Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội trong việc hoạch định chiến lược, tổ chức thực hiện các chính sách

Một phần của tài liệu LUẬN văn nâng cao đời sống kinh tế người có công ở tỉnh quảng nam (Trang 67 - 74)

của cộng đồng, xã hội trong việc hoạch định chiến lược, tổ chức thực hiện các chính sách đối với người có công gắn với việc xây dựng, thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, văn hoá, an sinh xã hội

Đặc điểm có tính quy luật của mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và chính sách đối với người có công là sự thống nhất biện chứng, sự phụ thuộc và tương tác lẫn nhau giữa hai loại chính sách này và chúng có mối quan hệ tác động tích cực đến việc nâng cao đời sống kinh tế người có công. Việc nâng cao đời sống của dân cư nói chung và đối tượng có công nói riêng và sự đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đời sống xã hội là mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế. Nói một cách khác phát triển kinh tế là cơ sở, là điều kiện vật chất để thực hiện tốt chính sách đối với người có công.

Trong những năm gần đây, nhờ những chính sách cởi mở, kinh tế-xã hội đạt được những thành tựu quan trọng nhưng đến nay

...Quảng Nam vẫn là một tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp (375 USD/năm) mới bằng 60% mức trung bình cả nước. Kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của mình. Công nghiệp, dịch vụ còn nhỏ bé, kinh tế biển chưa phát triển. Cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế; thu ngân sách trên địa bàn còn thấp, thu hút vốn dầu tư nhất là đầu tư nước ngoài chưa nhiều. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là miền núi, vùng cát còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khoẻ nhân dân còn hạn chế... [ 5, tr.11].

Để tiếp tục phát triển kinh tế xã hội trong những năm tới, Quảng Nam phải tận dụng cho được thời cơ và vận hội mới, nỗ lực phấn đấu cao để phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, toàn diện và vững chắc hơn, tạo được sự phát triển có tính đột phá, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá để đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước vào những năm tiếp theo, tiến bước đồng hành với sự phát triển toàn vùng và cả nước trong giai đoạn mới. Để đạt được mục tiêu đó, Quảng Nam cần chú trọng một số vấn đề chủ yếu sau:

Một là, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước đối với công tác ưu đãi xã hội đối với người có công, thực hiện phương châm Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện, đối với công tác thương binh liệt sỹ- người có công, trong nhiệm kỳ, trong phương hướng nhiệm vụ của mình các cấp đảng phải xây dựng nghị quyết, có chương trình lãnh đạo cụ thể, định hướng để chính quyền, mặt trận và các đoàn thể triển khai thực hiện. Nhà nước với vai trò chủ đạo của mình tăng cường công tác quản lý, để tăng cường công tác quản lý nhà nước phải nhanh chóng hoàn thiện và ban hành đầy đủ các quy định luật pháp liên quan đến người có công một cách đồng bộ. Chỉ khi đó mới thực hiện đầy đủ sự công bằng xã hội, tránh hiện tượng lạm dụng, bỏ sót đối tượng, thực hiện sai chính sách của nhà nước đối với người có công. Các cấp chính quyền, một mặt, thực hiện đầy đủ kịp thời các chính sách, chế độ chính sách ưu đãi của nhà nước, mặt khác, từ tình hình cụ thể của địa phương, nghiên cứu hoàn chỉnh các thiết chế, quy định của mình trên các lĩnh vực việc làm, cải thiện nhà ở, giáo dục đào tạo, thực hiện ưu đãi xã hội đối với người có công. Xây dựng và củng cố bộ máy tổ chức, cán bộ làm công tác chính sách người có công, vừa có tâm, vừa có tầm, trong hoạt động ưu đãi. Đảm bảo chính sách, đặc biệt là chính sách đối với đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách ở cơ sở như định biên, bảo hiểm xã hội, trợ cấp, thù lao để họ yên tâm công tác, nêu cao tinh thần trách nhiệm thực thi công vụ.

Hai là, nêu cao trách nhiệm cộng đồng trong tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công.

