d) Tạo giống Tre mai bằng hom cành
3.5.2. Giải pháp về kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác
* Lựa chọn lập địa trồng Tre mai
Để lựa chọn được đúng lập địa, cần phải qui hoạch diện tích trồng Tre mai trên cơ sở lập địa cần phải thực hiện từđơn vị cơ sở cấp xã để người dân có thể tuân thủ áp dụng sao cho đúng với tiêu chí “đất nào cây ấy”. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh thái cho thấy, Tre mai được trồng ở độ cao từ 50 - 1.300 m trên mặt biển. Cây chịu được nhiệt độ thấp trong mùa đông, có khi nhiệt độ xuống đến 00C. Cây ưa đất feralite mùn trên núi hoặc đất feralite phát triển trên các đá sa
thạch, phiến thạch hoặc đá vôi. Cây cũng ưa đất bồi tụ ven sông suối, độ mùn từ trung bình đến giầu, kết cấu hạt viên, ít đá lẫn, thành phần cơ giới thịt hoặc thịt nhẹ.
* Phương thức trồng
Hiện nay trên địa bàn xã Lâm Thượng người dân trồng Tre mai chủ yếu theo phương thức trồng thuần loài. Trên phương diện lâm sinh, phương thức trồng thuần loài có nhiều ý kiến cho rằng, trồng thuần loài một loại cây trồng kém bền vững về môi trường, kém tính đa dạng sinh học và sớm dẫn đến đất đai bị thoái hóa, bạc mầu, năng suất và chất lượng các sản phẩm Tre mai giảm dần theo thời gian kinh doanh nếu không có các biện pháp kỹ thuật canh tác bền vững.
Ngoài ra, có thể áp dụng các phương thức trồng Tre mai như:
- Trồng hỗn giao với cây thân gỗ. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu về trồng rừng Tre mai hỗn loài với cây thân gỗ để có cơ sở đề xuất cho việc tạo rừng hỗn loài Tre mai và cây thân gỗ.
- Trồng xen canh với cây nông nghiệp, cây ăn quả (NLKH). Tuy nhiên, chỉ
nên trồng những cây nông nghiệp có thời gian sinh trưởng ngắn trong vòng 3 – 4
tháng nhưđậu, ngô.
* Kỹ thuật trồng mới, chăm sóc rừng Tre mai
Kỹ thuật trồng Tre mai cần được áp dụng theo quy trình kỹ thuật tạo giống cây Luồng (Quyết định số 05/2000/QĐ-BNN-KHCN của Bộ NN&PTNT về việc ban hành tiêu chuẩn ngành 04 TCN về quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác cây Luồng)
[28]. Tuy nhiên, một số hộ gia đình vẫn chưa tuân thủ để cây giống Tre mai xuất vườn và trồng đảm bảo kỹ thuật. Bên cạnh đó, việc mua giống không đảm bảo, trồng sai kỹ thuật vẫn còn phổ biến. Vì vậy, cần có các quy định, cam kết trồng đúng kỹ thuật kèm theo khi giao đất giao rừng. Việc gây trồng và phát triển mô hình
trồng Tre mai qui mô hộ gia đình trên địa bàn xã Lâm Thượng trong thời gian qua
vẫn còn nhiều bất cập về giống chưa đảm bảo, kỹ thuật trồng của người dân tự phát, không theo quy trình kỹ thuật nào, chăm sóc, quản lý bảo vệ theo hướng quảng canh
nên rất khó áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trồng Tre mai cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Đối với chăm sóc rừng Tre mai, bón phân là việc làm không thể thiếu nếu muốn các sản phẩm từ cây Tre mai có năng suất cao và chất lượng tốt. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy hầu hết các hộ gia đình có qui mô nhỏ (dưới 1ha) đều không áp dụng các biện pháp kỹ thuật bón phân trong thời gian kinh doanh.
Kết quảđiều tra cho thấy, đa số các hộđều không áp dụng các biện pháp vun, xới định kỳ hàng năm. Điều đó làm cho đất xung quanh bụi Tre mai bí chặt, mắt ngủ bị trơ lên khỏi mặt đất do quá trình khai thác thân cây để lại gốc cao, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của mắt ngủ, cũng như kích thước măng sau này.
Đối với việc khai thác thân cây, hầu như các hộ gia đình không khai thác thân cây để bản, có chăng chỉ khai thác tận dụng để sử dụng phục vụ nhu cầu trong gia đình. Tuy nhiên, để có hiệu quả trong việc kinh doanh sản phẩm từ măng, cần tuân thủ khai thác 30% số cây trong bụi và chỉ khai thác cây từ 3-4 tuổi, không nên để những cây Tre mai 5 tuổi vì lúc này cây đang bước sang giai đoạn già, bắt đầu xơ và giảm khả năng chịu lực, nên để 10 – 15 cây/bụi là thích hợp.
