0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đảm bảo sự bình đẳng giữa giảng viên đại học với cán bộ lãnh đạo quản

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TIỀN LƯƠNG CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 70 -76 )

lý trong chế độ bảo hiểm xã hội

Hiện nay, ở nước ta có nghịch lý trong chính sách tiền lương: những giảng viên khi

còn giảng dạy họ được hưởng lương và các khoản phụ cấp ưu đãi của xã hội. Nhưng họ không được đóng bảo hiểm xã hội theo tổng thu nhập, nên khi nghỉ hưu, thu nhập từ tiền lương hưu bị tụt xuống quá xa so với thu nhập khi còn giảng dạy, đời sống của họ gặp nhiều khó khăn lúc nghỉ hưu. Hơn nữa, việc không tính các phụ cấp ưu đãi cho cán bộ giảng dạy khi đóng bảo hiểm, lúc nghỉ hưu cũng không đảm bảo công bằng xã hội, gây ra tâm lý nặng nề cho cán bộ đến tuổi nghỉ hưu. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị chế độ bảo hiểm xã hội đội ngũ giảng viên được đóng từ lương và phụ cấp ưu đãi.

Kết luận

Tiền lương luôn là một vấn đề mới, rất nhạy cảm bao trùm toàn xã hội. Tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người làm công ăn lương, nhất là đối với cán bộ, công chức khu vực hành chính sự nghiệp của Nhà nước.

Trong hệ thống giáo dục thì giáo dục đào tạo bậc đại học là nơi cung cấp chủ yếu nguồn nhân lực tri thức cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chất lượng nguồn nhân lực tri thức lại phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ giảng viên đại học. Vì vậy, phải đảm bảo những điều kiện vật chất cần thiết để phát triển, nâng cao chất lượng dạy - học của cả thầy và trò. Một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng giảng dạy của các giảng viên, giúp cho các giảng viên yên tâm hoàn thành tốt ba nhiệm vụ: Giảng dạy, học tập bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học đó chính là chế độ tiền lương.

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, trong chế độ tiền lương hiện hành của đội ngũ giảng viên đại học cũng còn không ít bất cập: chưa đảm bảo để họ tái sản xuất sức lao động của mình, chưa tính đúng, tính đủ giá trị sức lao động cho đội ngũ này… Những bất hợp lý trong chính sách tiền lương của đội ngũ giảng viên đã dẫn đến thu nhập ngoài lương phát triển tràn lan, thậm trí còn cao hơn nhiều so với tiền lương, các giảng viên không còn thời gian để học tập bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giảng dạy đại học.

Với ý nghĩa để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giảng viên, để họ yên tâm công hiến cho sự nghiệp giáo dục, nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua chính sách tiền lương. Trong quá trình phân tích đề tài, luận văn đã phân tích các luận điểm cơ bản về lý luận tiền lương để làm rõ các bộ phận cấu thành giá trị sức lao động và phân tích các đặc điểm kinh tế xã hội ở nước ta, đặc điểm giá trị sức lao động của đội ngũ giảng viên để xác định tiền lương của đội ngũ giảng viên ở các trường đại học hiện nay.

Từ lý luận đó, phân tích thực trạng tiền lương của đội ngũ giảng viên đại học, chỉ rõ những thành công, những mặt hạn chế của chính sách tiền lương cho đội ngũ này; tác giả luận văn đã đề xuất một số khuyến nghị tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền lương để đội ngũ giảng viên đại học phải được trả lương tương ứng với sức lực và khả năng đóng góp

của họ, tạo điều kiện cho họ cống hiến và không bị giới hạn bởi khả năng thu nhập của mình, đưa sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo thực sự là “quốc sách hàng đầu”.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Lan Anh (chủ nhiệm đề tài) (2002), Nghiên cứu xây dựng chế độ và định mức lao động đối với công chức giảng dạy đại học và cao đẳng, Mã số B 98- 52- 81, Đề tài khoa học cấp Bộ.

2. Nguyễn Thị Lan Anh (chủ nhiệm đề tài) (2004), Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ, đổi mới ngạch lương của viên chức trong ngành Giáo dục- Đào tạo, Đề tài khoa học cấp Bộ.

3. Phạm Công Bảy(2002), Tìm hiểu Bộ luật Lao động Việt Nam (được sửa đổi bổ sung năm 2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (1993), Tìm hiểu chế độ tiền lương mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Bộ Lao động- Thương binh và xã hội, Tổ chức lao động quốc tế ILO (2000), Hội thảo quốc gia về tiền lương Việt Nam trong nền kinh tế chuyển đổi ngày 18-19 tháng 12.

6. Bộ Nội vụ (2004), Các văn bản quy định về chế độ tiền lương, Tập 1, Tập 3, Nxb Hà Nội.

7. Phạm Đức Chính (2004), “Thị trường lao động: vấn đề lý thuyết và tình trạng hình thành, phát triển ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (10) tr.35-49.

