã được quan tâm nghiên cứu khá sớm ở Việt Nam, từ những năm 60 của thế kỷ 20 như: Phạm Quang

Độ (1963) [13], Nguyễn Ngọc Bình (1963, 1964) [3], [4]; Nguyễn TửƯởng (1965 -

1968) [34], [35]; Nguyễn Thị Phi Anh (1967) [1], Phạm Văn Tích (1963) [30]. Trần

Xuân Thiệp (1976) [31], Trịnh Đức Trình (1990), Lê Quang Liên (1994, 2000,

2001, 2004) [19], [20], [21], [22], [23], [24]; Đỗ Văn Bản (2005, 2010) [8], [9], [10]; v.v... Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung nghiên cứu về một số loài cây có giá trị cao.

Năm 1964, khi nghiên cứu về cây luồng tác giả Nguyễn Ngọc Bình đã chỉ ra rằng Luồng sinh trưởng tốt nơi đất chua pHKCl từ 4,2 – 5,0 [4]. Cũng theo Nguyễn Ngọc Bình (2001) khi nghiên cứu đặc biệt đất trồng rừng tre Luồng và ảnh hưởng của

phương thức trồng rừng tre Luồng đến đất cho rằng tròng Luồng theo phương thức hỗn giao, thích hợp nhất là với cây hỗ giao họđậu như Keo để tránh suy thoái [5].

Năm 1994, Ngô Quang Đê cũng đã giới thiệu kỹ thuật gây trồng tre trúc cho 3 loài: Luồng, Mạy sang và Vầu đắng gồm các khâu ươm giống, kỹ thuật gây trồng, chăm sóc, khai thác và sử dụng [14].

Theo Lê Quang Liên (2001, 2004) đã giới thiệu kết quả nghiên cứu “Nhân

giống Luồng bằng chiết cành” cho thấy công thức chiết tất cả cành (đã có và không có rễ khí sinh), cành chiết được bọc bằng hỗn hợp bùn rơm phía ngoài có bao nilon giữ ẩm cho kết quả số cành ra rễđạt tỷ lệ 97,5% cao nhất trong 3 công thức thí nghiệm [22], [23].

Theo Trần Xuân Thiệp (1976) đã đưa ra kết quả thực nghiệm kinh doanh

rừng Vầu đắng (Arundinaria sp ) tại Bắc Quang – Hà Tuyên. Ngô Trí Lực (1971),

trong báo cáo bước đầu tìm hiểu một sốđặc tính tự nhiên và kinh doanh rừng Nứa

lá nhỏ (Neohoazeana dullooa A.Camus) đã phân chia quá trình phát triển của cây

nứa thành các giai đoạn măng – non – trung niên – già sau đó là hiện tượng khuy chết của nứa sau 20 – 30 năm [31].

Năm 2000, Lê Quang Liên và cộng sự đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật trồng tre trúc để lấy măng” cho 2 loài Luồng (Dendrocalamus barbatus) và tre

Gầy (Dendrocalamus sp.), trong đó có khảo nghiệm 3 công thức bón phân NPK và

khẳng định muốn trồng tre trúc để lấy cây hay lấy măng có năng suất cao thì cần phải trồng thâm canh, trong đó phân bón gồm phân chuồng kết hợp với phân hóa học tổng hợp NPK có tác dụng nâng cao năng suất đến 2,5 lần [21].

Theo Triệu Văn Hùng, Nguyễn Xuân Quát, Hoàng Chương (2002) trong “Kỹ

thuật trồng một số loài cây đặc sản rừng” đã giới thiệu kỹ thuật trồng cho 2 loài là Trúc sào và Vầu đắng gồm: điều kiện gây trồng, nguồn giống, kỹ thuật gây trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến [17].

Nghiên cứu vềđất trồng tre trúc nhìn chung còn ít, chủ yếu tập trung vào một số loài rất phổ biến. Nguyễn Ngọc Bình (2001) với “Đặc điểm đất trồng rừng Tre Luồng và ảnh hưởng của các phương thức trồng rừng tre trúc Luồng đến đất” cho

biết: Luồng sinh trưởng tốt nơi đất chua pHH2O: 4,8 - 5,9; pHKCl: 4,2 - 5,0. Ở tầng đất mặt hàm lượng mùn và N tổng số tương quan rất chặt, hàm lượng K2O dễ tiêu trong đất tương quan tương đối chặt còn hàm lượng P2O5 dễ tiêu lại tương quan không chặt với sinh trưởng về đường kính của cây Luồng. Tác giả cho rằng nên trồng Luồng theo phương thức hỗn giao, thích hợp nhất là hỗn giao với cây họ đậu như Keo để tránh cho đất bị suy thoái [4], [5].

