Quản lý đổi mới phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS thành phố thanh hóa (Trang 50)

Để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học, cán bộ quản lý các nhà trường đã nhận thức là cần thiết phải xây dựng hệ thống các giải pháp cụ thể quản lý hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên. Thực tế các nhà trường đã xây dựng được các biện pháp quản lý, việc vận dụng và cải tiến phương pháp giảng dạy của giáo viên, đã chỉ đạo việc vận dụng và đổi mới PPDH đạt hiệu quả. Kết quả điều tra về vấn đề này ở cho thấy trong những năm qua hiệu trưởng các nhà trường đã thực hiện có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học. 100% các trường đã tổ chức cho giáo viên tham gia các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học do Sở, Phòng tổ chức. Để thực hiện có hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học, hiệu trưởng các trường tổ chức cho CBQL và GV nghiên cứu, quán triệt yêu càu về đổi mới phương pháp dạy học và đã được đánh giá thực hiện khá tốt. Bên cạnh đó, vẫn còn

11,4% số ý kiến đánh giá hiệu trưởng chưa thường xuyên thực hiện giải pháp

này và 3,6% số ý kiến đánh giá kết quả thực hiện ở mức TB. Điều này chứng tỏ một số hiệu trưởng chưa quán triệt một cách sâu sắc yêu càu về đổi mới phương pháp dạy học. Trong nội dung vận dụng và đổi mới phương pháp dạy học, các nhà trường cũng có sự quan tâm đúng mức và đã đưa ra biện pháp cụ thể. Tổ chức trao đổi, hội thảo nâng cao nhận thức cho mỗi GV về vai trò và tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, qua thực tế vẫn còn 37,9% số ý kiến đánh giá hiệu trưởng chưa thường xuyên thực hiện giải pháp này và 17,2% số ý kiến đánh giá kết quả thực hiện ở mức TB.

Việc tổ chức thao giảng về đổi mới PPDH cũng đã được các nhà trường tổ chức nghiêm túc. Qua trao đổi trực tiếp về vấn đề này với các hiệu trưởng, hàng tháng các trường đã có kế hoạch tổ chức cho giáo viên thao giảng, qua việc dự giờ thao giảng các nhóm chuyên môn đã tổ chức phân tích sư phạm sau tiết dạy, qua đó đã góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy.

Quản lý đổi mới phương pháp dạy phải song hành YỚi việc chỉ đạo GV hướng dẫn HS phương pháp tự học và đổi mới cách kiểm tra, đánh giá HS. Điều tra về vấn đề này có 17,2% số ý kiến đánh giá kết quả thực hiện ở mức TB. Qua trao đổi trực tiếp về Yấn đề này YỚi các hiệu trưởng, tác giả nhận thấy phần hướng dẫn HS phương pháp tự học còn sơ sài, Hoạt động kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về việc thực hiện đổi mới PPDH một cách kịp thời sẽ ngày càng nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo đổi mới PPDH. Thế nhưng, có 36,4% số người cho rằng các hiệu trưởng không thường xuyên thực hiện. Kết quả có 24,3% đánh giá TB và 9,2% là yếu. Đây cũng là những tồn tại chung và cũng là lý do để ngành giáo dục đang từng bước tăng cường công tác kiểm tra đánh giá được thực hiện từ năm học 2009-2010.

Trong 7 năm thực hiện đổi mới chương trình GDPT, mặc dù đã gặt hái được những kết quả nhất định về chất lượng học lực, hạnh kiểm của HS cũng như thành tích trong các cuộc thi GV giỏi, HS giỏi, song theo số liệu khảo sát cũng như sự đánh giá của thanh tra viên phòng GD cho thấy không ít GV chưa tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy, thậm chí còn có giáo viên sử dụng phương pháp thầy đọc trò chép một cách máy móc.

Từ năm học 2009-2010 ngành giáo dục Thanh Hóa cùng với cả nước đang thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học một cách quyết liệt, trong đó tập trung vào việc chống đọc chép và tăng cường sử dụng phối hợp các phương pháp cùng YỚi việc sử dung các thiết bị dạy học có hiệu quả hom.

