Những thành công và hạn chế trong chính sách tiềnlương đối với đội ngũ giảng viên Đại học ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN văn tiền lương của đội ngũ giảng viên đại học ở nước ta hiện nay (Trang 51 - 61)

giảng viên Đại học ở nước ta hiện nay

- Những thành công trong chính sách tiền lương đối với đội ngũ giảng viên đại học ở nước ta

Từ khi thực hiện Nghị định 25/CP ngày 23/05/1993 của Chính phủ quy định tạm thời về chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang cùng các thông tư của Bộ lao động- Thương binh và Xã hội, chỉ thị của Chính phủ… như đã trình bày ở trên đối với tiền lương của giáo viên nói chung và đội ngũ giảng viên đại học nói riêng, có thể khẳng định Đảng và Chính phủ đặc biệt quan tâm tới đời sống của đội ngũ nhà giáo, ban hành nhiều chính sách tạo thuận lợi cho các nhà giáo.

Thứ nhất, chế độ tiền lương mới đã có những thay đổi cơ bản nhằm thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ của người giảng viên, đã tiền tệ hoá một phần tiền lương, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đưa ra quan điểm, chủ trương mới về tiền lương: “Cải cách chính sách tiền lương theo nguyên tắc: tiền lương phải dựa trên số lượng và chất lượng lao động, bảo đảm tái sản xuất sức lao động; tiền tệ hoá tiền lương, xoá bỏ chế độ bao cấp ngoài lương dưới hình thức hiện vật; thực hiện mối tương quan hợp lý về tiền lương và thu nhập của các bộ phận lao động xã hội” [11, tr.113-114]. Quan điểm này đã và đang được thể chế hoá dần trong chính sách tiền lương.

Thứ hai, trong chính sách tiền lương cho các giảng viên đại học, Nhà nước cũng đã rất quan tâm tới điều kiện lao động, đặc điểm lao động của đội ngũ giảng viên đại học. Sự phân biệt này làm cho tiền lương bình quân của đội ngũ giảng viên so với người lao động ở các nghành nghề khác là cao hơn.

Thứ ba, để khắc phục dần tình trạng tiền lương không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tối thiểu thực tế của người lao động (trong đó có đội ngũ giảng viên đại học), do sự leo thang giá cả hàng hoá và dịch vụ trên thị trường, từ năm 1993 đến nay Chính phủ đã liên tiếp tiến hành điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu. Cụ thể, ngày 1- 4 - 1993 theo quy định của Nghị định 25/CP thì mức lương tối thiểu là 120.000 đồng/ tháng/ người; ngày 21-1 -1997Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/CP bù trượt giá 20% bằng cách tăng lương tối thiểu lên 144.000đồng/ tháng/ người; ngày 15 -12- 1999 Chính phủ ban hành tiếp Nghị định số 175/1999/NĐ-CP điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng lên 25%(tức 180.000 đồng/tháng/người); ngày 15 -12 -2000 mức lương tối thiểu lại được điều chỉnh lên 210.000 đồng/ tháng/ người theo quy định của Nghị định 77/2000/NĐ-CP (tức tăng 16,7% so với năm 1999); Nghị định số 03/2003/NĐ-CP ngày 15 -1-2003, mức lương tối thiểu được tăng lên là 290.000 đồng/ tháng/ người. Năm 2004 vẫn giữ nguyên mức lương tối thiểu 290.000 đồng/ thángvà bắt đầu từ tháng 10- 2004 thực hiện mức lương tối thiểu - trung bình- tối đa theo hệ số: 1- 2,34-13. Với những điều chỉnh từ Nghị định 118/CP, từ ngày 1-10-2005 mức lương tối thiểu cũng đã tăng từ 290.000 đồng/ tháng lên 350.000 đồng/ tháng, tương đương 20,7%. Với việc tăng mức lương tối thiểu như hiện nay và việc mở rộng khoảng cách tiền lương tối thiểu - trung bình - tối đa thì chỉ có nhân viên phục vụ, người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện làm việc bình thường, mức lương được giữ nguyên bằng 1.0 (bằng mức lương tối thiểu là 350.000 đồng/ tháng). Còn các mức lương mới với những giảng viên tốt nghiệp đại học đã hết tập sự đến các giảng viên cao cấp đều đã tăng lên. Cụ thể, với các giảng viên tốt nghiệp đại học đã hết tập sự sẽ có hệ số chênh lệch là 1,34 so với lao động giản đơn…[6].