Kết quả nghiên cứu nhân giống hom thân có chồi ngủ của Trần Nguyên Giảng (1981) [15] cho thấy tiêu chuẩn chọn cây mẹ để tiến hành cắt hom từ 8-16

tháng tuổi, cây đã có đủ cành lá, thân có màu xanh, cắt một đoạn hom 30-40 cm

có 2-3 chồi ngủ (mắt cua) to khỏe không bị thối, dùng thuốc kích thích 2,45T với nồng độ 30mg/1 lít nước, thời gian ươm vào tháng 7-8 cho tỷ lệ thành cây con đạt trên 60%. Hạn chế của phương pháp nhân giống này là yêu cầu kỹ thuật phức tạp, chếđộ chăm sóc nuôi dưỡng và không cung cấp được nhiều giống trồng rừng trên quy mô lớn. Vì vậy, phương pháp nay hiện nay cũng không được áp dụng rộng rãi trong sản xuất giống Luồng.

Phương pháp tạo giống gốc, giống chét đã được sử dụng khá lâu, theo tác giả Nguyễn Ngọc Bình (1963) [3] phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, không phải qua khâu giâm ở vườn ươm, có tỷ lệ sống cao, giảm chi phí vận chuyển, gốc có nhiều mắt nên khả năng sinh trưởng mạnh, nhanh cho măng ngay từ năm trồng đầu tiên. Tiêu chuẩn chọn cây mẹ khỏe mạnh từ 1-2 năm tuổi. Hạn chế của phương pháp tạo giống bằng gốc và chét là tốn nhiều công đểđánh gốc, hệ số tạo giống thấp nên chỉ áp dụng trong phạm vi hộ gia đình và được trồng trên những nơi đang còn tính chất đất rừng và xác định thời vụ, thời tiết trồng phải phù hợp mới cho tỷ lệ sống cao.

Theo công trình nghiên cứu của Hoàng Vĩnh Tường, Trịnh Xuân Tú (1978)

việc tạo giống Luồng bằng phương pháp giâm cành luồng có đường kính phần sát đùi gà 1cm, chặt bỏ phần ngọn để dài 35-40cm gọt rễ khí sinh trên đùi gà, cành giống từ 12-14 tháng tuổi và được xử lý trong dung dịch 2,4,5T nồng độ 10-20 mg/lit và 2,4D nồng độ 20-30mg/ lít trong 12 giờ khi nhiệt độ không khí 290C hoặc 12-16 giờ khi nhiệt độ không khí 240C, Chỉươm giống vào những tháng có nhiệt độ

<220C, ủ vào cát, mùn cưa khi cây giống sinh trưởng có cành, lá và rễ cám rồi mới đem ươm ra đất, Phương pháp nhân giống này đã được Bộ Lâm nghiệp ban hành quy trình kỹ thuật (QTN 15-79) kèm theo Quyết định số 1649 QĐ/KT ngày 26/11/1979 [2]. Ưu điểm của phương pháp này là số lượng cây giống nhiều hơn so với phương pháp nhân giống gốc, chét, hom thân. Tuy nhiên, hạn chế đòi hỏi phải có chuyên môn kỹ thuật hoặc phải được tập huấn kỹ càng và thường trồng bằng rễ trần nên tỷ chết cao khi gặp thời tiết bất lợi, giá thành vận chuyển cao.Trên thực tế hiện nay không áp dụng trong sản xuất với quy mô lớn.

Năm 2000, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ban hành Quyết định số

05/2000/QĐ-BNN-KHCN về quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác cây luồng thì việc gây trồng rừng Luồng có thể được bằng gốc, hom thân, hom chét hoặc cành chiết, trong đó phương pháp nhân giống bằng cành chiết là hiệu quả nhất, khắc phục các nhược điểm của các phương pháp nhân giống khác, đảm bảo đủ số lượng giống trồng trên quy mô lớn và dễ dàng trong việc quản lý chất lượng giống trước khi đem trồng [28]. Theo Lê Quang Liên (1990) [19] cần quan tâm đến yếu tố di duyền khi chộn giông và yêu cầu về rừng lấy giống phải được trồng từ 3 năm tuổi trở lên, các cành Luồng có kích thước đủ lớn và khỏe để sinh trưởng, không bị sâu bệnh hại hoặc không nằm trong vùng dịch bệnh. Yêu cầu về cây mẹđể lấy giống có tuổi từ 8 - 12 tháng tuổi (cây bánh tẻ), có sức sống tốt, không bị bệnh, sâu hại để tránh lây lan về sau. Yêu cầu về cành chiết chọn cành có đường kính phần sát đùi gà lớn (từ 0,7cm trở lên), đùi gà (gốc cành) to có nhiều rễ khí sinh, màu rễ còn tươi, màu vàng nhạt. Mắt cua ở gần đùi gà to, tươi, chắc, màu hơi vàng vì đây là nơi phát triển thế hệ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển loài cây tre mai (dendrocalamus cauhainensis n h xia, v t nguyen) tại xã lâm thượng huyện lục yên tỉnh yên bái (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)