Thực hiện chính sách, nâng cao đời sống người có công, trước hết, là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước. Nhưng không chỉ là của Đảng và Nhà nước mà đó còn là trách nhiệm của cộng đồng xã hội. Cộng đồng dân cư với tư cách là người thừa hưởng thành quả của những thế hệ đã hy sinh, cống hiến để có thành quả hôm nay, phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chăm lo đến người có công, đó là truyền thống đạo lý, là công bằng xã hội. Để cộng đồng xã hội tham gia có hiệu quả vào các chương trình chăm sóc người có công, các cấp uỷ đảng, chính quyền phải làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của nhà nước về chính sách đối với người có công, mà cụ thể là Pháp lệnh ưu đãi người có công số 26/2005/PLUBTVQH11, ngày 26/5/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá 11, Nghị định số 54/2006/NĐ-CP, ngày 26/5/2006 của Chính phủ, giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư, tiếp tục duy trì và phát huy phong trào chăm sóc người có công cách mạng “Đền ơn đáp nghĩa”, huy động có hiệu quả sự đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và nhân dân; hình thành các quỹ hỗ trợ việc làm, quỹ hỗ trợ cải thiện nhà ở, hỗ trợ những trường hợp khó khăn, ốm đau bệnh tật, rũi ro trong cuộc sống. Bên cạnh việc nêu cao trách nhiệm cộng đồng trong việc hỗ trợ vật chất, tinh thần đối với người có công, động viên phát huy trách nhiệm của cộng đồng trong việc giám sát thực hiện chính sách chế độ đối với người có công, đảm bảo công bằng, đúng pháp luật.

Ba là, thực hiện chính sách ưu đãi người có công gắn với việc xây dựng, thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, văn hoá, an sinh xã hội.

Tăng trưởng kinh tế tạo ra sự chênh lệch mức sống trong dân cư, tăng trưởng kinh tế càng cao thì mức chênh lệch càng lớn, nhất là đối với người có công, những đối tượng yếu thế thì sự chênh lệch đó càng không tránh khỏi. Nước ta nói chung, tỉnh Quảng Nam nói riêng đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng tăng. Điều này cũng đã gây ra sức ép rất lớn cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế.

Mặt khác, trong lĩnh vực văn hoá, không phải lúc nào phát triển văn hoá cũng có tỷ lệ thuận với phát triển kinh tế. Hiện nay, tuy ở nước ta nói chung, tỉnh Quảng Nam nói riêng, kinh tế tuy đã có những bước phát triển nhất định nhưng văn hóa còn tồn tại nhiều vấn đề nổi cộm. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho những năm tới là phải làm cho tăng trưởng kinh tế luôn luôn gắn với phát triển văn hoá theo hướng tiến bộ.

Kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội, thường xuyên giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội; thu nhập của xã hội trong những năm tới sẽ đa dạng và phức tạp, giải quyết vấn đề công bằng xã hội sẽ khó khăn hơn trước. Có rất nhiều giải pháp để giải quyết công bằng xã hội nhưng giải pháp cơ bản nhất đối với Quảng Nam trong thời gian tới là:

+ Quy hoạch, xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp phải được xem là nhiệm vụ hàng đầu. Đẩy nhanh tốc độ triển khai hoạt động các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã cơ bản hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết, tập trung đẩy mạnh tốc độ phát triển khu kinh tế mở Chu Lai để thu hút mạnh mẽ các nguồn lực trong nước trở thành hạt nhân phát triển kinh tế của tỉnh và của cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, cũng là nơi đi đầu thử nghiệm thực hiện những cơ chế chính sách kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới;

+ Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Phát huy lợi thế có bờ biển dài và đẹp, có rừng nguyên sinh, phát triển du lịch dịch vụ. Đặc biệt quan tâm phát triển kinh tế xã hội vùng trung du, miền núi, đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu như: điện, đường, trường, trạm y tế.

+ Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, phát triển văn hoá giáo dục, xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững; nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nghề, chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng cao cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, quan tâm chăm sóc chu đáo đối với gia đình chính sách có công.

Mặt khác, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Nam cũng phải rà soát lại các chủ trương, các đề án, chương trình phát triển kinh tế văn hoá, xã hội của mình, một mặt, để điều chỉnh đảm bảo đúng pháp luật, mặt khác phải xuất phát từ điều kiện thực tế của địa phương có những chính sách mạnh mẽ, ưu đãi hơn nữa để nâng cao đời sống người có công, nhất là người có công ở vùng căn cứ cách mạng, vùng núi, người có công là người dân tộc thiểu số, những người có công đã lớn tuổi, thương binh, bệnh binh... trên các lĩnh vực cải thiện nhà ở, việc làm, chăm sóc y tế... đảm bảo cho người có công không những được đãi ngộ về vật chất, mà còn được hưởng thụ văn hoá, tinh thần, góp phần nâng cao đời sống người có công.

Nâng cao đời sống kinh tế người có công là một trong những nội dung cơ bản, là mục tiêu chủ yếu của việc thực hiện chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước, nhằm thể hiện sự ghi nhận công lao, sự hy sinh cống hiến của người có công đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước; thể hiện sự tri ân, đáp nghĩa của cộng đồng xã hội đối với họ. Đây không những là vấn đề trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn là vấn đề công bằng xã hội.