8. Phạn Hồng Chương(2002), “Một số ý kiến về cải cách chính sách tiền lương ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (11), tr.12-15. 9. Mai Ngọc Cường (2002), “Về cải cách tiền lương của cán bộ công chức ở Việt Nam

những năm tới”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (10), tr 6-8.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Phan Vĩnh Điển (2000), Vấn đề cải cách tiền lương trong khối hành chính, sự nghiệp và đối tượng hưởng trợ cấp xã hội ở Việt Nam hiện nay, Khoá luận tốt nghiệp lớp Cao cấp lý luận chính trị khối Dân vận trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

15. Đặng Quang Điều (2001), “Lương cán bộ, công chức - những bất hợp lý và mấy đề xuất”, Tạp chí Lao động và công đoàn, (10), tr.5 - 28.

16. Đặng Quang Điều (2003), “Dự thảo đề án cải cách chính sách tiền lương- những vấn đề chưa được đề cập”, Tạp chí Lao động và công đoàn, (11), tr.6-7, 38.

17. Lê Xuân Đình (1998), “Về chính sách tiền lương”, Tạp chí Cộng sản, (4), tr.53-56. 18. Nguyễn Kim Đĩnh (2006), “Tiền lương thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế”, Tạp chí

Xây dựng Đảng, (3), tr.49-50.

19. Nguyễn ái Đoàn(2000), “Lao động- tiền lương và sự phát triển kinh tế”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (2), tr.30-34.

20. Tống Văn Đường (chủ nhiệm đề tài) (1998), Thiết kế hệ thống thang bảng lương của ngành Giáo dục và Đào tạo, Đề tài khoa học cấp Bộ.

21. Tống Văn Đường (2001), “Những nội dung cơ bản của cải cách chính sách tiền lương ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (5), tr.6-8.

22. Phạm Minh Hạc - Trần Kiều - Đặng Bá Lâm - Nghiêm Đình Vỳ (chủ biên) (2002),

Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Hoàng Ngọc Hoà (1999), “ Đổi mới chính sách tiền lương, động lực thúc đẩy nền kinh tế nước ta”, Tạp chí Cộng sản, (8), tr.28, 37-39.

24. Lê Thanh Huy (2004), “Tiền lương và vấn đề cải cách chính sách tiền lương nhà nước”, Tạp chí Tài chính, (2), tr.11-12.

25. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh(1999), Giáo trình Kinh tế học chính trị Mác- Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Trần Thu Hương(2004), “Tiền lương tối thiểu- thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Lao động và xã hội, (247), tr.29-31.

27. Trần Thu Hương(2005), “Hệ thống chính sách tiền lương hiện nay ở Việt Nam: đôi

điều cần suy nghĩ”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (324), tr.26-31.

28. Chu Xuân Khánh(2004), “Về đổi mới tiền lương cán bộ, công chức”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (6), tr.28-31.

29. V.I Lênin(1978), Toàn tập, Tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 30. Lịch sử tư tưởng kinh tế (1995), Tập III, Nxb Khoa học.

31. C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội.

32. Đỗ Thị Xuân Phương (2000), Phát triển thị trường sức lao động giải quyết việc làm- Qua thực tế Hà Nội, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Hồ Xuân Phương (2001), “Một số vấn đề có tính phương pháp luận và nguyên tắc định hướng cải cách tiền lương ở nước ta", Tạp chí Lao động và xã hội, (11), tr.5-7,30.

34. Nguyễn Quảng (2002), Hỏi và giải đáp về tiền lương và phụ cấp lương đối với công chức, viên chức ngành Giáo dục- Đào tạo, Nxb Lao động- xã hội.

35. Bùi Tiến Quý, Vũ Quang Thọ (1997), Chi phí tiền lương của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Ađam Smith (1997), Của cải của các dân tộc, Nxb Giáo dục.

37. Phạm Chí Thành- Mai Văn Giang (2004), “Bàn về cải cách tiền lương trong các đơn vị hành chính sự nghiệp”, Tạp chí Hoạt động khoa học, (2), tr. 52-54.

38. Phạm Đức Thành- Vũ Quang Thọ (2004), “Quan điểm, phương hướng của thang lương, bảng lương và phụ cấp lương”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (86), tr. 52- 54.

39. Thanh Thảo (2005), “Lương đi giá chạy”, Báo Lao động Thủ đô, (31), ngày 22 tháng 9 năm 2005.

40. Trần Văn Thiện (2004), “ Vài ý kiến về vấn đề cải cách tiền lương ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (2),tr.28-29.

41. Phạm Quý Thọ (2003), “Cải cách tiền lương theo hướng thị trường”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (7), tr.12-13, 17.

42. Đỗ Thế Tùng (2003), “Vận dụng lý luận của C.Mác về tiền công vào cải cách tiền

lương ở nước ta”, Tạp chí Lý luận chính trị, (6), tr.3-6.

43. Hoàng Tuỵ (2004), “Giải pháp tiền lương để cứu giáo dục”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, (1), tr.43-44.

44. Nguyễn Đức Vinh(2004), “Những bức xúc xung quanh việc điều chỉnh tiền lương”,

Tạp chí Tài chính, (10), tr. 28-30.

45. Bùi Thị Xuyến (2002), Vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác vào thực tiễn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

46. Việt Nam Net (2006), Chi tiêu cho giáo dục- những con số giật mình, Trang thông tin giáo dục.

47. Edu.net (2005), Nhà giáo đại học và những vấn đề có liên quan.

48. Edu.net (2006), Tự chủ tài chính trong các trường đại học, cao đẳng. Khó khăn trong xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TIỀN LƯƠNG CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 70 -76 )

×