2.5.5. Quản lý phương tiện, điều kiện hỗ trợ HĐDH

Trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, để có sự chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp dạy học thì phương tiện kỹ thuật, đặc biệt là các thiết bị có ứng dụng của công nghệ thông tin hỗ trợ cho HĐDH có vai trò rất quan trọng. Vì vậy, nếu có các giải pháp quản lý tốt phương tiện, điều kiện hỗ trợ HĐDH thì chất lượng dạy học của các nhà trường sẽ được nâng cao. Khảo sát thực trạng Yấn đề này, cho kết quả ở bảng sau:

Bảng 9: Kết quả đỉầẦ tra công tác quản lỷphương tiện, đỉầẦ kiện hỗ trợHĐDH

TT Nội dung

Mức đc thưc hiiỉn Kêt quả thực hiện Thường xuyên K.thườn g xuyên K.ứiực hiên Tôt % Khá % TB % Yêu % Xây dựng nội quy sử dụng

c s v c , nội quy phòng thực hành 82,5 17,5 62,5 30,9

Tô chức bôi dưỡng kỹ năng sử

dụng các phương tiện dạy học 48,3 34,2 17,5 33,3 48,3 18,4 Thường xuyên kiêm tra việc

bảo quản, khai thác, sử dụng hiệu quả c s v c , TBDH.

45,8 24,2 28,3 37,5 21,7 12,5

Tô chức thi làm đô dùng dạy học, kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm về việc GV làm,

sử dụng TBDH.

34,2 46,7 19,1 25,8 23,3 27,5 23,4 Huy động mọi nguôn lực

nhằm mua sắm và đưa vào sử dụng các TBDH hiện đại

26,7 33,3 40,0 28,3 34,2 15,8 21,1 Đánh giá vê công tác quản lý xây dựng nội quy sử dụng c s v c , nội quy phòng thực hành, có đến 82,5% số ý kiến cho rằng các trường đã thường xuyên thực hiện vấn đề này với kết quả 62,5% tốt. Điều này chứng tỏ các nhà trường đã chú trọng đến công tác sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Đồng thời để nâng cao năng lực và hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong dạy học, các nhà trường cũng đã có những giải pháp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học cho các giáo viên.

Tuy nhiên hoạt động này còn nhiều hạn chế. Có thực trạng trên là do việc quản lý của các trường chưa chặt chẽ, GV chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc dạy học đa phương tiện; Hơn nữa, các trường thiếu phòng thí nghiệm, thực hành nên khó khăn trong việc sử dụng thiết bị hoặc thực hành. Mặt khác, các TBDH thiếu về số lượng và kém về chất lượng cũng gây cản trở . Bên cạnh đó, GV phụ trách phòng thiết bị, thí nghiệm còn kiêm nhiệm nhiều, nên phần

lớn đều yếu về chuyên môn, thiếu sự nhiệt tình, do đó đã ảnh hưởng không tốt đến việc bảo quản các TBDH.

Hàng năm, các trường còn tổ chức thi làm đồ dùng dạy học hoặc cải tiến đồ dùng dạy học đã cấp và đã thu được kết quả khá tốt. Song, vấn đề sử dụng, áp dụng còn chưa được tốt, nó có nhiều lý do từ việc triển khai, kinh phí

Bên cạnh số thiết bị được cấp, thì các trường THCS đã trang bị thêm các TBDH hiện đại, như: máy chiếu projector, máy vi tính, máy chiếu vật thể... Vấn đề đặt ra cho các trường là cần huy động mọi nguồn lực hỗ trợ cho HĐDH. Ý thức được điều đó các HT đã rất nỗ lực trong vấn đề này do đó nhiều trường đã có được thiết bị dạy học đủ nhu cầu hiện tại

Tóm lại, trong những năm qua các nhà trường đã tích cực trong việc quản lý các trang thiết bị, phương tiên hỗ trợ cho DH. Đó là, vừa khai thác có hiệu quả, vừa bổ sung trang thiết bị mới. Song, các nhà trường cũng cần phải nổ lực hơn nữa, nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế.

