+ Tăng cường công tác kiểm tra thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công. Quản lý mà không kiểm tra xem như không quản lý. Thực hiện phương châm “Đảng lãnh đạo, Nhà nước và nhân dân giám sát thực hiện” trong công tác quản lý, thực hiện chính sách đối với người có công. Đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch, từ khâu xác lập thủ tục, hồ sơ đề nghị công nhận đối tượng, thực hiện chế độ ưu đãi của nhà nước, nhất là đối với những trường hợp do không còn hồ sơ, giấy tờ cũ; thực hiện đúng quy trình xét duyệt, niêm yết công khai, qua đó để mọi người dân tham gia giám sát, không để xảy ra tình trạng man khai, gian lận.
+ Tăng cường việc tổ chức những buổi tiếp dân lưu động của các cơ quan chức năng, lắng nghe ý kiến của nhân dân, của đối tượng, kịp thời phát hiện những vấn đề chưa tốt để điều chỉnh, xử lý đúng người, đúng việc, đúng pháp luật những tiêu cực xảy ra trên địa bàn. Thực tế, những năm qua, những vụ việc tiêu cực trong lĩnh vực thực hiện chính sách có công, phần lớn là do nhân dân phát hiện, kiến nghị và qua đó thẩm tra, xác minh là có cơ sở. Thực hiện và duy trì thường xuyên, liên tục công tác thanh tra, thanh tra để kịp thời củng cố xây dựng là chính; không vì mục tiêu xử lý mà thanh tra nhưng khi phát hiện những biểu hiện vi phạm chính sách phải xử lý thật nghiêm. Kịp thời xem xét xác minh xử lý thấu tình đạt lý những đơn thư liên quan đến lĩnh vực chính sách người có công.
Tiếp tục củng cố bộ máy tổ chức làm công tác thanh tra, bổ sung cán bộ làm công tác thanh tra, nhất là đối với cấp huyện, thị, hiện nay cấp này, phần lớn không có cán bộ chuyên trách, cán bộ làm công tác thanh tra không có nghiệp vụ, nên chất lượng thanh tra, kiểm tra không cao.
3.2.3.3. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi của nhà nước đối với người, gia đình có công có công
Chính sách ưu đãi đối với người có công là hệ thống công cụ cuả Đảng và Nhà nước nhằm ghi nhận công lao sự hy sinh của những người có công, đáp ứng phần nào sự hy sinh của họ cho sự nghiệp của dân tộc. Phản ảnh trách nhiệm của Nhà nước cộng đồng xã hội, là thể hiện sự đãi ngộ đặc biệt về đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần đối với những người có công lao với đất nước. Chính sách ưu đãi đối với người có công nhằm đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho nhóm đối tượng đặc biệt, và còn nhằm đạt mục tiêu góp phần đảm bảo công bằng xã hội.
Thực hiện chính sách đãi ngộ của Đảng và nhà nước đối với người có công, trong những năm qua, tuy trong điều kiện là một tỉnh còn nhiều khó khăn, điểm xuất phát còn thấp nhưng Đảng bộ và chính quyền các cấp ở tỉnh Quảng Nam đã xác định đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm thường xuyên và có những nỗ lực rất lớn trong việc quán triệt tổ chức vận dụng, xây dựng những cơ chế chính sách như hỗ trợ cải thiện nhà ở, giải quyết việc làm, hỗ trợ đào tạo - dạy nghề... và đã có những kết quả khá tốt góp phần đảm bảo, cải thiện và nâng cao một bước về đời sống vật chất và tinh thần, tạo được những chuyển biến tích cực đến đời sống người có công. Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn có những bất cập do đặc điểm của một tỉnh trọng điểm trong chiến tranh thiệt hại về người và vật chất lớn; do số lượng đối tượng đông, là tỉnh còn nghèo, nên việc tổ chức thực hiện chính sách còn có những tồn tại, đời sống người có công còn nhiều người còn khó khăn. Mặt khác, trong tình hình hiện nay, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, những mặt trái của kinh tế thị trường tác động hàng ngày, hàng giờ đến tâm tư tình cảm cuộc sống người có công, tạo ra những mâu thuẫn, tình trạng không công bằng mới xuất hiện. Vì vậy, để thực hiện tốt chính sách đối với người có công trong thời gian tới, chính quyền tỉnh Quảng Nam cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là, tiếp tục chỉ đạo xem xét giải quyết có hiệu quả những tồn đọng về công tác xác nhận đối với nhưng người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến hy sinh, bị thương hoặc bị địch bắt tù đày, cán bộ thuộc diện tiền khởi nghĩa trong 3 thời kỳ cách mạng còn tồn sót chưa được cấp có thẩm quyền công nhận, giải quyết chính sách theo quy định của nhà nước, đảm bảo hợp tình, hợp lý, đảm bảo không để những trường hợp thật sự có công nhưng không được xác nhận, thực hiện chính sách đãi ngộ của nhà nước, thông qua đó ghi nhận sự hy sinh, cống hiến của họ đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Cách mạng Việt Nam đặc biệt là ở miền Nam, là cuộc cách mạng toàn dân, toàn diện, hoạt động trong điều kiện bí mật, ở những vùng miền khác nhau, vì vậy không có điều kiện lưu giữ, lưu trữ
giấy tờ, cho nên việc quy định thủ tục xác nhận phải có những giấy tờ gốc (như giấy chứng thương, nhập viện, ra viện...) để làm cơ sở là cần thiết nhưng là điều không hợp lý. Thực tế, cách mạng miền Nam nhiều trường hợp là cơ sở nội tuyến, đơn tuyến, trong lòng địch, trong các tổ chức của địch, mà người được giao nhiệm vụ chỉ có người giao nhiệm vụ mới biết họ, nếu người giao nhiệm vụ hy sinh hoặc vì lý do nào đó từ trần thì sẽ không còn ai chứng nhận quá trình hoạt động cách mạng, để được hưởng chính sách của nhà nước. Đối với những trường hợp không còn lưu giữ được hồ sơ, giấy tờ cũ, giấy tờ gốc, dựa vào cơ sở trụ bám, dựa vào nhân dân và cán bộ cốt cán hoạt động cùng thời để xem xét một cách khách quan, hợp tình, hợp lý để xác lập thủ tục, đề nghị công nhận, không để người có công nhưng không được hưởng chính sach của nhà nước.
