Giáo viên chính là một nhân tố quyết định chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học trong nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng. Vậy để chất lượng dạy học được nâng lên thì trước hết phải có đội ngũ giáo viên tốt đó là đủ về số lượng, chủng loại, đảm bảo chất lượng.Việc xây dựng và quản lý đội ngũ giáo viên có tàm quan trọng to lớn. nó quyết định trực tiếp đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Chỉ thị 40-CT/TW của ban bí thư đã xác định: “ Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý được chuẩn hoá, đảm bảo chất lương, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm, tay nghề nhà giáo thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước”
Khi có được chất lượng giáo viên tốt thì việc bám vào nội dung chương trình, sử dụng phương pháp, phương tiện được dễ dàng hom, từ đó học sinh được tiếp thu kiến thức tốt hom. Các nôi dung, phương pháp, phương tiện phải được sử dụng linh hoạt, phù hợp.
Xây dựng đội ngũ giáo viên là công việc lâu dài nó đòi hỏi người quản lý phải dày công và có nhiều giải pháp. Đe làm được điều này, người hiệu trưởng nhà trường nên tập trung vào một số việc sau đây:
Cách làm: Hàng năm căn cứ vào kế hoạch phát triển nhà trường để có kế hoạch sử dụng biên chế. Nhưng hiệu trưởng nhà trường phải tránh sự phụ
thuộc, bị động mà phải chủ động trong việc bố trí chuyên môn, đó là thực hiện bố trí chuyên môn, kiêm nhiệm trong đội ngũ giáo viên nhà trường.
- Tạo điều kiện để giáo viên đi học tập, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng. Bên cạnh phân công giáo viên có năng lực kinh nghiệm phải chú ý đến việc kèm cặp, đào tạo kế cận để sẵn sàng tham gia.
- Bên cạnh đó phải tạo điều kiện để giáo viên say mê công việc và phát huy được năng lực sở trường, khuyến khích động viên, khen thưởng kịp thời.
Trong trong nhà trường người hiệu trưởng đã có trong tay các qui chế, qui định về việc quản lý, điều hành và sử dụng lao động của giáo viên thông qua luật lao động, luật cán bộ công chức viên chức, điều lệ nhà trường và thông thư hướng dẫn định mức giờ dạy của giáo viên ngoài ra nó còn có các qui định ràng buộc khác, do vậy trước hết chúng ta phải bám vào qui chuẩn để xây dựng và điều hành giáo viên. Bên cạnh đó thì việc sử dụng đúng người đúng việc sẽ tạo ra một kết quả tốt hom.
3.2.2.1 Hoàn thiên công tác tỗ chức để chỉ đao day hoc• O • • V •
Đối với nhà trường trong việc thực hiện chuyên môn thì phó hiệu trưởng có vai trò và trách nhiệm rất lớn (phó hiệu trưởng là người giúp việc cho hiệu trưởng ) chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và trước cấp trên về công việc của mình. Do vậy hiệu trưởng càn tạo điều kiện cho phó hiệu trưởng làm tốt một số nội dung công việc sau:
- Dự thảo kế hoạch chuyên môn. - Chỉ đạo các hoạt động dạy và học.
- Tổ chức công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
- Chỉ đạo các hoạt động phục vụ dạy và học, các phong trào thi đua trong nhà trường. Tất cả YỚi phương châm làm tốt công tác chuyên môn
3.2.2.2 Kiện toàn tồ chức các tồ, nhóm chuyên môn.
Trong hoạt động dạy và học trong nhà trường thì vai trò của các nhóm, tổ chuyên môn là rất quan trọng.
Tổ chuyên môn là nơi trao đổi, triển khai các Yấn đề cụ thể đến từng bộ môn, từng tiết dạy. Do vậy vai trò của tổ trưởng chuyên môn rất quan trọng. Tổ trưởng chuyên môn phải là người có trình độ chuyên môn cao, có năng lực sư phạm, có uy tín, xứng đáng là cánh chim đầu đàn của tổ. Nhưng tổ trưởng không thể làm tốt hết được mọi việc trong tổ YÌ thế phải có cốt cán, mũi nhọn ở từng môn, từng khối và chính là những người tham mưu cho hiệu trưởng trong việc điều hành chuyên môn.