2.5.6. Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn

Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động không thể thiếu trong nhà trường phổ thông. Mục đích của sinh hoạt tổ chuyên môn là nhằm bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho GV, nâng cao chất lượng dạy học. Phần lớn các CBQL đã thường xuyên chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, tham gia sinh hoạt đóng góp ý kiến với tổ chuyên môn, đồng thời thường xuyên kiểm ừa hoạt động của tổ chuyên môn yêu cầu thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo. Bởi vậy, kết quả thực hiện được đánh giá phần lớn là khá tốt. Bên cạnh đó, vẫn còn một số CBQL không thường xuyên tham gia sinh hoạt với các tổ chuyên môn, khi sinh hoạt còn mang nặng tính chất hành chính nên ít góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Những tồn tại đó được thể hiện ữong sơ đồ sau:

2ắ5ắ7Ẻ Quản lý công tác bồi dưỡng GV

Xuất phát tò quan điểm: Người giáo viên là nguồn lực trực tiếp cho việc thực hiện thắng lợi mục tiêu và kế hoạch đào tạo của nhà trường. Muốn có trò giỏi càn phải có thày giỏi. Bởi vậy, hiệu trưởng các nhà trường càn phải coi trọng công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV và phải coi đó là công việc thường kỳ của nhà trường nhằm đáp ứng yêu càu dạy học hiện nay.

Khảo sát vẩn đề này ta được kết quả bảng 10

STT Nội dung quản lý

Nhận thức của Hiệu trưởng Rất quan trọng % Quan trọng %’ Không quan trọng % 1 Bôi dưỡng theo chuyên đê vê chuyên môn 85,42 14,58 0 2 Bôi dưỡng phương pháp giảng dạy 100 0 0 3 Bôi dưỡng các năng lực sư phạm 71,43 28,57 0 4 Bôi dưỡng dài hạn 85,42 14,58 0 5 Bôi dưỡng ngăn hạn trong hè 57,14 42,86 0 6 Qua dự giờ, phân tích giảng dạy 100 0 0 7 Tự học, tự bôi dưỡng 71,43 28,57 0 8 Tham quan, học hỏi kinh nghiệm các

trường tiên tiến 57,14 42,86 0 Kết quả Khảo sát về vấn đề này ở một số trường THCS TPTH, chúng tôi rút ra nhận xét sau: Công tác bồi dưỡng đội ngũ GV trong những qua năm

đã được các trường quan tâm đúng mức và đã thu được những kết quả nhất định. Nội dung bồi dưỡng ngày càng đa dạng, linh hoạt phù hợp YỚi các điều kiện thực tế của đội ngũ GV trong đơn vị, hàng năm có một tỷ lệ nhất định GV được cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đồng thời đại đa số các GV đều tham gia lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức do Sở GD&ĐT triển khai. Đáng chú ý nhất là nội dung bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy và qua dự giờ phân tích giảng dạy. Điều này cũng dễ hiểu bởi cùng xu thế phát triển giáo dục hiện nay phương pháp giảng dạy là một trong những vấn đề được quan tâm. Qua khảo sát thực tế cho thấy việc đánh giá thực trạng tình hình đội ngũ GV vẫn chưa thường xuyên; kết quả có 40% số ý kiến đánh giá ở mức khá và 16,7% số ý kiến đánh giá ở mức trung bình. Đây là công việc bắt buộc đối YỚi CBQL trong việc quản lý. Thực tế cho thấy, có nắm bắt được tình hình thực trạng đội ngũ GV thì mới có được kế hoạch sử dụng và bồi dưỡng lao động đúng.

Một trong những giải pháp góp phàn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho GV là thông qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn. Thế nhưng, một số trường THCS vẫn không thực hiện thường xuyên và có 4,1% số ý kiến đánh giá kết quả thực hiện ở mức TB. Điều này chứng tỏ việc chỉ đạo nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa thật sự mang màu sắc chuyên môn, còn nặng về tính chất hành chính và chính bản thân GV cũng không coi trọng hoạt động này. Trong công tác bồi dưỡng giáo viên, thì thành tích đáng kể của các trường là tỷ lệ chuẩn và trên chuẩn ngày càng tăng. Đó là kết quả việc nhà trường tạo mọi điều kiện để GV tham gia hoàn thành tốt các khoá học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó, vẫn có 12,7% số ý kiến đánh giá hiệu trưởng chưa tạo điều kiện cho GV đi học nâng cao trình độ;

Tóm lại, công tác quản lý bồi dưỡng GV tuy đã được coi trọng và đầu tư. Song, bên cạnh đó, một số hiệu trưởng vẫn chưa có sự sáng tạo trong công tác này nên hiệu quả còn thấp, những tồn tại đó được thể hiện qua sơ đồ sau:

Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên

Tồn tại Nguyên nhân - GV chưa nhận thức đúng vê công tác

bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

- Hiệu quả công tác bồi dưỡng còn thấp, chưa góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ.

