Nội dung khảo sát

Một phần của tài liệu một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phát hiện và tránh sai lầm khi giải toán về tỉ số phần trăm (Trang 75)

B. NỘI DUNG

4.2. Nội dung khảo sát

Do quá trình thực tập sư phạm diễn ra không ngay vào phần nghiên cứu của đề tài luận văn nên chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát sư phạm.

Công tác khảo sát được tổ chức tại lớp 5 của trường Tiểu học Ngô Quyền – Thành phố Cần Thơ, quá trình khảo sát được tiến hành như sau:

- Phát phiếu khảo sát GV đang giảng dạy khối 5.

- Phát phiếu khảo sát HS lớp 5 đang học ở trường Tiểu học Ngô Quyền. 4.3. Đối tượng khảo sát

- GV các lớp 5.1, 5.2, 5.3, 5.4, 5.5, 5.6 vả 5.7 của trường Tiểu học Ngô Quyền – Thành phố Cần Thơ.

- HS các lớp 5.3, 5.4, 5.6 và 5.7 của trường Tiểu học Ngô Quyền – Thành phố Cần Thơ.

4.4. Thời gian khảo sát

Thời gian khảo sát chính là thời gian tôi thực tập tại trường Tiểu học Ngô Quyền từ ngày 26/01/2015 đến ngày 12/04/2015.

4.5. Công tác chuẩn bị

Chúng tôi tự soạn những bài tập về tỉ số phần trăm mà các em dễ mắc sai lầm để khảo sát HS, những câu hỏi về những sai lầm của HS hay mắc phải và những biện pháp mà GV thường sử dụng để khắc phục những sai lầm đó cho HS. Cụ thể như sau:

* Mục tiêu các câu hỏi trong phiếu khảo sát GV (tham khảo phần phụ lục)

- Câu 1: Phỏng vấn GV về tỉ lệ HS lớp 5 giải đúng các bài toán về tỉ số phần trăm trong học kì 1 vừa qua.

- Câu 2: Thông qua GV, tìm hiểu xem HS có mắc phải sai lầm giải các bài toán tỉ số phần trăm dạng “Tìm tỉ số phần trăm của hai số” hay không.

- Câu 3: Kiểm tra mức độ thường xuyên mắc sai lầm của HS khi giải hai dạng toán “Tìm giá trị một số phần trăm của một số” và “Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó”.

- Câu 4: Khảo sát mức độ HS xác định đúng mối quan hệ giữa tiền bán, tiền vốn và tiền lãi khi giải các bài toán phần trăm về tính tiền lãi, tiền vốn.

- Câu 5: Tìm hiểu xem trong quá trình trình bày bài giải, HS có thường ghi kí hiệu “%” bừa bãi không.

- Câu 6: Kiểm tra mức độ thường xuyên mắc sai lầm của HS khi viết tỉ số, số thập phân thành tỉ số phần trăm hoặc ngược lại.

- Câu 7: Khảo sát GV nhằm tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến HS mắc sai lầm khi học dạng toán tỉ số phần trăm ở Tiểu học.

- Câu 8: Tìm hiểu những biện pháp mà GV đã sử dụng trong quá trình giảng dạy để giúp HS học dạng toán tỉ số phần trăm.

* Mục tiêu các câu hỏi trong phiếu khảo sát HS (tham khảo phần phụ lục)

- Câu 1: Kiểm tra xem HS có xác định đúng đối tượng đem ra so sánh và đối tượng

chọn làm đơn vị so sánh khi giải bài toán dạng “tìm tỉ số phần trăm của hai số” không.

- Câu 2: Tìm hiểu sai lầm của HS khi lấy số chữ số ở phần thập phân của tỉ số phần trăm.

- Câu 3: Kiểm tra kĩ năng tính toán của HS có tuân thủ đúng qui tắc khi giải bài toán dạng “tìm tỉ số phần trăm của hai số” chưa.

- Câu 4: Tìm hiểu khả năng sai lầm của HS khi viết tỉ số phần trăm của một số thập phân thành phân số thập phân.

- Câu 5: Khảo sát mức độ sai lầm của HS khi giải toán tỉ số phần trăm do nguyên nhân chưa chú ý đến đơn vị của bài toán.

- Câu 6: Kiểm tra tỉ lệ mắc sai lầm của HS do nhầm lần cách giải của hai dạng toán “Tìm giá trị một số phần trăm của một số” và “Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó”.

- Câu 7: Tìm hiểu xem trong quá trình trình bày bài giải, HS có thường ghi kí hiệu “%” bừa bãi không.

