Hoàn thiện lương khởi điểm thang, bảng lương cho đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu LUẬN văn tiền lương của đội ngũ giảng viên đại học ở nước ta hiện nay (Trang 66 - 70)

đại học và chế độ phụ cấp

Lương khởi điểm, hệ thống thang, bảng lương và chế độ phụ cấp có vai trò rất quan trọng đối với công tác và đời sống của đội ngũ giảng viên đại học. Nó chính là một động lực chủ yếu, đòn bẩy mạnh mẽ trong điều kiện hiện nay để nâng cao đời sống của các giảng viên và khuyến khích mọi người giảng dạy với chất lượng cao, phát huy sáng kiến, khuyến khích họ tích cực học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt của các giảng viên. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự trở thành động lực chủ yếu, là đòn bẩy mạnh mẽ khi lương khởi điểm, hệ thống thang, bảng lương và phụ cấp lương được xây dựng đúng đắn, hợp lý, giải quyết thoả đáng giữa các mối quan hệ. Nếu ngược lại, vai trò của lương khởi điểm, thang lương, bảng lương và phụ cấp sẽ rất mờ nhạt, khiến cho đội ngũ giảng viên có tâm lý “ chân ngoài dài hơn chân trong”, dựa dẫm vào lương của cơ quan để làm những việc khác, khiến cho thu nhập ngoài lương cao hơn thu nhập trong lương, gây ra hiện tượng tiêu cực trong các trường đại học.

Theo chúng tôi, nội dung cải tiến lương khởi điểm, hệ thống thang, bảng lương cho các giảng viên đại học trong thời gian tới như sau:

Một là, lương khởi điểm của giảng viên đại học.

Theo Nghị định của Chính phủ số 204/2004/ NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức thì hệ số lương khởi điểm của các giảng viên đại học là 2,34, đây là hệ số lương được áp dụng chung cho cán bộ, công chức, viên chức. Chúng tôi cho rằng, hệ số lương khởi điểm như vậy là còn thấp đối với các giảng viên đại học. Theo chúng tôi, Nhà nước nên tăng hệ số lương khởi điểm của các giảng viên đại học từ 2,34 lên 3,34 vì đây chính là tiền lương trả cho sự thành đạt của công việc mà một giảng viên đại học có được. Không phải tất cả những sinh viên khi đã học đại học đều có thể ở lại làm giảng viên và cũng không phải tất cả các sinh viên có bằng tốt nghiệp loại ưu là được giữ lại giảng dạy ở bậc đại học, chỉ có những sinh viên vừa tốt nghiệp loại giỏi lại có chuyên

môn, nghiệp vụ, có phương pháp sư phạm tốt trong giảng dạy mới được giữ lại trường làm giảng viên mà thôi. Do đó, mức lương khởi điểm 3,34 cũng chính là phần thưởng giành cho các sinh viên học giỏi ở lại các trường đại học làm công tác giảng dạy. Với hệ số lương khởi điểm là 3,34 giúp cho các giảng viên mới ra trường yên tâm phần nào với đời sống của mình và hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học…

Hai là, ngành Giáo dục - Đào tạo cần có đầy đủ các ngạch lương cho các giảng viên đại học. Hiện nay, ngạch lương của các giảng viên đại học bao gồm có 3 ngạch:

- Giảng viên cao cấp, mã số 15.109.

- Giảng viên chính và phó giáo sư, mã số 15.110. - Giảng viên, mã số15.111.

Việc phân chia như vậy đã đánh giá không đúng chất lượng lao động, sự cống hiến của phó giáo sư và giảng viên chính như trên đã phân tích. Vì vậy, đối với cán bộ giảng dạy đại học, Bộ Giáo dục cần phân chia thành 4 ngạch lương: Giáo sư, Phó giáo sư, Giảng viên chính và giảng viên để tính đúng, tính đủ mức độ đóng góp, công trạng của đội ngũ giảng viên đại học.

Ba là, cách thiết kế các bậc lương và khoảng cách giữa các bậc.

Đối với ngạch thấp của cán bộ giảng dạy đại học nên nghiên cứu số bậc và thời hạn nâng bậc thích hợp, khắc phục tình trạng hết bậc khi còn độ tuổi lao động và đối với ngạch lương cao nên rút ngắn số bậc để hạn chế bậc lương treo.

Xác định số bậc trong một thang lương: Tuổi công chức bắt đầu có thể được hưởng lương bậc 1 trung bình từ 21-24. Tuổi nghỉ hưu của nam giới là 60, nữ là 55 (chưa kể GS, PGS được cộng thêm 5 năm). Thời gian công tác của công chức trung bình từ 34-36 năm. Việc xác định số bậc lương làm sao để mỗi giảng viên làm việc bình thường thì khi đến 60 tuổi đạt được bậc lương cuối cùng. Nếu làm việc xuất sắc, được nâng bậc lương sớm thì có thể đạt đến bậc lương cuối cùng sớm hơn. Mọi giảng viên có thể yên tâm với ngạch lương của mình khi họ không muốn hoặc không có đủ điều kiện để phấn đấu lên ngạch trên, từ đó giảm sức ép nâng ngạch.

Ba là, xếp lương cao hơn một bậc trở lên cho những giảng viên đạt trên chuẩn trình độ quy định của Luật giáo dục.

