Thực trạng về thu nhập đời sống của người có công

Một phần của tài liệu LUẬN văn nâng cao đời sống kinh tế người có công ở tỉnh quảng nam (Trang 39 - 41)

Người có công là đối tượng ưu đãi đặc biệt của Nhà nước và được cộng đồng thường xuyên giúp đỡ, góp phần cải thiện đời sống các đối tượng có công mà biểu hiện về vật chất là nâng cao đời sống đối tượng có công. Người có công có nhiều nguồn thu nhập khác nhau từ trợ cấp thương tật, trợ cấp tuất, trợ cấp người có công và các loại trợ cấp xã hội khác. Các loại trợ cấp này gần đây đã đựợc sửa đổi, được nâng lên góp phần đáng kể trong thu nhập của người có công. Một số loại trợ cấp được ban hành theo Nghị định 147/2005/NĐ-CP của Chính phủ, như sau: [ 2, tr.3,4,5 ]

- Trợ cấp thương tật cho thương binh:

+ Mức thấp nhất: 239.000 đồng + Mức cao nhất: 1.140.000 đồng - Trợ cấp bệnh tật cho bệnh binh: + Mức thấp nhất: 374.000 đồng + Mức cao nhất: 912.000 đồng - Trợ cấp lão thành cách mạng:

+ Diện thoát ly: 400.000đồng

+ Diện không thoát ly: 680.000 đồng

- Trợ cấp cán bộ Tiền Khởi nghĩa: 370.000 đồng - Trợ cấp tuất đối với thân nhân 1liệt sỹ: 355.000 đồng; - Trợ cấp tuất thân nhân 2 liệt sỹ trở lên: 600.000 đồng - Trợ cấp nuôi dưỡng đối với thân nhân liệt sỹ: 600.000 đồng.

- Trợ cấp Bà mẹ Việt Nam anh hùng (còn sống): 600.000 đồng (không kể phụ cấp). - Trợ cấp Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động trong kháng chiến : 300.000 đồng.

- Trợ cấp người có công giúp đỡ cách mạng.

+ Trước tháng 8/1945: mức hàng tháng: 355.000 đồng; mức nuôi dưỡng: 600.000 đồng)

+ Người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến (mức trợ cấp hàng tháng là 210.000 đồng; mức nuôi dưỡng là 600.000 đồng.

- Trợ cấp đối với người tham gia kháng chiến bị nhiểm chất độc hoá học: + Không còn khả năng lao động : 593.000 đồng.

+Suy giảm khả năng lao động : 374.000 đồng

Ngoài chế độ trợ cấp ưu đãi của nhà nước, người có công còn các hoạt động sản xuất kinh doanh, đã mang lại nguồn thu đáng kể cho gia đình và bản thân người có công.

Qua khảo sát đời sống của thương binh và gia đình liệt sỹ ở một số vùng kinh tế ở Quảng Nam cho thấy, bình quân thu nhập 1 tháng của một thương binh vào khoảng 500.000 đồng và thu nhập của một gia đình liệt sỹ khoảng 600.000 đồng - 650.000 đồng. Trong tổng số thu nhập các loại trợ cấp chiếm xấp xỉ 40-50%; trong khi đó các nguồn thu nhập từ các nguồn kinh tế khác chiếm trên 50%. Thu nhập đối tượng có công ở Quảng Nam có sự khác biệt nhất định do điều kiện kinh tế ở từng vùng, miền khác nhau. Chẳng hạn ở vùng đồng bằng thu nhập của một thương binh gấp từ 1,5- 2 lần thu nhập của thương binh miền núi, tương tự thu nhập của một gia đình liệt sỹ gấp từ 2-3 lần.

Với thu nhập chưa phải là cao so với dân cư nói chung (chỉ đạt 50-60%) so với thu nhập chung của dân cư) cuộc sống của người có công ở tỉnh Quảng Nam còn gặp nhiều khó khăn. Thu nhập của họ chỉ đủ chi cho những chi tiêu tối cần thiết cho bản thân và gia đình như ăn, mặc, ở. Trong khi như đã nêu, các đối tượng có công thường là những người sức khoẻ kém, ốm đau, bệnh tật nhiều, do vậy họ rất cần chi tiêu cho việc khám chữa bệnh, chi mua thuốc men... Qua khảo sát các đối tượng có công ở các vùng kinh tế trên địa bàn tỉnh cho thấy, chi cho ăn của các đối tượng nầy chiếm gần 70% và chi cho khám chữa bệnh chiếm từ 10-15% trong tổng chi tiêu. Cơ cấu chi tiêu như vậy cho thấy các đối tượng và gia đình đối tượng có công ở Quảng Nam còn là người nghèo. Bởi theo các chuyên gia kinh tế và theo thống kê ở các nước cũng như trên phạm vi cả nước, những nước có mức phát triển cao thì việc chi cho ăn chỉ chiếm 1/3 trong tổng chi tiêu của họ. Còn mức chi cho ăn chiếm trên 50% trong tổng chi tiêu là biểu hiện mức sống dân cư còn thấp. Chi cho ăn uống của nước ta trên 60% tổng chi tiêu. Trong tình trạng chung đó, đời sống đối tượng người có công tỉnh Quảng Nam trong thời gian gần đây tuy có được cải thiện nhưng còn khó khăn. Vì vậy, nếu không có sự giúp đỡ của nhà nước, cộng đồng và xã hội, thì chỉ với các loại trợ cấp của nhà nước thôi sẽ không thể đưa đời sống của người có công trên địa bàn tỉnh lên được.

Một điều lưu tâm trong việc thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay, đó là sự phân hoá giàu nghèo. Kinh tế thị trường đang tạo ra sự năng động trong nền kinh tế của đất nước nói chung và của tỉnh nói riêng, đồng thời cũng tạo ra sự phân hoá, phân cực giàu nghèo. Dân cư nói chung đã có một tỷ lệ đáng kể do biết làm ăn, năng động trong cơ chế thị trường đã giàu lên nhanh chóng, đồng thời một bộ phân dân cư khác do không biết làm ăn, hoặc bị rũi ro nào đó không thể cạnh tranh trên thị trường đã bị nghèo đi, thậm chí bị bần cùng hóa. Đối với các đối tượng người có công, mặc dù mức độ chưa sâu sắc nhưng đã có sự phân hoá nhất định. Qua khảo sát thực tế trên địa bàn tỉnh cho thấy tỷ lệ đáng kể người có công (khoảng 31-32%) mức sống của họ đã cao hơn. Tuy nhiên, cũng có khoảng 25% hiện nay mức sống của họ thấp hơn đi so với một vài năm trước. Mục tiêu đề ra là phải ngày càng tăng tỷ lệ đối tượng có công giàu lên ngày càng nhiều. Thực hiện các chương trình chăm sóc người có công, góp phần nâng cao mức sống người có công trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua, nhiều phong trào đã được hình thành và phát triển sâu rộng, được mọi tầng lớp dân cư, mọi tổ chức kinh tế xã hội tham gia nhiệt tình và có những tác động sâu sắc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công, như phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”... Kết quả khảo sát thực trạng đói nghèo trên địa bàn tỉnh cho thấy người có công cơ bản không còn tình trạng đói, số đối tượng có mức sống trung bình trở lên so với dân cư trên cùng địa bàn chiếm trên 96%.

Một phần của tài liệu LUẬN văn nâng cao đời sống kinh tế người có công ở tỉnh quảng nam (Trang 39 - 41)