Vì vậy, trong quá trình gây trồng, chăm sóc, khai thác các sản phẩm từ cây Tre mai cần đảm bảo đúng kỹ thuật về thời vụ khai thác măng, độ tuổi khai thác và đảm bảo việc bón phân, vun xới định kỳ hàng năm.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
- Hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng xã Lâm Thượng đến năm 2014 có diện tích đất nông lâm nghiệp là 2.910,3 ha, chiếm 73, % tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp có 389,0ha, chiếm 13,37% tổng diện tích đất nông lâm nghiệp, diện tích đất rừng và rừng của xã có 2.521,3ha, chiếm 86,63%.
- Thực trạng gây trồng và phát triển Tre mai tại khu vực nghiên cứu: Hiện nay
trên địa bàn xã Lâm Thượng đã gây trồng được 233,3ha rừng Tre mai, chiếm 68,40
% diện tích rừng trồng của toàn xã, là cây LSNG gỗ có diện tích lớn nhất trong các loài cây trồng phổ biến và có tác động rất lớn đến đời sống văn hóa và xã hội đồng bào các dân tộc miền núi nơi đây, đặc biệt là dân tộc Tày chiếm 95% dân số.
+ Các phương thức trồng Tre mai được người dân áp dụng chủ yếu là trồng thuần loài. Diện tích trồng Tre mai mạnh nhất ở thôn Bản Khéo với 61,3ha, tiếp đến thôn Nặm Chắn (18,5ha), thôn Bản Lẹng (18,2ha), thôn Tông Pắng B (12,5ha), v.v...
+ Diện tích trồng Tre mai trung bình của hộ gia đình là 1,31 ha/hộ, biến động trong khoảng từ 0,10 ha đến 7,20ha/hộ. Mật độ trồng bình quân của các hộ là
251,07 ± 98,07 khóm/ha. Năng suất bình quân của các hộđạt 1,40 ± 0,56 tấn/ha.
+ Việc mua bán, tiêu thụ sản phẩm từ cây Tre mai đều phải thông qua các cầu nối trung gian (đầu nậu), có tới 90% lượng nguyên liệu cho chế biến các cơ sở phải mua qua các đầu nậu, còn khoảng dưới 10% mua trực tiếp từ người dân.
- Đặc điểm hình thái học cây Tre mai tại khu vực nghiên cứu:
+ Tre mai hay còn gọi là Luồng cầu hai (Dendrocalamus cauhaiensis N.H.
Xia, V.T. Nguyen) đây là một trong 3 loài mới vừa được phát hiện và công bố cho khoa học năm 2013. Thân cao từ 14,57 ± 3,13m đến 16,22 ± 2,51m, đường kính thân phổ biến từ 10,46 ± 2,68cm đến 11,17 ± 2,47cm. Chiều rộng trung bình của lá
tre mai từ 5,0 ± 1,58cm (Bản Khéo) đến 7,0 ± 0,87cm (Nặm Chắn). Chiều dài lá
mai từ 48,33 ± 2,52cm đến 50,75 ± 3,40cm. Chiều cao mo biến động từ 34,33 ± 5,13cm đến 40,67 ± 3,21cm. Đường kính và chiều cao mo Tre mai tại các địa điểm điều tra không có sự khác nhau rõ rệt.
- Hiệu quả kinh tế, xã hội của các mô hình trồng Tre mai: Chỉ tiêu NPV bình quân cho 5 năm đạt 10.063.371 đồng/ha; chỉ tiêu BCR = 4,61, nghĩa là mô hình trồng thâm canh cây Tre mai có lãi. Với mức chiết khấu được đặt ra là r = 7%/năm thì ta thấy giá trị IRR = 47% đạt được trong mô hình cao hơn rất nhiều (gấp 6,7%), điều đó phản ảnh thực tế là khả năng thu hồi vốn của mô hình là cao và nhanh.
- Các biện pháp kỹ thuật gây trồng Tre mai:
- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển cây Tre mai:
+ Giải pháp về giống: Cần có những nghiên cứu về giống Tre mai, nghiên cứu xác định, tuyển chọn được khu vực rừng giống Tre mai phục vụ sản xuất.
