Thông tin (Information) là những gì có thể giúp con người nắm được về đối tượng mà họ quan tâm. Thông tin được coi là những tin tức thu nhận được từ đó người sử dụng tin tức đó để đưa ra các quyết định trong quản lý. Cho đến nay Thông tin vẫn còn là một khái niệm có nhiều quan điểm định nghĩa khác nhau, nhưng đều cơ bản thể hiện là tất cả những gì có thể cung cấp cho con người những hiểu biết về đối tượng được quan tâm trong tự nhiên và xã hội, về những gì đã và đang xảy ra trong không gian, thời gian về những vấn đề chủ quan và khách quan... nhằm giúp con người trên cơ sở đó đưa ra những quyết định. Thông tin bao hàm tất cả những thu thập có tính ghi chép thống kê, tổng kết, nhận định, dự báo, dự đoán, dự kiến, kế hoạch, chương trình. Trong thông tin nhiều khi cũng có thông tin chính xác khoa học khách quan, nhưng đôi khi có những thông tin thiếu chính xác (nhiễu, trái chiều).
Trong bất kỳ một tổ chức nào cũng có thể xác định 3 hệ thống. Hệ thống bị điều khiển (khách thể quản lý, đối tượng quản lý) thực hiện các hoạt động nhằm thi hành các quyết định, xác định bởi hệ thống điều khiển (chủ thể QL).
Hệ thống thông tin thực hiện sự liên hệ giữa hai hệ thống trên, đảm bảo cho tổ chức hoạt động đạt được các mục tiêu đã đặt ra.
về thông tin ta có thể mô tả qua sơ đồ sau (1.7)
Hệ thống Thông tin trong một tổ chức nó bao gồm nhiều hệ con, cấu trúc của hệ thống thông tin cũng có nhiều khác nhau, hiện nay người ta đã xác định thông tin đó là một trong những nguồn lực cơ bản.
l ắ5ắ2ắ Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin IC (Information Technology) là công nghệ đòi hỏi cho các quá trình thông tin. Cụ thể là việc sử dụng máy tính điện tử, các phần mềm, sắp xếp, lưu trữ, đặc biệt là truyền dẫn.
người này YỚi người khác thông qua những tín hiệu, ký hiệu có ý nghĩa.
Đối với giáo dục thông tin có một vị trí cực kỳ quan trọng và nó thường được thực hiện qua 5 thành phần cơ bản sau: Người gửi (nguồn phát), Tin tức (nội dung), kênh truyền (phương tiện), người nhận (nguồn thu), phản hồi.
1.5.3 Các yêu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học
Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, nâng cao và ứng dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển CNTT của đất nước. CNTT sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của trường học nói chung và nghiệp vụ quản lý của người hiệu trưởng nói riêng. Bên cạnh đó, với khả năng chia sẻ cơ sở dữ liệu và trang thiết bị CNTT trong nhà trường có thể tận dụng một cách hiệu quả cho cả 3 đối tượng trong nhà trường đó là người quản lý, giáo viên và học sinh. Với chủ trương ứng dụng CNTT sâu rộng trong nhà trường, CNTT sẽ trở thành tài sản chung của nhà trường.
1.5.3.1 Những ứng dụng CNTT cơ bản trong nhà trường+ CNTT trong nghiệp vụ quản lý + CNTT trong nghiệp vụ quản lý
Đây là mảng ứng dụng CNTT phục vụ cho công tác của quản lý nhà trường. Nhu cầu về trang thiết bị CNTT được xét bao gồm trang thiết bị, phần mềm và cơ sở dữ liệu trong tổng thể công việc quản lý nhà trường.
Trong quản lý CNTT có thể kể ra một số ứng dụng sau:
- Quản lý tài sản tài chính liên quan tới học sinh , kế toán, thủ quỹ. - Quản lý nhân sự. liên quan tới hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên.
