AN TOÀN XÍ NGHIỆP – VỆ SINH VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất thạch dừa với năng suất 40 đvspca và necta xoài với năng suất 12 tấn nguyên liệungày ( full bản vẽ ) (Trang 114 - 118)

- Lượng hơi dùng trong 1 h: 165 x6 = 990 (kg/h).

AN TOÀN XÍ NGHIỆP – VỆ SINH VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

CHỐNG CHÁY NỔ

9.1. Vệ sinh xí nghiệp

Trong các nhà máy sản xuất thực phẩm nói chung và sản xuất đồ hộp nói riêng, vấn đề vệ sinh xí nghiệp vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm , đến sự ô nhiễm môi trường và sức khoẻ của công nhân.

Nguyên nhân chính của sự ô nhiễm trong nhà máy do quá trình xử lý cùng với lượng nước thải lớn có chứa nhiều tạp chất hữu cơ, là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển. Bên cạnh đó sản phẩm được làm ra dự trữ thời gian khá lâu, nếu bị nhiễm vi sinh vật làm hư hỏng nặng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, làm giảm giá trị sử dụng và nếu có độc tố sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng, có khi nguy hiểm đến tính mạng và làm mất uy tín của nhà máy.

9.1.1. Vệ sinh cá nhân của công nhân

Vấn đề này yêu cầu phải cao, đặc biệt là công nhân sản xuất chính ,công nhân không được để móng tay dài, khi vào sản xuất phải mặc đồng phục của nhà máy, đeo khẩu trang, mang găng tay, đi ủng. Sau giờ tạm nghỉ, trước khi đi vào sản xuất phải vệ sinh chân tay sạch sẽ rồi mới được vào phân xưởng.

Thực hiện tốt chế độ khám sức khoẻ cho công nhân định kì 6 tháng 1 lần, không để người đau ốm, nhất là những người mắc bệnh truyền nhiễm ra vào khu vực sản xuất.

9.1.2.Vệ sinh máy móc, thiết bị, nền nhà

Máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, vì vậy cần có chế độ vệ sinh như sau:

- Máy móc làm việc như: băng tải, máy xé, máy chần, máy chà, máy ép, máy đồng hoá, máy rót, máy ghép mí, máy gia nhiệt cần phải vệ sinh định kì và thường xuyên trước khi vào ca, khi nghỉ giữa ca. Phải vệ sinh rửa lau chùi sạch sẽ, nhất là các bộ phận hoạt động tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.

SVTH: Nguyễn Tấn Đạt – Lớp 09H2A

- Dụng cụ làm việc như: Dao, khay đựng…..phải vệ sinh sạch sẽ. Sắp xếp gọn gàng trước và sau khi làm việc xong, dao, khay nhôm cần sát trùng trước mỗi ca làm việc. mà cứ 2 giờ thì lại dội bàn và tráng lại bằng nước sôi một lần nữa.

- Máy móc, nền nhà phải vệ sinh sạch sẽ hàng ngày cuối mỗi ca sản xuất, vì sản phẩm dễ bị nhiễm vi sinh vật gây ô nhiễm nhà máy.

- Nền nhà xưởng được cọ rửa bằng Ca(OH)2 hoặc nước xà phòng và hệ thống nước thải phải tuyệt đối bảo đảm.

9.1.3. Thông gió bão hoà nhiệt độ

Đảm bảo mức độ thoáng và có điều hoà nhiệt độ giúp cho công nhân làm việc năng suất cao, dẫn đến chất lượng sản phẩm tốt. Nếu lượng nước cung cấp không đủ dùng thì chế độ vệ sinh không đảm bảo, còn nếu chất lượng nước không đạt yêu cầu thì làm giảm chất lượng sản phẩm.

Vì vậy nước cấp phải đạt chất lượng và số lượng yêu cầu cầu cho từng bộ phận làm việc. Hệ thống dẫn nước thải đặt ngầm để tránh nhiễm khuẩn cho sản phẩm, sau đó dẫn ra hệ thống cống chính của tỉnh.

9.1.4. Xử lý phế liệu của quá trình sản xuất

Phế liệu của quá trình sản xuất như vỏ dừa nhanh chóng chuyển ra khỏi nhà máy, bán cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc và phân bón gần đó. Việc này phải hợp đồng chặt chẽ và giải quyết kịp thời tránh ứ đọng gây ô nhiễm vi sinh vật cho sản phẩm.

9.2. An toàn lao động

Vấn đề an toàn lao động được đề cập và chú ý đúng mức, nó được đưa vào một trong những tiêu chuẩn thi đua hàng đầu. Vì có như vậy, năng suất lao động mới cao, giá thành sản phẩm hạ.

Ở các vị trí đứng máy, cần có bảng nội quy vận hành máy. Công nhân vận hành máy cần trang bị đầy đủ bảo hộ lao động. Ở các bộ phận chuyển động của máy cần có che chắn tránh tai nạn. Công nhân làm việc trong xưởng phải có găng tay và mang ủng.