4.6. Tổ chức khảo sát

4.6.1. Tiến hành khảo sát

Việc khảo sát được tiến hành tại nhiều lớp, nhiều GV của trường Tiểu học Ngô Quyền – Thành phố Cần Thơ.

* Thuận lợi:

Được sự giúp đỡ tận tình từ quý Thầy (Cô), bạn bè và các em HS. * Khó khăn:

Trong đợt thực tập, giáo sinh được phân công giảng dạy ở các lớp một cách ngẫu nhiên. Tôi được phân công giảng dạy ở lớp 4.1 nên không có nhiều thời gian để phỏng vấn, hỏi thêm GV về tình hình học tập của HS ở dạng toán này.

4.6.2. Phân tích kết quả khảo sát 4.6.1.1. Phiếu khảo sát giáo viên

Chúng tôi đã tiến hành phát ra và thu lại 7 phiếu khảo sát GV lớp 5 của trường Tiểu học Ngô Quyền. Sau khi thu được phiếu khảo sát ý kiến tôi tiến hành phân tích kết quả. Phiếu khảo sát gồm 8 câu hỏi, kết quả như sau:

Đáp án (%) Câu a b C d e f g H 1 42.86 57.14 0.00 0.00 2 28.57 28.57 42.86 0.00 3 57.14 28.57 14.29 0.00 4 28.57 57.14 14.29 0.00 5 71.43 28.57 0.00 6 14.29 57.14 28.57 0.00 7 42.86 14.29 0.00 42.86 8 0.00 28.57 0.00 14.29 28.57 14.29 71.43 0.00

- Câu 1: Từ kết quả khảo sát cho thấy đa số HS còn mắc sai lầm khi giải các bài toán tỉ số phần trăm. Trong học kì 1 vừa qua, tỉ lệ HS làm đúng các bài toán phần trăm đạt từ 75% trở lên có 57.14% trong tổng số HS. Như vậy số lượng HS làm sai dạng toán này là khá nhiều do đó cần tìm ra giải pháp để khắc phục kịp thời.

- Câu 2: Có (28.57%% - a) và (28.57% - b). Từ kết quả này, cho thấy khi giải các bài toán dạng tìm tỉ số phần trăm của hai số HS không những mắc sai lầm khi thực hiện bước 1 (tìm thương của hai số) mà còn vướng phải sai lầm khi thực hiện bước 2 (nhân nhẩm thương với 100 và viết thêm kí hiệu “%” vào bên phải thương tìm được).

- Câu 3: HS rất thường xuyên (57.14% - a) mắc sai lầm khi giải hai dạng toán “Tìm giá trị một số phần trăm của một số” và “Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó”. Nguyên nhân là do các em không nắm vững kiến thức, nhầm lẫn cách giải giữa hai dạng này.

- Câu 4: Khi giải các bài toán phần trăm về tính tiền lãi, tiền vốn HS còn ngộ nhận khi xác định mối quan hệ giữa tiền bán, tiền vốn và tiền lãi (14.29% - c). Nếu không nắm rõ các khái niệm này HS sẽ rất dễ tìm ra kết quả sai.

- Câu 5: Không những sai lầm trong khi thực hiện tính toán mà có đến 71.43% HS mắc phải sai lầm trong quá trình trình bày bài giải. Các em có thói quen ghi kí hiệu “%” bừa bãi mà nguyên nhân có thể là do không hiểu rõ bản chất, ý nghĩa của kí hiệu “%” hoặc do một bộ phận HS lơ là, chủ quan khi làm bài.

- Câu 6: Theo kết quả khảo sát cho thấy, HS mắc sai lầm khi viết tỉ số, số thập phân đã cho thành tỉ số phần trăm hoặc ngược lại tương đối nhiều (14.29% - a) và (57.14% - b). Vì thế, chúng ta cần nhanh chóng tìm ra giải pháp để khắc phục kịp thời.

- Câu 7: Qua tìm hiểu về nguyên nhân sai lầm khi học dạng toán tỉ số phần trăm ở Tiểu học đã cho thấy có 3 nguyên nhân chính dẫn đến sai lầm của HS là: Sai lầm do lơ đãng, thiếu thận trọng, chủ quan khi làm bài; sai lầm do không nắm vững kiến thức; sai lầm về ngôn ngữ và cách diễn đạt. Có (42.86% - d) cho thấy HS mắc sai lầm do 3 nguyên nhân trên nhưng nguyên nhân chính HS mắc sai lầm là do lơ đãng, thiếu thận trọng, chủ quan khi làm bài.