Ngoài ra hiệu trưởng còn phải chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức phối họp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như hội cha mẹ học sinh, công đoàn, đoàn đội, để tạo ra các hoạt động trong trường sôi nổi, nhịp nhàng, tò đó làm cho hoạt động chuyên môn trong trường sôi nổi, hiệu quả hom.
3.2.2.3 Phân công công tác và giao trách nhiệm.
Hiệu trưởng là người đứng đàu nhà trường thay mặt cấp trên để điều hành quản lý nhà trường nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường, nên hiệu trưởng phải có trách nhiệm giao việc cho cán bộ giáo viên và các tổ chức. Nếu giao việc, giao nhiệm vụ được đúng người đúng việc thì sẽ phát huy được năng lực cá nhân và tạo được hiệu quả công việc cao. Tuy nhiên ngoài việc giao nhiệm vụ thì còn phải có cách nhìn nhận đánh giá và để cho người được giao nhiệm vụ phải có sự cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ.
Trong quá trình quản lý dạy học hiệu trưởng phải chú ý bồi dưỡng giáo viên, để giáo viên đạt được trình độ ngày một cao hom đó là về chuyên môn, tin học, ngoại ngữ... và đặc biệt là kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại và việc phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi. Một công tác quan trọng đó là giúp đỡ người mới vào ngành.
3.2.3. Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng3.2.3.1 Xây dựng nề nếp dạy học 3.2.3.1 Xây dựng nề nếp dạy học
Quản lý nề nếp dạy học là một quá trình tổ chức, tác động điều phối nhằm chuyển hoá những yêu cầu khách quan mang tính chất hành chính của quá
trình dạy học thành ý thức tự giác tự chủ và tự quản, tinh thần trách nhiệm cá nhân và cộng đồng trong tập thể nhà trường.
Hình thành hành vi, thói quen làm việc có tổ chức, có kỷ luật, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, chấp hành nghiêm các nội quy, quy định trong nhà trường.
Xây dựng nhà trường một tập thể có độ ổn định về tổ chức, hoạt động sư phạm cũng như về tinh thần, đời sống, có sự gắn bó, đoàn kết hợp tác YỚi nhau trong công việc một cách nhịp nhàng.
* Giải pháp xây dựng nền nếp dạy học
+ Tác động về mặt nhận thức:
Nâng cao sự hiểu biết, quán triệt các văn bản pháp quy của nhà trường và tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các văn bản cho giáo viên để giáo viên nắm, từ đó họ hiểu được các việc họ phải làm, phải thực hiện do đó mà ý thức
trách nhiệm YỚi công việc được nâng cao.
Một số văn bản gắn liền YỚi việc thực hiện nề nếp dạy học như: Chỉ thị, 40 CT/TW, chỉ thị về việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cuộc vận động “Hai không với bốn nội dung” “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, luật giáo dục, điều lệ nhà trường, quy chế, quy định của nhà nước về giáo dục. Quy chế, quy định của nhà trường, chỉ thị về việc thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp có thẩm quyền, các chế độ chính sách đối với nhà giáo, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường.
Để thực hiện tốt những điều trên hiệu trưởng càn có sự quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá một cách linh hoạt và hiệu quả.
- Chỉ đạo thực hiện nề nếp dạy học:
Đe nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, điều quan trọng trước tiên là các nhà trường phải xây dựng cho được nề nếp kỷ cương trong mọi lĩnh vực
trứơc hết là: Tất cả phải thực hiện theo đúng nội dung chương trình, đúng đủ theo phân phối chương trình, theo kế hoạch giảng dạy. Cải tiến phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh (lấy học sinh làm trung tâm), chú ý phát hiện và bồi dưỡng học sinh.
