Đảm bảo tính quản lý chỉ đạo theo quy định:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS thành phố thanh hóa (Trang 61)

Việc quản lý các nhà trường nói chung và nhà trường THCS nói riêng và hơn nữa các trường THCS trên địa bàn TPTH phải nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, nó phải đảm bảo tính toàn diện, tính nguyên tắc quản lý của nhà nước trong giáo dục. Các HĐGD và giảng dạy của nhà trường phải tuân theo sự quản lý của luật pháp, quy định hiện hành và có tính thống nhất trên toàn quốc, có sự lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền theo sự phân cấp quản lý.

3ếl ế2 Đảm bảo tính đồng bộ của các giải phápẻ

Bản chất của quá trình quản lý con người có những vấn đề rất đa dạng, phong phú và phức tạp. Do vậy trong việc quản lý của hiệu trưởng nhà trường phải tập trung vào các việc sau: Lập kế hoạch chỉ đạo hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, điều hành hoạt động dạy và học cũng như các hoạt động phục vụ công tác dạy học, các hoạt động nhằm tạo ra kỷ cương nề nếp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tạo ra được môi trường giáo dục lành mạnh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Đảm bảo tính đồng bộ của các giải pháp phải chú ý đến các yếu tố tác động tham gia vào giải pháp như đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất - thiết bị dạy học. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp mới phát huy thế mạnh của tòng

giải pháp trong việc nâng cao chất lượng dạy học.

3ếl ế3 Đảm bảo tính thực tiễn của các giải phápắ

Các giải pháp phải thể hiện và cụ thể hoá đường lối , phương châm giáo dục của Đảng, định hướng chiến lược về phát triển giáo dục. Căn cứ vào tình

hình thực tiễn của nhà trường - đom vị để xây dựng các giải pháp.

Tính thực tiễn phải dựa vào điều kiện TN-XH của địa phương, đội ngũ nhân lực của người dạy, người học và phải dựa vào điểm xuất phát để xây dựng đích đến. Các giải pháp đưa ra không được quá cao xa hoặc không được quá thấp, phải làm sao để mọi người có sự cố gắng vươn lên để thực hiện.

Xuất phát từ tính thực tiễn cũng như các yêu cầu về mục đích của việc nâng cao chất lượng dạy học từ các giải pháp đưa ra phải có tính khả thi cao. Từ đó người hiệu trưởng phải có quy trinh quản lý từ các khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo kiểm tra, đánh giá và các giải pháp phải được kiểm nghiệm, điều chỉnh để hoàn thiện dần.

3.2 Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng cáctrường THCS thành phố Thanh Hóa trường THCS thành phố Thanh Hóa

3ế2ắl Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đứcắ

Đây là một công tác quan trọng hàng đầu, nó là kim chỉ nam cho mọi hành động, nhận thức đúng thì hành động đúng. Nó phù hợp với xu thế giáo dục mới là nhằm phát triển con người toàn diện bao gồm cả đức và tài. Như cha ông ta đã nói “Tiên học lễ, hậu học văn”.

Giáo dục chính trị tư tưởng phẩm chất đạo đức có một tàm quan trọng trong nhà trường. Nhận thức chính trị của các thành viên trong nhà trường mà chủ yếu là nhận thức về chủ trương đường lối chính sách của Đảng,nhà nước về kinh tế - xã hội mà đặc biệt là về giáo dục. Từ đó sẽ tạo ra cách nhìn nhận cũng như cách tiến hành các hoạt động đồng bộ đúng hướng và hiệu quả.

Nghị quyết trung ương 2 khoá VIII có nêu: “ người cán bộ có phẩm chất chính trị tốt, vững vàng, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có tinh thần sáng tạo, phấn đấu thực hiện tốt đường lối đổi mới của Đảng, dám đấu tranh với những quan điểm sai trái. Có ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn đoàn kết nội bộ, có quan hệ mật thiết với nhân dân. Có năng lực trình độ và sức khoẻ, có phong cách làm việc khoa học, đạt được hiệu quả thiết thực” Để làm tốt các công việc này ta càn đi vào các nội dung sau đây:

- Mục đích: Công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức phẩm chất cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường nhằm: nâng cao ý thức giác ngộ chính trị, chủ yếu là nhận thức về chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao nhận thức về những quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vị trí, vai trò, nhiệm vụ,

mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, mục tiêu, phát triển của giáo dục nói chung và của nhà truờng nói riêng.

- Nội dung: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường, tạo động lực tinh thần cho họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Tuyên truyền, tổ chức học tập, quán triệt các tinh thần, các nghị quyết của trung ương, điạ phương, luật giáo dục về sự nghiệp đổi mới giáo dục, các cuộc vận động và các phong trào trong giáo dục, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên nói chung và người quản lý nói riêng trước yêu cầu, nhiệm vụ của ngành, của nhà trường từ đó đưa nhà trường phát triển.

