Thu thập các thông tin có liên quan từ các tài liệu đã có bao gồm:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu, trong đó chú trọng đến các số liệu về kinh tế - xã hội như dân số, lao động, thu nhập, tình hình sản xuất nông lâm nghiệp, cơ sở hạ tầng,…
- Đặc điểm tài nguyên rừng, đặc biệt là các tài liệu điều tra về tài nguyên rừng, phân bố, diện tích các loại rừng, công tác tổ chức, quản lý bảo vệ rừng, tình hình giao khoán bảo vệ rừng,…
- Định hướng phát triển rừng nói chung và phát triển loài Tre mai nói riêng. Các chương trình, dự án có liên quan đến phát triển loài cây Tre mai đã được thực hiện.
- Thu thập các tài liệu nghiên cứu đã có về loài Tre mai: Phân bố, biện pháp kỹ thuật gây trồng, giá trị sử dụng, thị trường, tiềm năng phát triển, v.v…
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái học cây Tre mai tại khu vực nghiên cứu
Lập 10 OTC với kích thước 500m2, đại diện cho các địa điểm gây trồng phát triển Tre mai nhiều và tập trung ở 3 thôn: Nặm Chắn, Bản Khéo và Bản Lẹng trên
địa bàn xã Lâm Thượng. Trong mỗi OTC đo đếm các chỉ tiêu:
- Hình thái thân: Đo đường kính gốc (Dgoc, cm) và Chiều cao vút ngọn (Hvn, m). Đo đường kính và chiều dài lóng ở các vị trí lóng thứ 5, 10 và thứ 15 trên cây. Đo ở 3 thôn đại diện, mỗi thôn đo 30 cây.
- Hình thái măng: Mỗi thôn đo đường kính (cm) và trọng lượng (kg/măng) của 30 măng đến tuổi khai thác, đo và cân trọng lượng 30 măng/ thôn x 3 thôn.
- Hình thái cành: Mỗi thôn đo đường kính gốc cành (cm) của 50 cành theo các cấp kính cành (< 1,0cm; 1 – 2cm và > 2,0cm).
- Hình thái lá: Trên các cành vừa đo đường kính trên, tiến hành đo chiều rộng (cm) và chiều dài (cm) của 50 lá bánh tẻ/thôn x 3 thôn.
- Hình thái mo: Tiến hành đo đường kính (cm) và chiều cao (cm) của 50 mo Tre mai mới rụng hoặc sắp rụng. Mỗi thôn đo 50 mo.
- Hình thái mắt ngủ: Trong cụm Tre mai ở các OTC tiến hành đào xung quanh gốc, để đo đường kính các mắt ngủ, tránh không ảnh hưởng đến mắt ngủ. Đo 30 mắt ngủ/thôn.
Đường kính các bộ phận cành, lá, măng, mo được đo bằng thước kẹp kính có độ chính xác đến 0,1cm và chiều cao, dài các bộ phận đo bằng thước dây có độ
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu, đánh giá tổng kết kỹ thuật gây trồng Tre mai tại khu vực nghiên cứu