Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng Tre mai tại khu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển loài cây tre mai (dendrocalamus cauhainensis n h xia, v t nguyen) tại xã lâm thượng huyện lục yên tỉnh yên bái (Trang 47 - 49)

Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) tiến

hành bằng cách tiến hành phỏng vấn trực tiếp người dân thông qua các bảng câu hỏi phỏng vấn. Thông tin được thu thập thông qua 100 phiếu điều tra (mẫu biểu tại phụ

lục 1). Qua đó tổng kết đánh giá các biện pháp kỹ thuật nhân giống, gây trồng, phát triển và khai thác, tiêu thụ sản phẩm từ cây Tre mai trên địa bàn nghiên cứu. Từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phát triển bền vững rừng Tre mai.

2.2.5. Phương pháp đánh giá hiu qu kinh tế ca các mô hình trng Tre mai ti khu vc nghiên cu mai ti khu vc nghiên cu

Phỏng vấn các hộ gia đình tham gia trồng rừng Tre mai, thu thập số liệu về chi phí đầu tư cho 1ha rừng trồng như: Giá phân bón, giá cây giống, công làm đất, xử lý thực bì, đào hố, trồng cây, trồng dặm, chăm sóc, tiền công khai thác, tiền vận chuyển, giá bán, thị trường tiêu thụ, lãi vay ngân hàng, v.v… bằng bảng hỏi thiết kế sẵn.

* Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế:

Để tính toán được hiệu quả kinh tế phải tính được sản lượng măng khai thác (thân cây không bán được) và giá bán măng. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng Tre mai tại địa bàn nghiên cứu được sử dụng rộng rãi hiện nay ở nhiều nước trên thế giới là: NPV, IRR và BCR.

+ Xác định giá trị hiện tại ròng NPV (Net Present Value)

NPV = ∑ = + − n i r Ct Bt t 0 (1 ) (2.1)

Trong đó: Bt: giá trị thu nhập ở năm thứ t (đồng). Ct: giá trị chi phí ở năm thứ t (đồng). r: Tỷ lệ chiết khấu hay lãi xuất (%).

n: Độ dài luân kỳ trồng Tre mai.

NPV dùng đểđánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình.

Khi NPV > 0: Mô hình có hiệu quả, mô hình được chấp nhận

Khi NPV < 0: Mô hình không có hiệu quả, mô hình không được chấp

nhận

Mô hình nào có NPV càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.

+ Xác định chỉ tiêu tỷ số lợi ích – chi phí BCR (Benefit to Cost Ratio)

+ Giá trị hiện tại của chi phí (đồng) (CPV- Cost present value):

CPV = ∑ = + n i r Ci t 0 (1 ) (2.2

+ Giá trị hiện tại của thu nhập (đồng) (BPV – Bennefit present value):

BPV= ∑ = + n i r Bi t 0 ((1 ) (2.3)

+ Tỷ lệ thu nhập so với chi phí (BCR – Benefit to cost ratio)

Là tỷ số lãi xuất thực tế cho biết mức độ đầu tư và thu nhập, qua đó cho biết chất lượng đầu tư và mức thu nhập trên một đơn vị sản phẩm:

BCR =

CPV BPV

(2.4)

Mô hình nào có BCR >1 thì có lãi, mô hình nào có BCR < 1 thì lỗ, và nếu

BCR = 1 thì hoà vốn. CPV = ∑ = + n i r Ci t 0 (1 ) (2.5)

+ Xác định chỉ tiêu tỷ suất lãi nội tại IRR (Internal Rate of Return)

NPV1 – NPV2

Trong đó:

i1: Là tỷ suất chiết khấu làm cho giá trị hiện tại ròng của dòng chu chuyển tiền mặt (Cash flow) của dự án xem xét có giá trị dương (NPV1 > 0).

i2: Là tỷ suất chiết khấu làm cho giá trị hiện tại ròng của dòng chu chuyển tiền mặt của dự án xem xét có giá trị âm (NPV2 < 0).

Là khả năng thu hồi vốn đầu tư có thể kểđến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu. IRR chính là tỷ lệ chiết khấu mà khi tỷ lệ này làm cho NPV = 0 thì i = IRR.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển loài cây tre mai (dendrocalamus cauhainensis n h xia, v t nguyen) tại xã lâm thượng huyện lục yên tỉnh yên bái (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)