+ Giải pháp về kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác: Lựa chọn lập địa trồng Tre mai trên cơ sở tiêu chí “đất nào cây ấy
+Việc tạo giống và kỹ thuật trồng Tre mai cần được áp dụng theo quy trình kỹ thuật trồng rừng Luồng (TCN 04). Đối với việc khai thác thân cây cần tuân thủ khai thác 30% số cây trong bụi và chỉ khai thác cây từ 3-4 tuổi, không nên để những cây Tre mai 5 tuổi vì lúc này cây đang bước sang giai đoạn già, bắt đầu xơ và giảm khả năng chịu lực, nên để 10 – 15 cây/bụi là thích hợp.
2. Tồn tại
Do hạn chế về điều kiện thời gian, kinh tế và năng lực của cá nhân nên việc thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài còn một số tồn tại sau:
- Chưa đánh giá được sinh trưởng phát triển của cây Tre mai trên các điều kiện lập địa, dạng lập địa chính vùng nghiên cứu;
- Chưa đánh giá được khả năng cung cấp sinh khối và vật hậu của cây Tre mai ở các giai đoạn khác nhau.
3. Khuyến nghị
- Cần tiếp tục nghiên cứu sinh trưởng phát triển của cây Tre mai trên các dạng lập địa chính khu vực nghiên cứu.
- Các nghiên cứu tiếp theo về phân vùng thích hợp, đánh giá khả năng cung cấp sinh khối, vật hậu của cây Tre mai ở các độ tuổi khác nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Phi Anh (1967). Kỹ thuật gây trồng Tre, Diễn ở Cầu Hai. Báo cáo
tổng kết đề tài. Viện KHLN Việt Nam
2. Bộ Lâm nghiệp (1979). Quy trình kỹ thuật ươm giống Luồng bằng cành. Nhà
xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Nguyễn Ngọc Bình (1963). “Một số nhận xét về trồng Luồng ở Lang Chánh”. Tập san Lâm nghiệp - số 10 năm 1963, trang 18-21.
4. Nguyễn Ngọc Bình (1964). Bước đầu nghiên cứu đặc điểm đất trồng luồng. Viện
KH Lâm nghiệp, 1964.
5. Nguyễn Ngọc Bình (2001). “Đặc điểm đất trồng rừng tre Luồng và ảnh hưởng của các phương thức trồng rừng đến tre Luồng”. Thông tin Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Số 6.
6. Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn (2007). Các loại rừng tre trúc chủ yếu ở
Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp. Hà Nôi.
7. Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn (2007). Kỹ thuật tạo rừng tre trúc ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội.
8. Đỗ Văn Bản, Lê Văn Thành, Lưu Quốc Thành (2005). Trồng thử nghiệm thâm canh các loài tre nhập nội lấy măng. Báo cáo khoa học - Viện KHLN Việt Nam. 9. Đỗ Văn Bản (2005). Một số đặc điểm sinh học và hướng dẫn kỹ thuật gây trồng tre nhập nội Mao trúc và Điền trúc. Tài liệu học tập cho ”Khoá đào tạo kỹ thuật gây trồng và quản lý rừng tre trúc” - Dự án của EU về Phát triển nông thôn Sơn La - Lai Châu.
10. Đỗ Văn Bản (2010). Nghiên cứu chọn giống và biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh tre trúc để lấy măng và nguyên liệu cho xây dựng, chế biến phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
11. Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Quyết định số
11/2011/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách khuyến khích phát triển ngành Mây, Tre.
12. Vũ Văn Dũng (1980). Mạy bông – loài tre có thể dùng làm nguyên liệu giấy.
Tạp san Lâm nghiệp số 8/1980.
13. Phạm Quang Độ (1963). Trồng và khai thác tre nứa trúc, Nhà xuất bản nông thôn, Hà Nội.
15. Trần Nguyên Giảng (1981). Kỹ thuật trồng và kinh doanh rừng luồng tập trung có năng suất cao, chất lượng tốt và bền vững. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Khoa học lâm nghiệp. 1981.
16. Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam, tập 3. NXB Trẻ Tp HCM.
17. Triệu Văn Hùng (chủ biên), Nguyễn Xuân Quát, Hoàng Chương (2002). Kỹ
thuật trồng một số loài cây đặc sản rừng. NXBNN, Hà Nội.
18. Ngô Trí Lực (1971). Bước đầu tìm hiểu một số đặc tính tự nhiên và kinh doanh rừng Nứa lá nhỏ. Báo cáo khoa học. Viện KH Lâm nghiệp Việt Nam.
19. Lê Quang Liên, Nguyễn Thị Nhung, Đinh Thị Phấn (1990). Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp tiến bộ kỹ thuật gây trồng cây tre Luồng Thanh Hoá và hoàn thiện quy trình thâm canh rừng tre Luồng ở vùng trung tâm để làm nguyên liệu giấy xi măng. Báo cáo khoa học - Viện KHLN Việt Nam.