Thứ tư, chính sách tiền lương ban hành trong những năm gần đây có tác dụng khuyến khích đội ngũ giảng viên, phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; bởi vì theo quy định cán bộ, công chức có trình độ cao và thực sự là chuyênviên (giảng viên) đầu ngành trong các lĩnh vực được xem xét xếp lương vào bảng lương chuyên viên cao cấp(giảng viên cao

cấp). Bên cạnh đó, công chức, viên chức chuyên môn giỏi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cũng được nâng bậc lương sớm trước thời hạn…điều này thực sự đã có tác dụng rất lớn để khuyến khích và thu hút những người có tài đem sức mình cống hiến cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nói riêng và các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung.

Thứ năm, nhờ có chính sách tiền lương và chế độ phụ cấp mà thu nhập của giảng viên đã tăng lên so với mặt bằng của khối HCSN vào khoảng 1,5 lần. Tiền lương và phụ cấp đã có tác dụng tích cực để ổn định đời sống của đội ngũ giảng viên, đời sống của các giảng viên đại học đã có những cải thiện đáng kể. Điều này được thể hiện rõ trong những năm gần đây không còn tình trạng giảng viên phải bỏ nghề dạy học; số lượng học sinh đăng ký thi và học ở các trường Đại học Sư Phạm trong những năm gần đây tăng nhanh.

- Những hạn chế trong chính sách tiền lương đối với đội ngũ giảng viên đại học ở nước ta hiện nay

Qua nhiều lần cải cách, sửa đổi và bổ sung, tiền lương của đội ngũ giảng viên đại học đã từng bước thay đổi, làm cho đời sống của đội ngũ giảng viên có sự chuyển biến rõ nét và đã có những đóng góp nhất định trong việc phát triển nguồn nhân lực cũng như quá trình tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua. Tuy nhiên, trước tình hình thực tế của đất nước thay đổi rất nhanh chóng, chính sách tiền lương của đội ngũ giảng viên đại học hiện nay vẫn còn không ít vấn đề đặt ra.

Thứ nhất, lương chưa đảm bảo tái sản xuất sức lao động của đội ngũ giảng viên đại học.

Tiền lương chưa đảm bảo tái sản xuất sứuc lao động ở nước ta là do xác định tiền lương tối thiểu chung quá thấp và lương khởi điểm của đội ngũ giảng viên là 2,34 lần tiền lương tối thiểu chung, chưa phản ánh được tính chất phức tạp lao động của giảng viên so với lao động giản đơn.

Đối với các nước, phần có trọng số lớn nhất trong thu nhập là tiền lương. Lương của người lao động không chỉ là thu nhập biểu hiện bằng tiền để đảm bảo tái sản xuất sức lao động mà còn thể hiện số lượng và chất lượng lao động. Nếu lương quá thấp so với mức cần thiết để tái sản xuất sức lao động trong điều kiện trung bình của một nước ở một thời điểm nhất định sẽ làm cho những người làm công ăn lương hoặc là yên phận sống lay lắt với số tiền lương ít ỏi đó để rồi sức lao động của mình bị suy giảm, hoặc là tìm mọi cách để tạo

thu nhập thêm để đảm bảo tái sản xuất sức lao động của chính họ. Do vậy, việc nghiên cứu xây dựng tiền lương tối thiểu là một trong những nội dung quan trọng nhất.

Tiền lương khởi điểm là biểu hiện cụ thể sự chăm lo của xã hội, của Nhà nước đối với cán bộ công chức, nó quan hệ trực tiếp và có ý nghĩa quyết định đối với việc bồi dưỡng thể lực, trí lực và kích thích tính tích cực, tự giác của cán bộ, công chức, viên chức - lực lượng nòng cốt trong nhân tố cơ bản quan trọng hàng đầu của lực lượng sản xuất. Do đó, một mặt tiền lương khởi điểm không thể thoát ly thực trạng phát triển của sản xuất, vượt quá khả năng chịu đựng của nền kinh tế. Mặt khác, tiền lương khởi điểm phải đảm bảo cho công chức viên chức yên tâm làm việc dài lâu ở lĩnh vực đó.

Hiện nay, mức lương tối thiểu chung của tất cả các khu vực lao động khác nhau là 350.000 đồng/ tháng(từ 1-10-2005), theo chúng tôi chỉ bằng khoảng 50% giá trị sức lao động giản đơn, là không đủ sống đối với bản thân người lao động dù làm công việc giản đơn nhất. Nếu chia cho số người phải nuôi (bình quân một người phải nuôi khoảng 1,8 người kể cả bản thân) thì bình quân một nhân khẩu thấp hơn 200.000 đồng, còn thấp hơn cả chuẩn nghèo ở nông thôn và càng thấp hơn cả chuẩn nghèo ở thành thị nước ta.