Khảo sát một cách đầy đủ, thống kê lập danh sách những trường hợp là cán bộ Lão thành cách mạng, cán bộ thuộc diện “ Tiền khởi nghĩa” theo từng địa phương đã từ trần, hy sinh chưa được công nhận đề nghị với Đảng và Nhà nước công nhận, giải quyết chế độ đối với thân nhân của họ, đảm bảo công bằng giữa công lao và hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước.
Phối hợp với các cơ quan, các ngành có liên quan xem xét giải quyết tốt những tồn đọng về công tác xác nhận và thực hiện chính sách đối với Thanh niên xung phong tham gia trong kháng chiến hoàn thành nhiệm vụ đã về gia đình hiện nay chưa được hưởng chế độ ưu đãi gì của nhà nước. Thực trạng hiện nay, có nhiều người thuộc diện trên đây (khoảng trên 2 ngàn người) đã kê khai, nhưng không lập được thủ tục vì không tìm được người xác nhận, không có giấy tờ gốc, chưa được tặng Kỷ niệm chương Thanh niên xung phong, dẫn đến nhiều người trong số họ chưa được hưởng chính sách, thiệt thòi quyền lợi.
Hai là, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chính sách ưu đãi của nhà nước đối với người có công và thân nhân của họ, như chế độ đối với người dân có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến, chế độ trợ cấp đối với thân nhân người có công đã từ trần trước ngày 01/10/1995; chế độ trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến, hoạt động cách mạng sau ngày thống nhất đất nước đã về gia đình nhưng chưa được hưởng chế độ... Tỉnh Quảng Nam, diện đối tượng này khá nhiều, riêng người có công giúp đỡ cách mạng khoảng 60 ngàn người mới giải quyết được trên 40 ngàn trường hợp còn khoảng 20 ngàn, người có công từ trần trước 01/010/1995, khoảng 70 ngàn, mới giải quyết được gần 50 ngàn còn khoảng 20 ngàn... Đa số người có công, thân nhân chủ yếu của họ (cha, mẹ, vợ, chồng...) tuổi đã cao, nhiều người rất cao, do vậy phải tập trung chỉ đạo, cấp xã, phường hướng
dẫn người có công và thân nhân của họ kê khai, xác lập thủ tục thực hiện chính sách. Khẩn trương làm tốt công tác thẩm định, giải quyết kịp thời không để những trường hợp đã xác lập hồ sơ chờ đợi. Xử lý kiên quyết những trường hợp nhũng nhiễu trong việc thực hiện chính sách đối với người có công.
Ba là, tập trung chỉ đạo thực hiện các chương trình chăm sóc người có công:
+ Huy động nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với người có công, ưu tiên trước đối với các đối tượng là các mẹ Việt Nam anh hùng, Lão thành cách mạng, Tiền khởi nghĩa, thương bệnh binh nặng, người có công nêu đơn, người có công đặc biệt khó khăn về nhà ở... theo Đề án hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với người có công của tỉnh được Chính phủ đồng ý thực hiện thí điểm. Phấn đấu đến cuối năm 2007, cơ bản hoàn thành và đạt được mục tiêu đề ra, (khoảng hơn 4 ngàn nhà, với tổng kinh phí đầu tư khaỏng trên 60 tỷ đồng), hoàn thành giai đoạn 1, cơ bản không còn hộ khó khăn ở nhà tạm bợ dột nát. Theo kết quả khảo sát vào năm 1998, toàn tỉnh có trên 20 ngàn hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở cần có sự hỗ trợ của nhà nước, cộng đồng. Trong hơn 8 năm qua, bằng sự nỗ lực của các cấp các ngành, địa phương cơ sở và gia đình trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ trên 16 ngàn trường hợp với tổng nguồn kinh phí hàng trăm tỷ đồng góp phần cải thiện nhà ở, ổn định cuộc sống người có công. Tuy nhiên, số lượng nhà còn lại cần hỗ trợ rất lớn, thời gian còn lại theo đề án không nhiều, để hoàn thành cần tranh thủ nguồn vốn trung ương, tiếp tục làm tốt công tác vận động các tổ chức kinh tế, xã hội trong và ngoài tỉnh, con em Quảng Nam hiện đang sống ở quê và trên mọi miền đất nước với nghĩa tình và trách nhiệm hỗ trợ, huy động nguồn lực để triển khai thực hiện.