- Quản lý học sinh liên quan đến nhiều thành viên trong nhà trường và rất nhiều ứng dụng khác không thể thiếu trong công tác quản lý trường học.
+ ứ n g dụng CNTT trong hoạt động dạy, học
Ngày nay YỚi sự phát triển về khoa học công nghệ đặc biệt là các phần mềm tiện ích trong việc trình chiếu và giảng dạy thì việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy lại cần thiết và phát triển ngày càng cao và đó là phương tiện
không thể thiếu trong giảng dạy.
Hoạt động học của học sinh về CNTT là một nhu cầu rất lớn, ngày càng có nhiều phương tiện, phần mềm hỗ trợ rất tốt cho việc học tập của học sinh.
1.6 Giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS*Giải pháp là gì? *Giải pháp là gì?
Theo từ điển tiếng việt, NXB khoa học xã hội năm 2005 do Hồ Lê, hiệu đính, có ghi. Giải pháp là phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó.
* Giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS
Giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS là phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể trong quản lý hoạt động dạy học ở nhà trường. Tùy theo từng nội dung, điều kiện, đối tượng và mục đích mà ta lựa chọn và sử dụng các giải pháp cho thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà trường. Quá trình dạy học được thực hiện một cách liên tục, có hệ thống theo những chương trình nhất định trong trường học. Nguồn nhân lực có đào tạo là yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội. Đối với mỗi đom vị trường học chất lượng là sự sống còn của mình là tiêu chí chính để đánh giá hiệu quả giảng dạy và quản lý. Do vậy quản lý hoạt động dạy học là cốt lõi của quản lý trường học, là mối quan tâm thường xuyên của người quản lý nhà trường.
Để làm tốt công tác quản lý dạy học thường ta phải chú ý đến các vấn đề cụ thể như công tác tổ chức, kế hoạch, quản lý học sinh, và kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh... Nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng nhu càu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục.
Các nhà QLGD từ cơ sở, các nhà giáo dục, các chuyên gia... là người có trách nhiệm tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ.
v ề phương pháp: Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo phù hợp YỚi đặc điểm của từng lớp học, môn học. Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, sự hứng thú cho học sinh.
1.7. Hiệu trưởng với vai trò quản lý các hoạt động dạy học trongquá trình đổi mới phương pháp dạy học. quá trình đổi mới phương pháp dạy học.
Luật giáo dục có ghi: . Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm.
Điều 19 Điều lệ trường trung học qui định Hiệu trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: [3]
Tổ chức bộ máy nhà trường.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học.
Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh; QLCM; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên.
Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh.
Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện Qui chế dân chủ trong hoạt động của trường
Được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng chế độ hiện hành Đặc biệt với chủ đề năm học 2009-2010 là “ Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”. Ngoài việc đổi mới trong công tác quản lý thì làm sao để có thể nâng cao chất lượng giáo dục? Đó là một vấn đề, để nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết phải đổi mới phương pháp dạy học.
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã được đặt ra từ lâu và đối với tất cả các cấp học trong hệ thống giáo dục phổ thông, tò khi chúng ta tiến hành đổi mới chương trình và SGK thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trở thành một yêu càu cấp thiết, nhưng nó vẫn còn có nhiều vấn đề càn phải tập trung giải quyết tốt hom từ vấn đề cơ sở vật chất, trang thiết bị đến khả năng sử dung các trang thiết bị cũng như khả năng tiếp cận với phương tiện hiện đại của một bộ phận cán bộ giáo viên đồng hành YỚi việc ngại thay đổi. Đó là một việc nặng nề mà người hiệu trưởng phải thực hiện. Trong việc đổi mới PPDH đòi hỏi người hiệu trường phải đi đầu trong việc áp dụng các phương pháp dạy học đồng thời phải xây dựng được các trang thiết bị dạy học để phục
vụ cho việc đổi mới PPDH của nhà trường mình, trong quá trình đó phải tìm ra các giải pháp, biện pháp phù hợp YỚi từng hoàn cảnh, thời điểm cụ thể.
Quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động này thì người quản lý cần chú ý tới việc quản lý hoạt động học của học sinh. Hiệu trưởng căn cứ vào tình hình cụ thể của nhà trường mà đề ra các biện pháp giáo dục thái độ, động cơ học tập, xây dựng nề nếp, nội quy học tập thống nhất trong toàn trường.
CHƯƠNG 2.
T H ựC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THCS TP THANH HOÁ TỈNH THANH HOÁ
2.1 .Khái quát giáo dục Thanh Hóa.
Thanh Hóa là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ cách thủ đô Hà nội 150 km về phía nam, có diện tích 11.163,34km2 , đứng thứ năm trên toàn quốc và chiếm 3,4% diện tích cả nước. Dân số 3,4 triệu người, đứng thứ 3 toàn quốc và chiếm 3,96% số cả nước (số liệu 01/04/2009). Thanh hóa là cửa ngõ giao lưu của nhiều vùng kinh tế, có điều kiên tự nhiên đa dạng và phong phú, có tiềm năng lớn về du lịch và phát triển kinh tế. Thanh Hóa có 27 huyện thị và thành phố ( trong đó 11 huyện miền núi- dân số và diện tích của các huyện miền núi lớn hơn nhiều tỉnh miền núi khác)
v ề giáo dục (năm học 2008-2009) cả tỉnh có 2155 trường với 809.122 học sinh (HS), trong đó có 522 trường mầm non, 727 trường tiểu học, 649 trường THCS, 102 trường THPT. Trong đó số trẻ đến trường so với năm 2008 tăng gàn 7%, số học sinh tiểu học 242.706 (HS); THCS 239.866 (HS); THPT 143.649 (HS) số học sinh giảm khoảng 5% so YỚi năm trước. Đến ngày 31/7/2009 toàn tỉnh có 584/2127 trường đạt chuẩn quốc gia ( trong đó Mầm non có 11 trường, Tiểu học có 384 trường; THCS có 81 trường; 8
trường THPT) tăng 47 trường so YỚi năm học 2007-2008, phấn đấu trong năm 2009 tăng thêm 47 trường.
Toàn ngành có 54.768 cán bộ giáo viên (GV) trong đó: Mầm non có 12.079 người; Tiểu học có 16.894 người; THCS có 18978 người; THPT có 5974 người, số giáo viên chuẩn và trên chuẩn đạt trên 98%. Đội ngũ cán bộ quản lý: Mầm non có 1.722 cán bộ QL; Tiểu họcl.738 cán bộ QL; THCS có 1341 cán bộ QL; THPT có 286 cán bộ QL. 100% cán bộ QLGD các cấp đều đạt chuẩn và trên chuẩn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và quản lý nhà trường, có phẩm chất đạo đức tốt, năng động sáng tạo trong việc tổ chức quản lý và lãnh
đạo các hoạt động giáo dục trên địa bàn. {nguồn SGD&ĐT)
2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kỉnh tế - xã hội và truyền thống lịch sử văn hoá của thành phổ Thanh Hoá tỉnh Thanh Hoáắ
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Thanh Hoá là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của tỉnh Thanh Hoá, có địa giới: phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Đông Sơn, phía Đông Bắc ngăn cách với huyện Hoằng Hoá bởi Sông Mã, phía Đông và phía Nam giáp với huyện Quảng Xương. TPTH cách thủ đô Hà Nội 150 km về
phía Bắc, cách bờ biển sàm Sơn 16 km về phía Đông. Diện tích tự nhiên
58,58 ha, trong đó diện tích canh tác 40,78 ha.