- Cách tiến hành: Ngoài việc tập trung vào các công tác chính trị theo chủ trương chung của đom vị chúng ta phải:

Chú ý giáo dục truyền thống tốt đẹp về địa phương về nhà trường, đồng thời với việc xây dựng mối đoàn kết nhất trí, tạo bàu không khí dân chủ thực sự trong các nhà trường, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, ý thức tự giác, phấn đấu nâng cao chất lượng vê mọi mặt trong đó chú ý đến chuyên môn. Để làm tốt công tác này ngay tò đầu năm học nhà trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập chính trị về các chủ trương chính sách, về nhiệm vụ năm học, quán triệt việc thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cuộc vận động “Hai không với bốn nội dung” “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực gắn liền với cuộc vận động xây dựng “Đô thị văn minh, công dân thân thiện”. Phát động các phong trào thi đua trong năm học như: Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập đoàn TNCS Việt Nam 26/3... và các cuộc vận động lớn.

Thông qua các phong trào thi đua để làm tốt công tác chuyên môn, thúc đẩy phong trào học tập, tu dưỡng của học sinh. Qua các phong trào thi đua có khen thưởng cho những cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào.

- Điều kiện thực hiện: Nhà trường cụ thể hoá các đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, nhiệm vụ của ngành học, cấp học, các chỉ thị của địa phương và kế hoạch của nhà trường bằng các công việc cụ thể, bằng các chỉ tiêu nhiệm vụ cho từng thành viên. Khi xây dựng các chỉ tiêu, kế hoạch và giao nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng thành viên phải chú ý đến điều kiện để thực hiện các công việc đề ra.

3.2.2 Xây dựng và quản lý đội ngũ giáo viên

Giáo viên chính là một nhân tố quyết định chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học trong nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng. Vậy để chất lượng dạy học được nâng lên thì trước hết phải có đội ngũ giáo viên tốt đó là đủ về số lượng, chủng loại, đảm bảo chất lượng.Việc xây dựng và quản lý đội ngũ giáo viên có tàm quan trọng to lớn. nó quyết định trực tiếp đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Chỉ thị 40-CT/TW của ban bí thư đã xác định: “ Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý được chuẩn hoá, đảm bảo chất lương, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm, tay nghề nhà giáo thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước”

Khi có được chất lượng giáo viên tốt thì việc bám vào nội dung chương trình, sử dụng phương pháp, phương tiện được dễ dàng hom, từ đó học sinh được tiếp thu kiến thức tốt hom. Các nôi dung, phương pháp, phương tiện phải được sử dụng linh hoạt, phù hợp.

Xây dựng đội ngũ giáo viên là công việc lâu dài nó đòi hỏi người quản lý phải dày công và có nhiều giải pháp. Đe làm được điều này, người hiệu trưởng nhà trường nên tập trung vào một số việc sau đây:

Cách làm: Hàng năm căn cứ vào kế hoạch phát triển nhà trường để có kế hoạch sử dụng biên chế. Nhưng hiệu trưởng nhà trường phải tránh sự phụ

thuộc, bị động mà phải chủ động trong việc bố trí chuyên môn, đó là thực hiện bố trí chuyên môn, kiêm nhiệm trong đội ngũ giáo viên nhà trường.

- Tạo điều kiện để giáo viên đi học tập, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng. Bên cạnh phân công giáo viên có năng lực kinh nghiệm phải chú ý đến việc kèm cặp, đào tạo kế cận để sẵn sàng tham gia.

- Bên cạnh đó phải tạo điều kiện để giáo viên say mê công việc và phát huy được năng lực sở trường, khuyến khích động viên, khen thưởng kịp thời.

Trong trong nhà trường người hiệu trưởng đã có trong tay các qui chế, qui định về việc quản lý, điều hành và sử dụng lao động của giáo viên thông qua luật lao động, luật cán bộ công chức viên chức, điều lệ nhà trường và thông thư hướng dẫn định mức giờ dạy của giáo viên ngoài ra nó còn có các qui định ràng buộc khác, do vậy trước hết chúng ta phải bám vào qui chuẩn để xây dựng và điều hành giáo viên. Bên cạnh đó thì việc sử dụng đúng người đúng việc sẽ tạo ra một kết quả tốt hom.

3.2.2.1 Hoàn thiên công tác tỗ chức để chỉ đao day hoc• O • • V •

Đối với nhà trường trong việc thực hiện chuyên môn thì phó hiệu trưởng có vai trò và trách nhiệm rất lớn (phó hiệu trưởng là người giúp việc cho hiệu trưởng ) chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và trước cấp trên về công việc của mình. Do vậy hiệu trưởng càn tạo điều kiện cho phó hiệu trưởng làm tốt một số nội dung công việc sau:

- Dự thảo kế hoạch chuyên môn. - Chỉ đạo các hoạt động dạy và học.

- Tổ chức công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

- Chỉ đạo các hoạt động phục vụ dạy và học, các phong trào thi đua trong nhà trường. Tất cả YỚi phương châm làm tốt công tác chuyên môn

3.2.2.2 Kiện toàn tồ chức các tồ, nhóm chuyên môn.

Trong hoạt động dạy và học trong nhà trường thì vai trò của các nhóm, tổ chuyên môn là rất quan trọng.