- Nội dung của công tác bồi dưỡng còn nặng về lý thuyết, hình thức bồi dưỡng còn đcm điệu.

- Thòi gian dành cho bồi dưỡng còn ít - Việc kiểm ừa, đánh giá công tác bồi dưỡng còn hình thức, chưa hiệu quả.

2.5.8. Nhân xét chung vê thưc trang quản lý hoat đông day hoc của• o • • o A </ • • O • </ •

hiệu trưởng trường THCS TP Thanh Hóa

Dựa vào phân tích, đánh giá thực trạng có thể rút ra:

+ẳ Những điểm mạnh

- Hầu hết CBQL và giáo viên nhận thức được tính cấp thiết của việc đổi

mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay: Để đáp ứng yêu càu đổi mới đó cần phải nâng cao hiệu quả thực hiện các chức năng quản lý HĐDH.

- Đội ngũ CBQL các trường có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, tận tuỵ tâm huyết YỚi nghề. Tất cả đều được bồi dưỡng về chính trị,

nghiệp vụ quản lý nhà trường THCS nên hầu hết đã nắm chắc, am hiểu công việc mình phụ trách, nhiều quản lý đã năng động, sáng tạo trong công tác.

- Chất lượng đạo đức của HS và chất lượng văn hoá ngày càng nâng lên, chất lượng mũi nhọn về HS giỏi tỉnh và tỷ lệ GV giỏi tỉnh luôn được giữ vững.

- c s v c và TBDH ngày càng được xây dụng, trang bị theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá.

- Huy động được sự quan tâm của chính quyền, của xã hội, của phụ huynh, từng bước phát huy nội lực của các trường học để tập trung vào việc nâng dần chất lượng dạy học

+ Những điểm yếu

- Nhận thức về đổi mới HĐDH ở các nhà trường từ Ban giám hiệu đến giáo viên còn dừng ở mức độ nhất định. Chưa tạo được sự chuyển đổi thực sự mạnh mẽ, chưa coi đổi mới trong hoạt động dạy học chính là khâu đột phá để nâng cao chất lượng dạy học.

- Công tác quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học, chuẩn bị bài lên lớp, giờ lên lớp, sinh hoạt tổ chuyên môn nặng về hình thức; chưa tích cực đổi mới, thiếu đi sâu vào chuyên môn, đồng thời chưa kịp thời điều chỉnh, uốn nắn những mặt hạn chế.

- Quản lý đổi mới phương pháp, đổi mới các hình thức tổ chức dạy học chưa thật sự đi vào chiều sâu, chưa thực hiện trên diện rộng.

- Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học chưa chặt chẽ dẫn đến hiệu quả các HĐDH chưa cao.

- Công tác bồi dưỡng GV còn mang tính hình thức, chưa chú ý chất lượng. - Còn lỏng lẻo và nhiều bất cập trong khâu quản lý bảo quản, sử dụng, khai thác và mua sắm thêm TBDH; thiếu tràm trọng trang TBDH hiện đại.

- Nhiều trường chưa xây dựng đủ phòng học kiên cố, hiện đại; phòng bộ môn, phòng chức năng chưa đạt chuẩn và còn thiếu nhiều.

- Kết quả huy động nguồn lực bên ngoài còn thấp.

+ Những thời cơ thuận lợi

- Công tác giáo dục trong điều kiện đổi mới GDPT đã được Đảng, chính quyền các cấp và nhân dân quan tâm nhiều hơn trước, tạo tiền đề để các trường nâng cao chất lượng HĐDH.

- Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên, phụ huynh ngày càng ý thức được tầm quan trọng của GD nên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS thành phố thanh hóa (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)