Thực hiện đầy đủ quy chế chuyên môn như họp hành, sinh hoạt chuyên môn, chấm chữa bài, kiểm tra cho điểm
Hiệu trưởng phải chỉ đạo việc thực hiện chương trình, việc lên lớp thông qua thời khoá biểu. Chỉ đạo việc làm hồ sơ, giáo án, hồ sơ phải đầy đủ, khoa học, có chất lượng. Giáo án phải thể hiện đầy đủ các nội dung bài học cần truyền đạt cho học sinh và phải phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Chỉ đạo việc sinh hoạt chuyên môn: sinh hoạt chuyên môn mà sinh hoạt chuyên môn ở tổ là việc rất quan trọng, nó quyết định đế nề nếp chuyên môn trong nhà trường, thông qua tổ chuyên môn cụ thể hoá kế hoạch chuên môn đến từng các nhân và trao đổi đến từng bài dạy.
Chỉ đạo việc kiểm tra đánh giá, tổng kết và thi đua thông qua đó để nắm bắt kết quả giảng dạy, chỉ ra được những mặt mạnh và những điểm còn thiếu sót để uốn nắn và sửa chữa, tò đó hiệu trưởng có thể có những quyết định cho các công việc tiếp theo trong nhà trường.
3ế2ắ3ế2ắThưc hiên quản lý hoat đông day hocắ * Quản lý kế hoạchắ
Để thực hiện tốt một vấn đề gì trước hết ta nên tập trung vào kế hoạch. Kế hoạch sẽ giúp chúng ta thực hiện được nội dung năm học một cách khoa học, hiệu quả, do vậy chúng ta càn tập trung vào việc sau:
Tổ chức xây dựng kế hoạch:
- Mục đích: Làm cho hoạt động của nhà trường đi đúng hướng, có nề nếp, không rơi vào tình trạng lộn xộn từ đó đạt được mục tiêu giáo dục.
- Nội dung: Kế hoạch phải thể hiện được mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ và cách thức tiến hành.
Ke hoạch phải được xây dựng dựa trên cơ sở của khách quan, chủ quan của đơn vị nhà trường. Kế hoạch phải thể hiện được tính khoa học, tính khả thi và phải được xây dựng ngay từ đầu năm trên tinh thần tập trung dân chủ.
Cách tiến hành:
Ngay từ đầu năm hiệu trưởng phải chủ trì và cùng YỚi tập thể xây dựng kế hoạch đề ra những chỉ tiêu, nhiệm vụ và nêu lên được những biện pháp - cách làm để thực hiện nhiệm vụ đó.
Kế hoạch của nhà trường là mục tiêu, nhiệm vụ để nhà trường thực hiện nhiệm vụ năm học và những năm tiếp theo (có tính kế thừa và phát triển) ngoài ra nó là cơ sở để cá nhân, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cho mình. Trong quá trình thực hiện kế hoạch hiệu trưởng phải kiểm tra việc thực hiện nó để đánh giá, điều chỉnh giúp cho công tác quản lý và thực hiện được tốt hom. Ngoài kế hoạch chun chung ta phải có các kế hoạch sau:
Thứ nhất: Kế hoạch tỗ chuyên môn Thứ hai: Kế hoach cá nhân
Nó là cụ thể hóa nhiệm vụ cụ thể của nhà trường đến từng cá nhân. Kế hoạch phải được xây dựng từ đầu năm, phải đầy đủ nội dung, có tính khả thi, phù hợp. Để thực hiện tốt việc quản lý kế hoạch cá nhân hiệu trưởng phải tổ chức cho giáo viên nắm đày đủ các văn bản, nhiệm vụ năm học. Hàng tuần hàng kỳ hiệu trưởng phải tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cá nhân.
Thứ ba: Quản lý việc xếp thời khóa biểu
Thời khóa biểu đối YỚi nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng là kế hoạch chi tiết, nó thực hiện việc quản lý dạy học đến từng tiết học, giờ học. Thời khóa biểu là tổng thể quá trình thực hiện chuyên môn của nhà trường trong từng tiết học, tuần học. Hiệu trưởng quản lý quá trình dạy học cơ bản thông qua việc quản lý thời khóa biểu của từng giáo viên. Do vậy việc xếp thời khóa biểu phải mang tính pháp quy, tính khoa học và tính thực tiễn, hợp lý tạo điều kiện để giáo viên thực hiện và học sinh học tập được tốt.