Tổ chuyên môn là nơi trao đổi, triển khai các Yấn đề cụ thể đến từng bộ môn, từng tiết dạy. Do vậy vai trò của tổ trưởng chuyên môn rất quan trọng. Tổ trưởng chuyên môn phải là người có trình độ chuyên môn cao, có năng lực sư phạm, có uy tín, xứng đáng là cánh chim đầu đàn của tổ. Nhưng tổ trưởng không thể làm tốt hết được mọi việc trong tổ YÌ thế phải có cốt cán, mũi nhọn ở từng môn, từng khối và chính là những người tham mưu cho hiệu trưởng trong việc điều hành chuyên môn.

Ngoài ra hiệu trưởng còn phải chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức phối họp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như hội cha mẹ học sinh, công đoàn, đoàn đội, để tạo ra các hoạt động trong trường sôi nổi, nhịp nhàng, tò đó làm cho hoạt động chuyên môn trong trường sôi nổi, hiệu quả hom.

3.2.2.3 Phân công công tác và giao trách nhiệm.

Hiệu trưởng là người đứng đàu nhà trường thay mặt cấp trên để điều hành quản lý nhà trường nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường, nên hiệu trưởng phải có trách nhiệm giao việc cho cán bộ giáo viên và các tổ chức. Nếu giao việc, giao nhiệm vụ được đúng người đúng việc thì sẽ phát huy được năng lực cá nhân và tạo được hiệu quả công việc cao. Tuy nhiên ngoài việc giao nhiệm vụ thì còn phải có cách nhìn nhận đánh giá và để cho người được giao nhiệm vụ phải có sự cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ.

Trong quá trình quản lý dạy học hiệu trưởng phải chú ý bồi dưỡng giáo viên, để giáo viên đạt được trình độ ngày một cao hom đó là về chuyên môn, tin học, ngoại ngữ... và đặc biệt là kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại và việc phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi. Một công tác quan trọng đó là giúp đỡ người mới vào ngành.

3.2.3. Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng3.2.3.1 Xây dựng nề nếp dạy học 3.2.3.1 Xây dựng nề nếp dạy học

Quản lý nề nếp dạy học là một quá trình tổ chức, tác động điều phối nhằm chuyển hoá những yêu cầu khách quan mang tính chất hành chính của quá

trình dạy học thành ý thức tự giác tự chủ và tự quản, tinh thần trách nhiệm cá nhân và cộng đồng trong tập thể nhà trường.

Hình thành hành vi, thói quen làm việc có tổ chức, có kỷ luật, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, chấp hành nghiêm các nội quy, quy định trong nhà trường.

Xây dựng nhà trường một tập thể có độ ổn định về tổ chức, hoạt động sư phạm cũng như về tinh thần, đời sống, có sự gắn bó, đoàn kết hợp tác YỚi nhau trong công việc một cách nhịp nhàng.

* Giải pháp xây dựng nền nếp dạy học

+ Tác động về mặt nhận thức:

Nâng cao sự hiểu biết, quán triệt các văn bản pháp quy của nhà trường và tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các văn bản cho giáo viên để giáo viên nắm, từ đó họ hiểu được các việc họ phải làm, phải thực hiện do đó mà ý thức

trách nhiệm YỚi công việc được nâng cao.

Một số văn bản gắn liền YỚi việc thực hiện nề nếp dạy học như: Chỉ thị, 40 CT/TW, chỉ thị về việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cuộc vận động “Hai không với bốn nội dung” “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, luật giáo dục, điều lệ nhà trường, quy chế, quy định của nhà nước về giáo dục. Quy chế, quy định của nhà trường, chỉ thị về việc thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp có thẩm quyền, các chế độ chính sách đối với nhà giáo, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường.

Để thực hiện tốt những điều trên hiệu trưởng càn có sự quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá một cách linh hoạt và hiệu quả.

- Chỉ đạo thực hiện nề nếp dạy học:

Đe nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, điều quan trọng trước tiên là các nhà trường phải xây dựng cho được nề nếp kỷ cương trong mọi lĩnh vực

trứơc hết là: Tất cả phải thực hiện theo đúng nội dung chương trình, đúng đủ theo phân phối chương trình, theo kế hoạch giảng dạy. Cải tiến phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh (lấy học sinh làm trung tâm), chú ý phát hiện và bồi dưỡng học sinh.

Thực hiện đầy đủ quy chế chuyên môn như họp hành, sinh hoạt chuyên môn, chấm chữa bài, kiểm tra cho điểm

Hiệu trưởng phải chỉ đạo việc thực hiện chương trình, việc lên lớp thông qua thời khoá biểu. Chỉ đạo việc làm hồ sơ, giáo án, hồ sơ phải đầy đủ, khoa học, có chất lượng. Giáo án phải thể hiện đầy đủ các nội dung bài học cần truyền đạt cho học sinh và phải phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Chỉ đạo việc sinh hoạt chuyên môn: sinh hoạt chuyên môn mà sinh hoạt

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS thành phố thanh hóa (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)