- Câu 8: Với nội dung tìm ra giải pháp giúp HS khắc phục sai lầm thường gặp khi giải toán tỉ số phần trăm ở Tiểu học. Từ kết quả khảo sát ta thấy, mỗi GV đều có những phương pháp riêng nhưng có đến 71.43% GV chọn phương án g. Vì vậy, tùy theo từng nội dung của bài học, GV cần phối hợp các phương pháp nhằm khắc phục sai lầm của HS khi học dạng toán tỉ số phần trăm nhưng phải tuân thủ kiến thức cung cấp phải có tính khoa học và đảm bảo tính vừa sức cho HS. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và

học.

4.6.1.2. Phiếu khảo sát học sinh

Phiếu khảo sát HS gồm có 7 câu hỏi gồm những bài tập về tỉ số phần trăm ở lớp 5. Tôi đã thực hiện phát ra 149 phiếu và thu lại 149 phiếu. Qua khảo sát tôi thu được kết quả như sau:

Đáp án (%) Câu A B C D 1 7.38 87.92 2.01 4.03 2 12.75 82.55 0.00 4.70 3 23.49 76.51 4 2.68 81.21 1.34 8.05 5 24.16 24.16 14.09 37.58 6 a) 81.88 8.72 9.40 b) 17.45 78.52 4.03 7 86.58 14.42

- Câu 1: Câu này để kiểm tra xem HS khi tính tỉ số phần trăm của hai số, cụ thể là ở bước tìm thương của hai số các em có xác định đúng chưa. Từ kết quả khảo sát (87.92% - B) chọn đúng kết quả, cho thấy HS còn nhầm lẫn khá nhiều. Nguyên nhân là do HS chưa xác định được đâu là đối tượng đem ra so sánh và đâu đối tượng được chọn làm đơn vị so sánh.

- Câu 2: Khi thực hiện tìm tỉ số phần trăm của hai số mà thương tìm được là số dư mãi thì có đến 17.45% HS còn lấy sai kết quả. Các em còn thực hiện sai do không nắm

vững kiến thức và do nhầm lẫn với việc lấy hai chữ số thập phân trong bài “chia một

số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân”. HS quên

rằng khi tìm tỉ số phần trăm thì kết quả của thương tìm được phải lấy đến bốn chữ số thập phân.

- Câu 3: Để thực hiện tìm tỉ số phần trăm của hai số, HS sẽ trải qua hai bước. Bước 1 là tìm thương của hai số sau đó nhân nhẩm thương vừa tìm được với 100 rồi viết thêm kí hiệu % vào bên phải kết quả tìm được. Tuy nhiên, theo khảo sát có đến 23.49% HS còn lẫn lộn khi tính dạng này, do các em chủ quan, không cẩn thận trong khi làm bài. Một số em đã bỏ qua bước nhân nhẩm thương với 100, Cụ thể bài 3 này là các em chỉ tìm thương rồi viết thêm kí hiệu % vào phải thương. Dẫn đến tìm sai kết quả.

- Câu 4: Kết quả đúng của câu này là đáp án D, tuy nhiên chỉ có 8.05% HS chọn đáp án này. Chứng tỏ rằng đa phần số đông HS còn sai lầm khi thực hiện dạng toán viết tỉ số phần trăm thành phân số thập phân. Các em sai dạng này là do các em nhầm lần với dạng viết một số thập phân thành phân số thập phân. Hoặc do một số em kĩ năng tính nhẩm còn hạn chế dẫn đến tìm kết quả sai.

- Câu 5: Khi tìm giá trị một số phần trăm của một số, mà số đó có đi kèm đơn vị (có thể cm, dm, kg, g,..) thì chỉ có 24.16% HS xác định đúng kết quả. Các em còn lại tìm sai kết quả do quên đơn vị đi kèm ở sau nó. Cũng có một số em biết rằng có đơn vị đi kèm theo nhưng trong các đáp án không có đơn vị giống như đề bài, các em liền chọn đáp án cả ba đều sai. Nhưng thực chất đơn vị đề bài cho đã được tính toán, chuyển sang đơn vị khác nhưng kết quả vẫn đúng. Điều này cho thấy một phần là do HS lơ đãng, chủ quan trong khi làm bài.