+ Làm tốt việc chăm sóc sức khoẻ đối với người có công. Phần lớn người có công tuổi đã cao, sức khoẻ kém. Tuy người có công đa số có chế độ bảo hiểm y tế, nhưng chế độ bảo hiểm y tế chỉ thực sự có tác dụng khi người có công đến điều trị chữa bệnh tại cơ sở y tế của nhà nước. Thực tế, ở vùng nông thôn hiện nay, việc đi lại chưa phải là thuận lợi, tâm lý của người có công ở nông thôn là ngại đến bệnh viện và khi đến bệnh viện là bất đắc dĩ và đã quá trễ rồi. Vì vậy, một mặt, tăng cường việc theo dõi thăm khám, điều trị tại nhà, tại cơ sở . Các cơ quan chức năng làm tốt công tác phối hợp với cơ sở y tế sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí chi cho chế độ điều dưỡng tại gia, tổ chức khám và kết hợp điều trị bệnh với điều dưỡng, góp phần nâng cao thể trạng, chăm sóc tốt sức khoẻ người có công.
Tổ chức tốt công tác điều dưỡng nâng cao sức khoẻ đối với người có công, trước hết phải đảm bảo cơ sở vật chất (nhà điều dưỡng), nâng cao năng lực của cơ sở điều dưỡng
(Trung tâm điều dưỡng Thương bệnh binh nặng và Người có công của tỉnh), tăng số lượng người được điều dưỡng tập trung từ 25% hiện nay lên 35-40% vào năm 2008, góp phần phục hồi, nâng cao sức khoẻ người có công, nhất là đối với Lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt nam anh hùng, thương bệnh binh nặng, những người sức khoẻ kém. Tổ chức nâng cấp cải tạo cơ sở hiện có, trong 1-2 năm tới huy động nguồn đầu tư xây mới 1-2 nhà điều dưỡng (khoảng 100 phòng). Thực hiện liên kết, phối hợp với các cơ quan y tế, cơ sở y tế trong việc thực hiện chế độ điều dưỡng người có công tại gia đình, điều dưỡng tập trung. Sử dụng có hiệu quả và đúng ý nghĩa nguồn kinh phí chi cho điều dưỡng tại gia, không xem đó là khoản trợ cấp khó khăn đột xuất. Cùng với việc chăm lo về vật chất, khi thực hiện điều dưỡng, tổ chức tốt các hoạt động giao lưu, tham quan danh lam thắng cảnh trong tỉnh và ngoài tỉnh góp phần động viên về tinh thần đối với người có công.
Bốn là, tập trung hoàn thành Đề án sửa chữa, nâng cấp, tôn tạo mộ nghĩa trang liệt sỹ, xây dựng nhà bia ghi tên liệt sỹ, Đài Tưởng niệm của tỉnh giai đoạn 2002-2005 và 2010, đảm bảo nơi yên nghỉ của các anh hùng liệt sỹ ngày càng đẹp thể hiện là công trình lịch sử- chính trị- văn hoá, từng bước thực hiện công viên hoá nghĩa trang liệt sỹ, để giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng đối với các thế hệ hôm nay và mai sau.
Năm là, tổ chức tổng kết việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công để kiến nghị với nhà nước những tồn đọng vướng mắc về tình hình triển khai thực hiện các chính sách của nhà nước qua thực tiển triển khai để nhà nước kịp thời điều chỉnh qua đó đảm bảo quyền lợi chế độ, góp phần nâng cao đời sống vơí người có công, như thương binh, đồng thời là cán bộ nghĩ hưởng chế độ mất sức lao động hoặc bệnh binh chỉ hưởng một loại trợ cấp. Về nguyên tắc, thương binh là thể hiện sự cống hiến xương máu, nên họ được đãi ngộ, đó là thực hiện công bằng. Gần đây, chế độ trợ cấp đối với người có công giúp đỡ cách mạng quy định họ chỉ được hưởng kể từ ngày ký quyết định là điều không hợp lý so với những trường hợp cũng là đối tượng này khi được thực hiện trước đây (trước đây được truy lĩnh từ ngày có chính sách)...