20. Lê Quang Liên (1994). Tài liệu tập huấn trồng Luồng. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
21. Lê Quang Liên, Nguyễn Danh Minh (2000). Nghiên cứu kỹ thuật trồng tre để
lấy măng. Báo cáo khoa học - Viện KHLN Việt Nam.
22. Lê Quang Liên (2001). Nhân giống Luồng bằng chiết cành. Thông tin Khoa học
kỹ thuật Lâm nghiệp. Số 6. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
23. Lê Quang Liên (2004). Nghiên cứu gây trồng Tre, Luồng và Gầy lấy măng. Báo
cáo tổng kết đề tài. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
24. Lê Viết Lâm, Nguyễn Tử Kim và Lê Thu Hiền (2005). Điều tra bổ sung thành
phần loài, phân bố và một số đặc điểm sinh thái các loài tre chủ yếu ở Việt Nam.
Báo cáo tổng kết đề tài, Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam.
25. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001). “Một số loài tre trúc quý hiếm ở Việt Nam”.
Thông tin KHKT Lâm nghiệp, số 6, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
26. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005). Tre trúc Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
27. Nguyễn Thị Phúc (2009). “Nghiên cứu xác định một số yếu tố công nghệđể sản xuất sản phẩm tựa ghế cong hai chiều từ tre nứa đan và ván bóc bằng phương pháp gia nhiệt điện cao tần”. Tạp chí NN&PTNT, 2009.
28. Quyết định số 05/2000/QĐ-BNN-KHCN của Bộ NN&PTNT về việc ban hành
tiêu chuẩn ngành 04 TCN về quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác cây Luồng. Bộ
NN&PTNT.
29. Quyết định số 513/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2014 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Yên Bái về việc xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử
30. Phạm Văn Tích (1963). Kinh nghiệm trồng Luồng. Báo cáo khoa học. Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
31. Trần Xuân Thiệp (1976). Nghiên cứu thực nghiệm kinh doanh cây Vầu đắng tại Bắc Quang - Hà Giang. Báo cáo khoa học. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 32. Đặng Thịnh Triều (2011). Nghiên cứu các giải pháp phòng chống thoái hóa, phục hồi và phát triển bền vững rừng luồng tại Thanh Hóa. Báo cáo tổng hợp đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
33. Đặng Thịnh Triều và cs (2011). Rừng luồng Thanh Hóa – Hiện trạng và giải pháp phát triển. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, 2011. 34. Nguyễn TửƯởng, Dương Ngô Trác (1971). Nghiên cứu kỹ thuật khai thác tái sinh rừng nứa lá nhỏ tại lâm trường Tiền Phong (Tuyên Quang) và Vĩnh Hảo (Hà Giang) từ năm 1966 – 1971. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Lâm nghiệp, 1971.
35. Nguyễn Tử Ưởng (2001). “Tài nguyên tre Việt Nam”. Thông tin KHKT Lâm
nghiệp, số 6, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
B. Tài liệu tiếng Anh
36. Banik, R.L (1979). Flowering in Baijjya Bansh (Bambusa vulgaris). Bano
Biggyan Patrika. 8: 90-91.
37. Banik, R. L (1985). Techniques of Bamboo Propagation with Special Reference to
Prerooted and Prerhizomed Branch Cuttings and Tissue Culture. In: Recent Research on
bamboos [eds. A.N. Rao, G. Dhanarajan, C.B. Sastry], Zhejiang Forest Research Institute, Bangladesh: 127-134. Proceedings of the International Bamboo Workshop, Hangzhou, China 1985.
38. Benton A., L. Thomson, P. Berg & S. Ruskin (2011). Farm and Forestry
production and marking profile for bamboo. Specialty Crops for Pacific Island
Agroforestry (http://agroforestry.net/scps).
39. Bernard Kigomo (2007). Guidelines for growing Bamboo. Kenya Forestry
Research Institute. P.34.
40. China National Bamboo Research Center, 2001: 2008, Cultivation & integrated
utilization on Bamboo in China.
41. Dai Qihui (1998). Cultivation of Bamboo. In Cultivation and Utilization on
Bamboos. The reseach Institute of Subtropical Forestry. The Chinese Academy of Forestry. P. 39 – 48.
42. Ding, X. , (2008). The systematic Analysis on the fast successful development of
international conference on Improvement of bamboo productivity and marketing for sustainable livelihood, New Delhi, India 2008.
43. Dranhsfield S, Widjaja EA, 1995. Bamboos. PROSEA Plant Resources of
South-East Asia 7, Backhuys Pusblishers, Leiden. 189 pp.