9.2.1. An toàn làm việc với thiết bị đun nóng

Muốn bảo đảm an toàn lao động, các công nhân làm việc ở các thiết bị này cần chú ý tuân thủ theo các điều kiện bảo hộ lao động và một số thao tác sau:

SVTH: Nguyễn Tấn Đạt – Lớp 09H2A

- Chú ý dung dịch phải ngập ống phun hơi, không để nước nóng chảy tràn ra ngoài thiết bị.

- Quan sát và hiệu chỉnh các van an toàn, mỗi ca ít nhất 2 lần.

- Đối với các thiết bị dùng hơi, không để áp lực hơi vượt quá phạm vi cho phép của thiết bị, dễ gây nổ, đổ vỡ thiết bị.

- Trước khi cho hơi vào nồi phải mở van tháo hết nước ngưng ra.

9.2.2. An toàn lao động khi vận hành máy móc

Công nhân khi vận hành phải kiểm tra lại toàn bộ các bộ phận, xem có gì hư hỏng không, nếu có phải kịp thời sửa chữa, tránh xảy ra tai nạn trong khi làm việc.

Tuyệt đối thực hiện đúng các chức năng của mình, mỗi công nhân đứng máy phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về máy của mình. Cần tránh hiện tượng nhờ người khác xem hộ, sẽ xảy ra tai nạn do không hiểu nguyên tắc hoạt động của máy.

9.2.3. An toàn về điện

Thường xuyên kiểm tra các lớp bao bọc cách điện, kiểm tra các mối dây nối với các thiết bị. Khi máy móc có hư hỏng về điện, công nhân sản xuất không được tự tiện sữa chữa

Nội quy sử dụng điện cần phải thiết lập và phổ biến rộng rải trong công nhân. Để đảm bảo an toàn với hiện tượng sấm sét, đặt cọc thu lôi ở vị trí cao trong nhà máy như tháp nước, trạm biến áp. Các đường dây móc đèn bảo vệ phải cách hàng cây ít nhất 3m trở lên và cần dây bọc.

Đối với công nhân sản xuất phân xưởng chính, cần có chế độ chiếu sáng hợp lý cho sản xuất về ca đêm vì công nhân ở các khâu xử lý nguyên liệu cần đòi hỏi sự phân biệt cao về màu sắc, trạng thái.

9.3. Phòng chống cháy nổ

Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có 2 mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 9, mùa này có tốc độ gió 2-5 m/s nên việc chống cháy nổ rất cần thiết.

Do vậy khoảng cách giữa các nhà phải thích hợp, đường giao thông trong nhà máy phải bảo đảm không tắc khi có sự cố xảy ra. Phương tiện phòng chống cháy là các vòi cứu hoả, bình CO2 và các dụng cụ khác. Cần thành lập đội cứu hoả, các dụng cụ cứu hoả càn bố trí gần nơi dễ xảy ra sự cố. Hệ thống vòi cứu hoả của nhà máy được thiết kế với số vòi là 4 vòi và lượng nước có thể cứu hoả trong 3 giờ.

SVTH: Nguyễn Tấn Đạt – Lớp 09H2A

KẾT LUẬN

Với những điều kiện phát triển của ngành sản xuất như trên : Nguồn nguyên liệu sẵn có rẻ tiền, thị trường phong phú và rộng lớn, việc xây dựng một nhà máy sản xuất thạch dừa và necta xoài là một điều hoàn toàn đúng đắn.

Qua ba tháng làm việc thiết kế, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.S Trần Thế Truyền, và những kiến thức của bản thân tích lũy được trong 5 năm học, tôi đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài : “ Thiết kế nhà máy sản xuất thạch dừa với năng suất 40 đvsp/ ca và necta xoài với năng suất 12 tấn nguyên liệu/ ngày”.

Trong đồ án này, tôi đã cố gắng đưa ra các vấn đề chính để thiết kế một nhà máy: Lập luận kinh tế kĩ thuật, nguyên liệu, dây chuyền sản xuất, thiết bị , và một số tính toán khác về xây dựng, hơi nước, v..v. Đồng thời qua đó tôi cũng đã học hỏi tìm hiểu được rất nhiều về các kiến thức chuyên ngành về : Thiết kế một nhà máy sản xuất thực phẩm, cách tính toán chọn thiết bị và bố trí thiết bị trong nhà xưởng, hoàn thiện các khả năng về word, excel, autocad v..v.

Tuy nhiên, do thời gian có hạn và vốn kiến thức bản thân còn hạn chế, không tránh được những sai sót trong quá trình làm đồ án, rất mong được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn để tôi có thể hoàn thiện được đồ án của mình.

Đà Nẵng ngày 17 tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Tấn Đạt

SVTH: Nguyễn Tấn Đạt – Lớp 09H2A

MỤC LỤC

SVTH: Nguyễn Tấn Đạt – Lớp 09H2A

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất thạch dừa với năng suất 40 đvspca và necta xoài với năng suất 12 tấn nguyên liệungày ( full bản vẽ ) (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w