xã hội cùng với Nhà nước chăm lo đời sống kinh tế đối với người có công; Đẩy nhanh tiến độ và thực hiện có kết quả các chương trình chăm sóc, hỗ trợ người có công
Truyền thống ngàn đời nay đã chứng minh rằng, khi các cá nhân làm việc nghĩa thì không kể công, nhưng nhà nước và cộng đồng không bao giờ quên ơn họ, không bao giờ quên việc báo nghĩa đối với những người đã hy sinh, đã cống hiến vì độc lập tự do của dân
tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : “Đảng và đồng bào ta tưởng nhớ mãi mãi những người con ưu tú đã phấn đấu đến cùng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và cho lý tưởng Cộng sản chủ nghĩa” [16, tr.802].
Tư tưởng này đã thể hiện đạo lý truyền thống của dân tộc ta “ăn quả nhớ người trồng cây”. Từ ngàn xưa, những anh hùng, những người có công với nước luôn luôn được tôn thờ, dựng tượng, được xây đền thờ... Ngày nay tư tưởng đạo lý ấy cần được phát huy. Đây chính là tư tưởng, là cội nguồn cơ bản để thực hiện xã hội hoá công tác ưu đãi người có công. Lịch sử cũng đã chứng minh rằng cộng đồng và chỉ có cộng đồng mới có khả năng thực hiện tốt công tác chăm sóc, giúp đỡ những người có công với nước. Vì vậy, nhà nước với tư cách là người đại diện cho cộng đồng, là chủ thể đề ra và thực hiện các chính sách đối với người có công. Các chính sách của nhà nước không chỉ là sự thông qua các loại trợ cấp ưu đãi mà còn thông qua các chính sách, chế độ khác như khám chữa bệnh, đảm bảo công ăn việc làm, đảm bảo các hoạt động của đời sống tinh thần, tình cảm của người có công. Nhà nước, với chức năng của mình, điều hành, điều phối các hoạt động của các cấp, các ngành, phối hợp các tổ chức các đoàn thể quần chúng trong việc chăm sóc người có công.
Thực tế cũng đã chứng minh rằng, dù nhà nước có cố gắng bao nhiêu, nhưng nếu không có sự tham gia của cộng đồng thì cũng không thể đáp ứng được các nhu cầu trong cuộc sống của người có công. Tư tưởng xã hội hoá ở đây thể hiện ở chỗ dưới sự định hướng của nhà nước và với truyền thống nhân nghĩa, thuỷ chung, toàn thể cộng đồng, các cấp các ngành, bằng các hoạt động và biện pháp thực tiễn, cùng nhau nhau góp sức chăm lo đời sống người có công. Sự giúp sức của cộng đồng không chỉ là những vấn đề “cơm áo, gạo tiền” trước mắt mà còn là những “cú huých”, là nguồn động viên, tiếp sức cho các đối tượng vượt mọi khó khăn, vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống, tiếp tục đóng góp cho xã hội. Đó là thực hiện phương châm Nhà nước, nhân dân và đối tượng cùng làm”, kết hợp, hoà quyện vào nhau, làm cho chính sách đối với người có công vừa mang tính chính trị vừa mang đậm đà bản sắc, truyền thống nhân văn của dân tộc ta. “Quan tâm chăm sóc thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ và những người có công với cách mạng, coi đó vừa là trách nhiệm của nhà nước, vừa là trách nhiệm của toàn dân” [6, tr.74].
Thực hiện phương châm ấy, thời gian qua ở Quảng Nam đã hình thành nhiều phong trào và thu được những kết quả nhất định, góp phần cùng nhà nước thực hiện tốt chính sách đối với người có công trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, kết quả đạt được là không đồng đều,
không thường xuyên, tổ chức thực hiện mới chỉ là nhiệm vụ của cơ quan chức năng nhà nước, chưa có sự chỉ huy thống nhất, huy động sự tham gia của các tổ chức Đảng, đoàn thể.
Để thực hiện xã hội hoá công tác chăm sóc đối với người có công, thực hiện “thế kiềng 3 chân”, trong thời gian tới cần triển khai thực hiện các nội dung:
Một là, trước hết phải làm tốt công tác tuyên truyền về truyền thống đấu tranh cách mạng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ độc lập tự do, tuyên truyền về chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, góp phần nâng cao nhận thức các tầng lớp nhân dân, ý thức, nghĩa vụ trách nhiệm của công dân; để mọi người, mọi tổ chức tự nguyên, tự giác tham gia cùng nhà nước trong việc chăm sóc người có công.
Hai là, củng cố ban chỉ đạo vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa các cấp từ tỉnh đến xã, thị trấn để chỉ đạo có kết quả cuộc vận động các nguồn lực hỗ trợ chăm sóc người có công. Các cấp các ngành, đoàn thể, theo chức năng của mình có trách nhiệm tham gia vận động, đóng góp. Hình thành chương trình hành động cụ thể; có cơ chế, chính sách huy động, nội dung, mục tiêu huy động, không vận động một cách chung chung; tăng cường công tác quản lý sử dụng nguồn vật chất hỗ trợ từ các tổ chức, cộng đồng phục vụ có hiệu quả cho nâng cao đời sống của người có công, chống thất thoát lãng phí, chi dùng sai mục đích [4, tr.6].
Ba là, thường xuyên, định kỳ tổ chức sơ kết, phát huy những đơn vị cá nhân có thành tích trong công tác vận động, đóng góp công sức, vật chất thực hiện chương trình chăm sóc người có công.