Theo chế độ tiền lương hiện nay giảng viên có trình độ khác nhau đều xếp chung vào một ngạch lương. Thực tiễn hiện nay có khoảng 15% - 20% giảng viên đạt trên đào tạo, nhiều trường đại học cán bộ giảng dạy có trình độ thạc sĩ trở lên là hơn 50%, nhiều trường hiện nay chỉ tuyển cán bộ giảng dạy mới đối với những người đã có bằng thạc sĩ, vậy mà khi xếp lương cũng chỉ xếp cùng bậc với người có trình độ chuẩn: tốt nghiệp đại học. Điều này là không hợp lý, không tính đúng giá trị sức lao động theo chất lượng lao động, trình độ lao động, nên đã không khuyến khích giảng viên học tập nâng cao trình độ. Do vậy, đề nghị những giảng viên có trình độ trên chuẩn được xếp cao hơn một bậc lương trở lên so với người đạt chuẩn. Chẳng hạn, cách xếp ở ngạch lương đại học như sau:

Nếu giảng viên vừa ra trường đạt trình độ đại học phù hợp với chuyên ngành giảng dạy thì được hưởng mức lương: 85% x bậc 1.

Nếu giảng viên đạt trình độ thạc sĩ khi giảng dạy sẽ được hưởng: 85% x bậc 2. Nếu giảng viên là tiến sĩ thì khi giảng dạy sẽ được hưởng mức lương: 85% x bậc 3. Thực hiện được như phương án này thì vừa thể hiện được tính chất công việc, phân phối theo lao động, đồng thời vừa thể hiện được cả trình độ đào tạo, khuyến khích các giảng viên phấn đấu học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Nếu các giảng viên được đào tạo và được cấp bằng có học vị cao hơn, theo đúng chuyên ngành, chuyên môn đang đảm nhiệm sẽ được nâng lên 1 bậc lương so với lương hiện hưởng để bù lại điểm xuất phát thấp hơn.

Bốn là, chế độ phụ cấp.

Về nguyên tắc những yếu tố nào chưa được tính trong các mức lương thuộc thang

bảng lương, nhưng lại rất cần để động viên giáo viên yên tâm, tận tụy với sự nghiệp giáo dục thì được đưa vào các chế độ phụ cấp. Trong điều kiện như vậy, đối với các giảng viên đại học, chúng ta thấy cần thực hiện các loại phụ cấp sau:

- Chế độ phụ cấp thâm niên giáo dục.

Loại phụ cấp này trước đây đã từng được áp dụng trong giáo dục, gần đây loại phụ cấp này không còn nữa. Tuy nhiên, do tính chất rất đặc thù của lao động sư phạm là chất lượng công tác phụ thuộc nhiều vào khả năng chuyên môn, kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy mà những khả năng này lại tăng lên cùng với thâm niên giảng dạy. Vì vậy, để

khuyến khích đội ngũ giảng viên gắn bó lâu dài với nghề thì rất cần áp dụng chế độ phụ cấp này. Về đối tượng và mức độ phụ cấp đề nghị thực hiện như sau:

+ Đối tượng: Giảng viên đang giảng dạy và cán bộ quản lý giáo dục nguyên là giáo viên.

+ Mức phụ cấp: Từ 5% đến 25% của lương cơ bản cộng phụ cấp chức vụ nếu có. + Cách tính: Giáo viên có thâm niên giảng dạy đủ 5 năm hưởng 5%, sau đó cứ mỗi năm tăng lên 1% và tối đa không quá 25%.Phụ cấp thâm niên này được tính để đóng bảo hiểm xã hội [1, tr.52].

- Phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo trực tiếp giảng dạy.

Ngày 17 tháng 11 năm 1997, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 973/1997/QĐ - TTg về chế độ ưu đãi đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong các trường công lập của Nhà nước.

Trong quyết định nói trên của Thủ tướng Chính phủ, giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại các trường công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, học viện thuộc cơ qua nhà nước, đoàn thể đủ tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ để chuyển xếp vào ngạch lương mới thuộc bảng lương giáo dục và đào tạo ban hành kèm theo Nghị định số 25/ CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ đều được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi ban hành kèm theo Quyết định này.

Phụ cấp này đang được thực hiện và chúng tôi thấy nên được duy trì vì nó không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho giáo viên, thu hút được những sinh viên giỏi ở lại giảng dạy mà còn thể hiện sự quan tâm của Đảng, Chính phủ với ngành Giáo dục - đào tạo, coi Giáo dục - Đào tạo là “quốc sách hàng đầu”.

Về đối tượng được hưởng, chỉ áp dụng đối với người trực tiếp giảng dạy. Đó là vì hoạt động giáo dục mới là hoạt động đặc thù cần được khuyến khích trực tiếp trong nội bộ ngành để người dạy giỏi yên tâm và tâm huyết với công việc giảng dạy là loại lao động chính trong ngành.Tuy nhiên, trong trường hợp giáo viên được cử đi học nâng chuẩn theo yêu cầu và chỉ tiêu kế hoạch, được cấp quản lý có thẩm quyền cho phép thì nên để đối tượng này được hưởng phụ cấp ưu đãi để động viên, khuyến khích và giảm bớt khó khăn cho người đi học. Chính sách này sẽ là động lực cho người đi học để nâng cao chất lượng đội ngũ, thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục từ nay đến năm 2010 đã được Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt và Chỉ thị 40 - CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Ngoài ra, để đảm bảo đời sống cho đội ngũ giảng viên, giúp họ yên tâm với nghề cần chú ý chế độ phụ cấp cho những nơi làm việc với điều kiện khó khăn, phụ cấp đắt đỏ…

Một phần của tài liệu LUẬN văn tiền lương của đội ngũ giảng viên đại học ở nước ta hiện nay (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)