Tại thời điểm ban hành chế độ tiền lương mới, tháng 10/1993 nhu cầu tối thiểu phải là 202.470 đồng / tháng, nhưng mức tối thiểu ban hành chỉ là 120.000 đồng/ tháng, bằng 59,3% nhu cầu tối thiểu [9, tr.6-8]. Từ 1-10- 2005, mức lương tối thiểu cũng đã tăng từ 290.000 đồng/ tháng lên 350.000 đồng/ tháng, tăng 20,7%. Như vậy, mức lương tối thiểu sẽ tăng 60.000 đồng/ tháng, mức lương trung bình sẽ tăng 140.000 đồng/ tháng. Tuy nhiên so sánh mức điều chỉnh này với tốc độ tăng giá thực tế có thể nói nôm na là “ không thấm vào đâu”. Theo con số thống kê chính thức, trong những tháng đầu năm 2005, bình quân tốc độ tăng giá vẫn giữ liên tục ở mức 0,75% / tháng, tương đương 6% trong 8 tháng qua, Trong khi đó đề án cải cách tiền lương đến năm 2007 dự kiến mức tăng giá là 4%, tiền lương thực tế năm 2007 tính ở mức lương tối thiểu sẽ tăng thêm 55% so với năm 2002 [39]. Với chỉ số giá tăng gần gấp đôi như hiện nay, có thể dễ dàng nhận thấy mức lương thực tế của cán bộ, viên chức nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng đã bị giảm sút nhiều. Nguyên nhân chính là do ngân sách quá hạn hẹp, nên điều chỉnh lương theo chỉ số trượt giá thị trường đến nay vẫn chưa thực hiện được bao nhiêu. Trong khi đó Điều 56 Luật lao động đã ghi rõ: “ Khi chỉ số giá sinh họat tăng lên làm cho tiền lương thực tế của người

lao động giảm sút, thì Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu để đảm bảo tiền lương thực tế” [16, tr.7].

Chế độ tiền lương như vậy đã không thực sự thu hút được đội ngũ giảng viên giỏi chuyên tâm với nghề giảng dạy của mình, làm rò rỉ chất xám, ngày càng bất lợi cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy ở bậc đại học. Nhà nước đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho giáo dục, đào tạo để rồi những người tài năng được các công ty tư nhân và đầu tư nước ngoài tuyển dụng với mức lương hấp dẫn. Một thực tế, hiện nay, nhiều trường để tăng thêm thu nhập cho đội ngũ giảng viên, các trường đều tuyển sinh các hệ tại chức, ngắn hạn, bằng đại học thứ hai với số lượng lớn. Việc giảng dạy ở các lớp này có thù lao cao nên tập trung hầu hết các giảng viên có trình độ chuyên môn giỏi (giảng viên chính, giảng viên cao cấp), trong khi đó các năm đầu của hệ chính quy chủ yếu do các giảng viên mới vào nghề đảm nhiệm, điều này làm cho chất lượng học tập của sinh viên bị ảnh hưởng ngay từ khi vừa vào trường đại học. Các giảng viên có trình độ chuyên môn cao khi giảng đủ số giờ chuẩn theo quy định, họ không nhận giảng ở những lớp hệ chính quy mà chỉ nhận giảng ở những lớp tại chức, bằng đại học thứ hai hoặc đi dạy thuê cho các trường khác để có thu nhập cao hơn. Và cũng có không ít giảng viên tận dụng thời gian quy định cho nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, học tập bồi dưỡng vào việc giảng dạy nhằm mục đích tăng thu nhập…Tất cả những điều trên đây có nguyên nhân sâu xa là tiền lương chưa đảm bảo tái sản xuất sức lao động của đội ngũ giảng viên. Nguyên nhân trực tiếp là không ít giảng viên chỉ quan tâm tới số lượng giờ giảng, chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng giảng dạy; thêm vào đó là buông lỏng quản lý chất lượng đào tạo. Đó là những nguyên nhân đã làm cho chất lượng giáo dục đại học ở nước ta hiện nay còn thấp, sinh viên của các trường đại học nước ta khi ra trường hầu như không đáp ứng được với yêu cầu của nơi tuyển dụng, chất lượng thấp.