Địa hình của TPTH và vùng phụ cận thì cảnh quan nơi đây gồm có: núi, sông, ao, hồ, đồng mộng... chúng được đan xen nhau tạo nên một phong cảnh thật hữu tình.
v ề khí hậu, TPTH nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hằng năm thời tiết
phân biệt hai mùa rõ rệt. Nhiệt độ cao, số ngày nắng dồi dào, đủ nhiệt cần thiết cho yêu cầu gieo trồng, sinh trưởng động thực vật và vừa thuận tiện trong thu hoạch. Bên cạnh thuận lợi cũng có hạn chế là thời tiết thường chuyển đột ngột, thất thường gây bất ổn định cho đời sống nhân dân.
Với đặc điểm địa lý tự nhiên như trên, có điều kiện về phát triển một nền kinh tế toàn diện. Song cũng đòi hỏi nhân dân TPTH phải nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo, đồng thời phải có kiến thức, trình độ nhất định về các mặt để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội,
2.2.2. Điều kiên kỉnh tế- xã hôi• •
Trải qua dòng lịch sử, kinh tế TPTH chủ yếu đi lên bằng các ngành nghề chính là: thủ công nghiệp, tiểu thương mại và nông nghiệp. Trong những năm gần đây, các ngành nghề như Thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dụng cơ bản, vận tải đã có bước phát triển tốt. Cơ cấu kinh tế đang được chuyến đổi theo hướng tích cực. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng và phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao.
Với đặc điểm tự nhiên, đất đai, dân số, TPTH có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện vững chắc. Trong thời gian gàn đây, kinh tế - xã hội TPTH đã có bước phát triển khá toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ, cơ sở hạ tàng kỹ thuật được tăng cường, đời sống nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên, so với tình hình chung của cả nước thì TPTH vẫn còn là một thành phố trẻ, kinh tế chưa phát triển mạnh bằng các thành phố lớn. Thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng 70 - 75% mức bình quân chung của nước.
2ắ2ắ3ế Truyền thống lịch sử văn hoá
Tỉnh Thanh Hoá nói chung, thành phố Thanh Hoá nói riêng là một trong những cái nôi của lịch sử loài người. Tại đây có nhiều di chỉ ghi lại dấu vết xưa của người nguyên tìiuỷ. v ề niên đại, các nhà khoa học Việt nam và thế giới đều thừa nhận trống đồng Đông Sơn , có niên đại xưa nhất vào khoảng đầu thiên niên kỷ I trước công nguyên, số hiện vật tìm thấy trên địa bàn Đông Sơn khá phong phú và rất đa dạng. Riêng trống đồng đã tìm được 23 chiếc trên 56 chiếc toàn tỉnh và 176 chiếc toàn quốc, đó là một con số đáng kể. Bên
cạnh trống đồng Đông Sơn, còn phát hiện được 169 mộ cổ trong đó có 60 mộ thuộc giai đoạn này,
2.2.4. Những thuận lọi và khó khăn về văn hoá - xã hội ảnh hưởng đến phát triển giáo dục và đào tạo
2.2.4.1. Thuân loi• •
TPTH là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của tỉnh, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, nền kinh tế và đời sống nhân dân ngày càng phát triển. Đây là một địa phương có truyền thống văn hoá lâu đời, có nguồn nhân lực dồi dào, mặt bằng dân trí tương đối cao trong tỉnh, nhân dân có ý thức phát huy truyền thống văn hoá, truyền thống hiếu học của quê hương đất nước có nhiều điều kiện cho giáo dục.
2.2.4.2. Khó khăn
Thành phố Thanh Hoá theo định hướng quy hoạch phát triển sẽ được mở rộng về phía Bắc, phía Đông và phía Nam (qui hoạch đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt và công bố ) nhưng phàn lớn dân cư các vùng được mở rộng hiện tại đều là vùng nông nghiệp, số lượng người dân sống bằng nghề nông nghiệp sẽ tăng lên trong giai đoạn đầu. Điều kiện ăn ở, sinh hoạt của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học của các địa phương còn hạn chế. Trong khi đó nhu càu về đàu tư