- Câu 6: Có (81.88% - A) ở câu 6a và (78.52% - B) ở câu 6b. Điều này cho thấy HS

còn mắc sai lầm khi giải toán dạng “Tìm giá trị một số phần trăm của một số” và dạng

“Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó”. Nguyên nhân chủ yếu là do

HS nhầm lẫn cách giải giữa hai dạng này. Một số em có thói quen ghi nhớ một cách máy móc, ví dụ như một dạng thì sẽ nhân cho 100 và dạng kia là chia cho 100. Vì không hiểu rõ bản chất dẫn đến khi áp dụng vào giải toán HS sẽ áp dụng sai qui tắc. Nếu HS không nắm vững kiến thức thì khả năng sai lầm là rất lớn.

- Câu 7: Từ kết quả khảo sát cho thấy, HS mắc sai lầm do không hiểu bản chất, ý nghĩa của kí hiệu “%” tương đối nhiều (86.58% - A). Trong trường hợp này các em đã tìm ra kết quả đúng nhưng trình bày sai. Do không hiểu rõ ý nghĩa của kí hiệu “%” nên các em đã ghi kí hiệu “%” bừa bãi, lung tung dẫn đến phép tính sai về ý nghĩa toán học. Thêm một điều nữa là do các em lơ đãng trong khi làm bài trắc nghiệm, khi thấy kết quả tìm được là 312 giống kết quả của bài giải sẵn các em liền cho là đúng mà không quan tâm đến cách trình bày, chỉ có một số ít HS (14.42% - B) làm bài cẩn thận thì mới đúng.

4.7. Kết luận chương 4

Qua việc khảo sát, chúng tôi thấy các phương pháp để cải thiện những sai lầm của HS như ở chương 2 là có cơ sở và tính khả thi. Về cơ bản, nó giúp HS nắm kiến thức, hạn chế các sai lầm khi HS học dạng toán tỉ số phần trăm.

C. KẾT LUẬN

Là một giáo viên, việc nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng trong từng tiết dạy là rất cần thiết. Đặc biệt là trong dạy học Toán, mỗi GV đều mong muốn HS của mình nắm vững kiến thức và vận dụng thành thạo chúng để giải các bài tập trong SGK cũng như trong thực tiễn cuộc sống. Đồng thời có thể hỗ trợ đắc lực cho các môn học khác như vẽ, thủ công, địa lý, ... làm nền tảng cho việc học các kiến thức theo sau.

Sau khi hoàn thành được đề tài, chúng tôi đã thu được các kết quả sau:

- Nắm rõ cơ sở lý luận về sai lầm trong dạy học toán ở Tiểu học, hiểu được ý nghĩa và tác dụng của việc sửa chữa sai lầm cho HS, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa.

- Phân tích và nắm rõ đặc điểm nội dung dạy học tỉ số phần trăm ở lớp 5.

- Phát hiện, phân tích những sai lầm thường gặp của HS lớp 5 khi giải các bài toán về tỉ số phần trăm.

- Đề xuất các biện pháp giúp HS khắc phục những sai lầm khi học toán tỉ số phần trăm ở lớp 5.

- Nắm vững hơn kiến thức về tỉ số phần trăm, rút ra được kinh nghiệm cho bản thân và thu được nhiều kiến thức bổ ích có thể vận dụng trong quá trình giảng dạy sau này.

Thông qua đề tài này, chúng tôi thấy rằng việc phát hiện và đề ra những biện pháp giúp HS khắc phục những sai lầm khi giải các bài toán về tỉ số phần trăm trong toán lớp 5 là việc làm rất cần thiết.

Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân đã cố gắng hết sức nhưng do hiểu biết còn hạn chế nên không tránh khỏi sai sót. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy (Cô) và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

 Những kiến nghị sau khi nghiên cứu:

Sau quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi còn phát hiện không những HS mắc sai lầm khi học về tỉ số phần trăm mà còn cả những mảng kiến thức khác như: hình học, các bài toán về chuyển động đều, … Và không chỉ HS lớp 5 mới mắc phải sai lầm mà

các em lớp 1, 2, 3 và lớp 4 cũng không tránh khỏi. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy sau này, nếu có điều kiện tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn về những sai lầm của HS ở các mảng kiến thức khác để giúp HS nắm vững kiến thức, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng

các môn học ở tiểu học, NXB Giáo dục.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Sách giáo khoa Toán 5, NXB Giáo dục Việt

Nam.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Sách giáo viên Toán 5, NXB Giáo dục Việt

Một phần của tài liệu một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phát hiện và tránh sai lầm khi giải toán về tỉ số phần trăm (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)