Thứ tư: Quản lý hoạt động dạy của giáo viên
Trong việc dạy học thì vai trò của giáo viên là YÔ cùng quan trọng “Không thầy đố mày làm nên” đã có thời gian dài vai trò của người dạy được xem như vai trò trung tâm của việc dạy học. Trong qúa trình đổi mới phương pháp dạy học vị trí của người học và người dạy có thay đổi. Song vị trí và vai trò của người thầy vẫn giữ vai trò chủ đạo, định hướng. Người thầy vừa là người cung cấp kiến thức, dẫn dắt học sinh đi tìm chân lý khoa học, giúp học sinh chủ động tìm tòi, nghiên cứu để lĩnh hội tri thức một cách có hệ thống.
Để giáo viên thực hiện tốt vai trò trên thì người quản lý phải tuân thủ theo các quy chế chuyên môn. Ta thường quản lý theo các quy trình sau:
* Quản lý việc thực hiện chương trình:
Chương trình dạy học là pháp lệnh của nhà nước. Nó phải được thực hiện đày đủ không được cắt xén, thêm bớt hoặc thay đổi nội dung.
Hiệu trưởng phải có trách nhiệm chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc. Việc chỉ đạo thường thông qua các hình thức: phổ biến qua cuộc họp, ra các văn bản chỉ đạo, thông qua dự giờ, kiểm tra hồ sơ giáo án, đánh giá việc học tập của học sinh và các hoạt động khác.
* Quản lý việc soạn giáo án:
Hiện nay trong quy chế thực hiện chuyên môn thì việc có giáo án trước khi lên lớp là một nội dung bắt buộc, để có giáo án thì người giáo viên phải trực tiếp nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa... Giáo án phải thể hiện rõ mục đích, mục tiêu, nội dung của kiến thức càn truyền đạt và học sinh càn lĩnh hội. Ngoài nội dung cơ bản về kiến thức giáo án còn phù hợp với đối tượng học sinh cụ thể. Đồi YỚi đa số giáo viên thì việc soạn giáo án là việc làm bình thường. Song có những giáo viên do tính chủ quan, ngại nên thường không soạn hoặc soạn qua loa đại khái. Do đó, hiệu trưởng cần làm tốt công tác này thì chất lượng giảng dạy sẽ tốt hơn. Việc kiểm tra giáo án có thể theo định kỳ hoặc đột xuất, hoặc kiểm tra chéo.
*Quản lý giờ lên lóp:
Trong giảng dạy thì giờ lên lớp có một vị trí YÔ cùng quan trọng nó là khâu chính trong quá trình giảng dạy và nó quyết định cơ bản đến chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Đối với nhiều giáo viên thì việc lên lớp đối YỚi họ có một thái độ tinh thần trách nhiệm rất cao. Song cũng có một bộ phận thì việc lên lớp còn có một điều gì đó chưa thực sự hết lòng, vẫn còn hiện tượng lên lớp không hết giờ, dạy hời hợt, học sinh làm việc ít...
Do vậy người quản lý mà cụ thể là hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc để giáo viên làm tốt các công tác sau:
Thực hiện theo đúng quy chế chuyên môn, nội dung bài học, phương pháp, sử dụng thiết bị, phân phối chương trình, thời khóa biểu, thời gian cho tòng bài, từng tiết, Chú ý đến từng đối tượng học sinh và phát huy khả năng học tập của học sinh để học sinh tích cực chủ động.
Thường xuyên nắm bắt chất lượng của từng em, từng lớp... Quản lý việc giáo viên đánh giá xếp loại học tập của học sinh:
Việc đánh giá xếp loại học tập của học sinh là một yêu cầu trong việc thực hiện quy chế. Nó có tác dụng quan trọng trong việc nâng cao tinh thần học tập của học sinh từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường .
Việc kiểm tra đánh giá học sinh phải theo quy chế của bộ đó là: kiểm tra 15 phút, miệng, 1 tiết, kiểm tra học kỳ...ngoài ra còn có các đánh giá khác. Để thực hiện tốt việc này thì việc chấm chữa bài có tác dụng rất lớn đến kết quả học tập của học sinh. Việc chấm chữa bài phải đảm bảo khách quan