Người có công cách mạng là những người đã hy sinh tuổi thanh xuân, sức lực, một phần thân thể và cả tính mạng của họ vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ nền độc lập tự do của đất nước, để đất nước độc lập nở hoa thơm, kết trái ngọt, cho thế hệ hôm nay và mai sau. Ngày nay họ trở thành những người gặp khó khăn trên mọi lĩnh vực từ hoạt động đời sống vật chất đến hưởng thụ văn hoá tinh thần. Vì vậy, Đảng và Nhà nước, nhân dân và toàn xã hội phải có trách nhiệm tạo những điều kiện tốt nhất để người có công nâng cao đời sống, đó là thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Máu đào của các liệt sỹ đã chuẩn bị cho đát nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do”, “Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy...” [1, tr.18]. Thực hiện tốt các chính sách đối với người có công qua đó cải thiện đời sống vật chất và tinh thần đối với họ không chỉ đơn thuần là vấn đề mang ý nghĩa kinh tế mà còn là vấn đề chính trị sâu sắc ảnh hướng to lớn đến anh ninh chính trị của đất nước, góp phần giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng của các thế hệ cha anh đi trước đối với thế hệ hôm nay và mai sau, phát huy lòng tự hào dân tộc, tinh thần tự tôn dân tộc, ra sức rèn luyện trau dồi trí tuệ, tỏ rõ bản chất con người Việt Nam trong sự nghiệp xoá đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách tụt hậu xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh công bằng dân chủ, văn minh.

Tuy nhiên, đây không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế, muốn nâng cao đời sống người có công phải thực hiện tổng hợp nhiều giải pháp mang tính đồng bộ, kết hợp tăng trưởng kinh tế với nâng cao chất lượng hoạt động, hưởng thụ văn hóa và giải quyết tốt nhiều vấn đề xã hội và phải được xã hội hoá sâu rộng.

Đối với tỉnh Quảng Nam là một tỉnh có truyền thống cách mạng, đối tượng người có công nhiều nhất nước, là một tỉnh tuy bước đầu có những chuyển biến sau 10 năm trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, nhưng còn là một tỉnh nghèo, kinh tế kém phát triển. Để nâng cao đời sống người có công, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Nam, trước hết, phải tập trung phát triển kinh tế- xã hội, tạo điều kiện nâng cao mức sống nhân dân nói chung, người có công nói riêng, chỉ khi kinh tế phát triển thì mới có điều kiện chăm lo tốt hơn đời sống người có công. Cùng với thực hiện các chính sách ưu đãi của nhà nước, tỉnh

cần nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ để người có công có cơ hội tham gia sản xuất, có thu nhập, ổn định cuộc sống trong thời gian trước mắt và trong thời gian tới. Đó là thể hiện “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam ./.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Bộ Lao động- Thương binh & Xã hội (2002), 55 năm Sự nghiệp Hiếu nghĩa- Bác ái, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội.

2. Chính phủ (2005) Nghị định số 147/2005/NĐ-CP, ngày 30/11/2005, quy định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công cách mạng.

3. Chính phủ (2006), Nghị định số 54/2006/NĐ-CP, ngày 28/6/2006 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công.

4. Chính phủ (2006), Nghị định số 45/2006/NĐ-CP ngày 28/4/2006, ban hành điều lệ quản lý và sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.

5. Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (2005), Văn kiện Đại hội tỉnh Đảng bộ Quảng Nam lần thứ XIX.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (lưu hành nội bộ), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

11. V.I Lênin (1976), Toàn tập, Tập 33, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

12. C.Mác - Ph.Ăngghen (1961), Toàn tập, Tp 8, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 13. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 19, Nxb Sự thật, Hà Nội. 14. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 20, Nxb Sự thật, Hà Nội. 15. Hồ Chí Minh (1995) Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Hồ Chí Minh (1960), Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội

17. Nguyên Ngọc (chủ biên) (2004), Tìm hiểu con người Quảng Nam.

18. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Pháp lệnh Ưu đãi người có công cách mạng số 26/2005/PL- UBTVQH1,ngày 29/6/2005.

19. Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Quảng Nam (2006), Báo cáo kết quả điều tra hộ nghèo tỉnh Quảng Nam 2005-2006.

20. Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Quảng Nam (2006), Báo cáo tổng kết 10 năm vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa tỉnh Quảng Nam 1997-2006.

21. Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Quảng Nam (2006), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công cách mạng ở tỉnh Quảng Nam 1997-

Một phần của tài liệu LUẬN văn nâng cao đời sống kinh tế người có công ở tỉnh quảng nam (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)