Thứ hai, Bộ Giáo dục và Đào tạo là do bốn Bộ và cơ quan ngang Bộ nhập lại, gồm Bộ Giáo duc, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng cục dạy nghề và Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em trung ương. Khi chuyển xếp lương từ nghị định235-HĐBT sang Nghị định 25/CP bị dồn ép vào 7 ngạch lương mà chỉ có một ngạch cao cấp là giảng viên cao cấp (giáo sư) ngang hàng với ngạch cao cấp của các ngành khác, còn ngạch giảng viên chính và giảng viên đều thấp hơn các ngạch lương của các ngành khác…

Điều này gây ra rất nhiều bất hợp lý và không thoả đáng, không tương xứng với trình độ đào tạo, tính chất công việc và tương xứng với các ngành khác.

Thứ ba, Về hệ thống thang bảng lương.

+ Hệ số lương trong bảng lương của ngành Giáo dục- Đào tạo còn chưa hợp lý. Hệ

số tiền lương hiện nay chủ yếu chỉ dựa trên hình thức phân phối theo công việc. Việc gắn tiền lương với thâm niên công tác, tăng lương theo kiểu “đến hẹn lại lên”đã làm cho tiền lương không trở thành động lực khuyến khích đội ngũ cán bộ giảng viên nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc, gây nên sự bất bình đẳng giữa người làm nhiều với người làm ít. Tác dụng khuyến khích vật chất, vai trò đòn bẩy của tiền lương bị hạn chế.

+ Bảng lương của giảng viên đại học chênh nhau giữa các bậc còn quá ít, ít có ý nghĩa khi nâng bậc. Chẳng hạn, ở ngạch giảng viên, chênh lệch giữa một bậc lương hiện nay là 0, 33(tương đương 115.000 đồng/ tháng). Một giảng viên cần mẫn cố gắng nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ trong 3 năm liên tục, sau khi được tăng lương thì mỗi năm thu nhập cũng chỉ tăng thêm 1.380.000 đồng. Trong khi đó giá cả tư liệu sinh hoạt liên tục tăng vọt, điều này đã làm giảm bớt động lực phấn đấu của đội ngũ giáo viên nói chung. Để tạo được sự thi đua phấn đấu, khoảng cách giữa mỗi bậc lương cần phải được tăng lên.

+ Bảng lương của đội ngũ giảng viên đại học chưa thể hiện rõ sự đãi ngộ theo trình độ đào tạo, còn ảnh hưởng của chủ nghĩa bình quân. Điều này thể hiện ở chỗ:

Người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ, cử nhân nếu được bố trí giảng dạy ở Đại học sau thời gian tập sự đều được xếp mức lương khởi điểm là 2,34 mà không có sự phân biệt nào. Trong khi đó bằng cấp vốn xưa nay vẫn là cơ sở khoa học rõ ràng nhất để đánh giá chất lượng lao động.

Hiện nay cán bộ giảng dạy đại học có ba ngạch lương: giảng viên cao cấp; giảng viên chính và phó giáo sư; giảng viên. Việc bố trí ba ngạch lương như thế này là chưa hợp lý. Cụ thể là:

Phó giáo sư xếp chung ngạch lương với giảng viên chính là đánh giá không đúng chất lượng lao động của cả hai đối tượng. Chức danh phó giáo sư phải có nhiều công trình nghiên cứu, qua xét duyệt nghiêm ngặt mới được. Còn giảng viên chính chỉ cần đủ tiêu chuẩn, vượt qua một kỳ thi thủ tục là đạt được, thậm trí có những người không đủ tiêu chuẩn nhưng là đối tượng “quá độ” nên cũng được hưởng.

Sự không phân biệt theo trình độ đào tạo trong trả lương thực tế đã không khuyến khích giáo viên phấn đấu nâng cao trình độ lành nghề. Trong khi đó ngành Giáo dục - Đào tạo rất cần có sự khuyến khích như vậy để nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo ra những sinh viên có phẩm chất đạo đức, có kiến thứcvà trình độ nghề nghiệp cao đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thiết kế thang bảng lương theo ngạch bậc nhưng việc tổ chức thi nâng ngạch không được thực hiện một cách đồng bộ và kịp thời. Điều này dẫn đến tình trạng số người hưởng lương ở bậc cuối cùng ngày càng tăng, “đội trần” trong nhiều năm mà vẫn không được

Một phần của tài liệu LUẬN văn tiền lương của đội ngũ giảng viên đại học ở nước ta hiện nay (Trang 51 - 61)